Mô tả công việc
Tìm kiếm và phát triển khách hàng
Duy trì mối quan hệ với hệ thống khách hàng hiện tại
Lập kế hoạch bán hàng
Đảm bảo doanh số theo target
Thu hồi công nợ
Tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng
Thu thập thông tin thị trường
Thực thi các chiến lược bán hàng, các hoạt động truyền thông, marketing,...
Các công việc khác theo yêu cầu
Yêu cầu công việc
Ưu tiên ứng viên đã từng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV,....)
Tốt nghiệp Cao Đẳng/ Đại Học trở lên các ngành liên quan, ưu tiên các ngành nông nghiệp
Đam mê kinh doanh, chịu khó cày thị trường
Nhanh nhẹn, có trách nhiệm, cẩn thận với công việc
Ngoại hình dễ nhìn, không nói ngọng, nói lắp
Khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục tốt.
Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề tốt
Am hiểu sâu sắc hệ thống đại lý, phân phối
Chấp nhận công việc áp lực cao.
Quyền lợi được hưởng
Thu nhập không giới hạn theo năng lực, trao đổi cụ thể hơn khi phỏng vấn
Cơ hội huấn luyện: Được công ty tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng thường xuyên.
Thưởng KPI hàng tháng theo sản lượng bán hàng và thu tiền
Thưởng các kỳ lễ
Thưởng cuối năm: Thưởng hiệu quả công việc, thưởng hiệu quả kinh doanh
Đi du lịch 1 năm 1 lần
Được mua bảo hiểm tai nạn 24/24 và bảo hiểm sức khỏe cho cấp quản lý
Được thành lập với sứ mệnh mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm chất lượng, tạo niềm tin tuyệt đối cho bà con, và mong muốn tạo nên một thị trường phân bón cạnh tranh công bằng. Với tâm huyết đó, cùng với những nỗ lực, đoàn kết của toàn bộ cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo công ty mạnh dạn đầu tư nhà máy hiện đại ứng dụng công nghệ hóa lỏng Ure, đây là dây chuyền sản xuất phân bón hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay. Và Công ty Phân bón Hà Lan là một trong những doanh nghiệp tiên phong “dám nghĩ, dám làm” và dám đầu tư để cho ra đời những sản phẩm ưu việt nhất trên thị trường.
Chúng tôi tâm niệm rằng, mỗi sản phẩm làm ra là cả một tâm huyết của cán bộ công nhân viên Công ty. Hiện nay, Công ty Phân bón Hà Lan đã sản xuất đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, ngoài các nhóm NPK thông thường như 16-16-8; 17-7-17,… Chúng tôi còn tập trung sản xuất các dòng sản phẩm đặc chủng riêng biệt như: AMAZON, BIG ONE, SEVEN, HUMAX RONG BIỂN, NPK 17-7-21, NPK 18-18-18. Các nhãn hiệu này đã quá quen thuộc với bà con nông dân, đặc biệt khu vực Tây Nguyên. Mỗi loại phân bón đặc chủng cung cấp cho một loại cây trồng nhất định, phù hợp với từng loại cây trồng, đất đai, thời tiết, khí hậu,… Chính vì vậy Phân Bón Hà Lan đáp ứng tối ưu cho từng loại cây trồng.
Công việc của Kỹ sư Lâm Nghiệp là gì?
Kỹ sư lâm nghiệp là người vