Tạp chí Giáo dục thông báo tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động đợt 3 năm 2024 với các thông tin cụ thể như sau:
1. Vị trí việc làm và chỉ tiêu tiếp nhận:
STT |
Vị trí việc làm |
Chỉ tiêu |
1 |
Phóng viên báo chí |
02 |
2 |
Kế toán viên |
01 |
3 |
Kĩ thuật viên |
01 |
2. Điều kiện và hồ sơ dự xét tuyển
2.1. Điều kiện dự xét tuyển
Những người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự xét tuyển viên chức Tạp chí Giáo dục:
a) Là công dân Việt Nam; đối với thí sinh là Biên tập viên, Phóng viên, Kế toán viên, phải có kinh nghiệm làm việc và phải cam kết công tác tại Tạp chí ít nhất 05 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.
b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi trở lên.
c) Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
d) Đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo đúng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
e) Có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.
2.2. Hồ sơ dự xét tuyển
Mỗi thí sinh đăng ký dự tuyển phải trực tiếp nộp 02 (hai) bộ hồ sơ, gồm các thành phần sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu (tải file tại đây).
b) Bản phôtô các bằng tốt nghiệp, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.
c) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao).
Các giấy tờ minh chứng như sau:
– Đối với đối tượng ưu tiên là người dân tộc thiểu số: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Đối với đối tượng là con thương binh, bệnh binh; con của người hưởng chính sách như thương binh: Thẻ thương binh hoặc bệnh binh, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Đối với đối tượng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về được hưởng chính sách chất độc hóa học; giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Đối với đối tượng là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị: Quyết định phục viên, quyết định chuyển ngành, các giấy tờ minh chứng liên quan.
– Đối tượng là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Giấy phục viên, hoàn thành nghĩa vụ; giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong hoặc giấy tờ minh chứng khác có liên quan.
d) Các văn bằng, chứng nhận thành tích đạt được (đối với thí sinh thuộc đối tượng tuyển thu hút theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ).
đ) Bản sao giấy khai sinh.
e) Bản phôtô sổ hộ khẩu thường trú. Trường hợp không có hộ khẩu thường trú có thẻ căn cước công dân thì phải có Giấy xác nhận thông tin về cư trú (trong đó nội dung xác nhận công dân có hộ khẩu địa phương từ thời gian nào).
g) Văn bản chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ việc đối với người dự tuyển là cán bộ, công chức, viên chức.
Lưu ý:
a) Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển ở 01 vị trí việc làm.
b) Không nhận Phiếu đăng ký dự tuyển đối với những người chưa có bằng tốt nghiệp chuyên môn.
c) Phiếu đăng ký dự tuyển và các giấy tờ kèm theo được đựng trong túi hồ sơ, dán bìa ngoài theo mẫu.
3. Nội dung, hình thức và cách tính điểm xét tuyển
Được thực hiện theo 2 vòng như sau:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng kí tại Phiếu đăng kí dự tuyển và các hồ sơ kèm theo, theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ theo yêu cầu thì người dự tuyển được tham dự Vòng 2.
Vòng 2:
– Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, kỹ năng giao tiếp, xử lí tình huống, hiểu biết về hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn là 60 phút.
– Làm bài thi kiểm tra kiến thức chuyên môn và kiến thức chung đối với viên chức (có thể làm bài trên giấy in, viết hoặc làm bài trên máy, tùy điều kiện và lĩnh vực cụ thể). Điểm bài viết tính theo thang điểm 100. Thời gian làm bài kiểm tra là 60 phút – 120 phút, tùy thuộc vào lĩnh vực cụ thể.
– Điểm Vòng 2 được tính bằng trung bình của điểm phỏng vấn và điểm làm bài thi.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm Vòng 2 đạt từ 70 điểm trở lên và không có điểm thành phần nào dưới 50 điểm.
b) Trường hợp số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn a) nhiều hơn chỉ tiêu, nguyên tắc lựa chọn là lấy người điểm cao hơn trước. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm Vòng 2 bằng nhau thì thực hiện xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
– Người có trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng cao hơn (trình độ tiến sỹ, thạc sỹ) chuyên ngành đúng với ngành/chuyên ngành của trình độ đại học; đại học đào tạo đúng ngành, chuyên ngành của trình độ cao đẳng.
– Trường hợp có cùng trình độ đào tạo thì tuyển người xếp loại tốt nghiệp cao hơn (Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá, Trung bình).
– Nếu cùng một loại tốt nghiệp thì tuyển người có điểm trung bình chung học tập toàn khóa cao hơn:
+ Trường hợp đào tạo theo tín chỉ điểm trung bình chung học tập toàn khóa tính theo thang điểm 4.
+ Trường hợp có thí sinh đào tạo theo tín chỉ, có thí sinh đào tạo theo niên chế thì điểm trung bình chung học tập toàn khóa thí sinh đào tạo theo tín chỉ, tính theo thang điểm 4 (quy đổi sang thang điểm 10 bằng việc lấy kết quả điểm tín chỉ thang điểm 4 nhân với 2,5) để về cùng thang điểm 10. Nếu vẫn không xác định được thì Tổng Biên tập quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Lệ phí dự tuyển
Lệ phí dự tuyển được thu theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Mức thu phí: 500.000 đồng/người (Năm trăm nghìn đồng/01 người).
5. Thời hạn, địa điểm và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
a) Thời hạn tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 21/10/2024 đến hết ngày 21/11/2024.
b) Địa chỉ và địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
– Địa chỉ: Ban Thư kí, tầng 2 nhà số 4 Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
– Điện thoại liên hệ: (024) 62598022.
– Sau khi sơ tuyển hồ sơ, những ứng viên đủ điều kiện xét tuyển sẽ được thông báo trên website của Tạp chí Giáo dục tại địa chỉ: https://tapchigiaoduc.edu.vn.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: tapchigiaoduc.edu.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Công việc của Phóng viên là gì?
Phóng viên là một công việc quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Phóng viên là người có nhiệm vụ thu thập thông tin, sự kiện, và tin tức từ nhiều nguồn khác nhau để sau đó trình bày chúng cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, hoặc truyền thông trực tuyến. Nhiệm vụ chính của một Phóng viên là phân tích, tổng hợp và truyền đạt thông tin một cách chính xác và cân nhắc đến độc giả hoặc người xem.
Mô tả công việc của Phóng viên
Phóng viên là người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, và truyền hình, có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, và tạo ra bản tin, bài báo, hoặc chương trình truyền hình để thông tin có thể được truyền đến công chúng. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của Phóng viên:
Phóng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phóng viên
Tìm hiểu cách trở thành Phóng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phóng viên?
Yêu cầu tuyển dụng với vị trí Phóng viên
Khi tuyển dụng một Phóng viên, có hai tiêu chí quan trọng cần xem xét: kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí cụ thể và ngành công nghiệp, có thể có các yêu cầu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cụ thể khác. Việc tìm hiểu rõ nhu cầu cụ thể của vị trí là quan trọng để lựa chọn và đào tạo Phóng viên phù hợp.
Lộ trình thăng tiến của Phóng viên
Mức lương trung bình của Phóng viên tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu - 20 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc thăng tiến vị trí Phóng viên tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo công ty, ngành nghề và khu vực.
Lộ trình thăng tiến của một Phóng viên trong lĩnh vực truyền thông thường bắt đầu từ vị trí thực tập sinh và sau đó đi qua các cấp bậc khác nhau tùy theo kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu cá nhân.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh phóng viên |
3.000.000 - 6.000.000 VNĐ/tháng |
1 - 2 năm |
Phóng viên |
7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng |
3 - 5 năm |
Biên tập viên |
12.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng |
5 - 10 năm |
Tổng biên tập |
20.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng |
1. Thực tập sinh phóng viên
Mức lương: 3.000.000 - 6.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ hỗ trợ phóng viên và biên tập viên trong việc thu thập thông tin, chuẩn bị bài viết và làm quen với quy trình sản xuất tin tức. Thực tập sinh thường tham gia phỏng vấn, thu thập dữ liệu và viết các bài báo dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Bạn cũng sẽ học cách biên tập nội dung và làm việc với các công cụ hỗ trợ truyền thông
>> Đánh giá: Đây là vị trí giúp bạn tiếp cận và làm quen với môi trường báo chí, tạo cơ hội việc làm Phóng viên cho sau này khi được học hỏi từ các phóng viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn thường phải đảm nhận nhiều công việc hỗ trợ với mức thu nhập thấp hoặc không có lương.
2. Phóng viên
Mức lương: 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Phóng viên chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập thông tin, viết bài và đưa tin sự kiện. Bạn sẽ thường xuyên thực hiện phỏng vấn, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, và viết bài báo để công bố trên các phương tiện truyền thông. Phóng viên cũng cần biên tập và chỉnh sửa bài viết để đảm bảo tính chính xác và chất lượng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản trong ngành báo chí, nơi bạn có cơ hội phát triển kỹ năng viết, biên tập và thu thập thông tin. Công việc đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng làm việc dưới áp lực cao.
3. Biên tập viên
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Sau vài năm kinh nghiệm ở vị trí phóng viên, bạn có thể thăng chức lên Biên tập viên. Công việc của bạn sẽ là kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung do các phóng viên gửi đến. Bạn sẽ đảm bảo rằng nội dung bài viết tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí và phù hợp với phong cách của tòa soạn. Biên tập viên cũng đưa ra phản hồi cho phóng viên và định hướng nội dung để đảm bảo tính hấp dẫn cho độc giả.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích và chỉnh sửa tốt. Bạn cần kỹ năng đánh giá nội dung và đưa ra phản hồi chi tiết để nâng cao chất lượng bài viết. Tuy nhiên, áp lực về việc đảm bảo bài viết đạt chất lượng cao có thể khá căng thẳng.
4. Tổng biên tập
Mức lương: 20.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
Tổng biên tập là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất nội dung của tòa soạn. Bạn sẽ lên kế hoạch, định hướng nội dung, và duyệt bài viết cuối cùng trước khi xuất bản. Tổng biên tập cũng chịu trách nhiệm về chất lượng và sự chính xác của nội dung, đồng thời quản lý đội ngũ phóng viên và biên tập viên.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cao nhất trong tòa soạn, đòi hỏi kỹ năng quản lý và kinh nghiệm sâu rộng. Mức độ trách nhiệm rất cao, nhưng bạn có quyền định hướng và quyết định nội dung chính của tòa soạn, giúp mang lại sự ảnh hưởng lớn trong ngành báo chí.
Xem thêm: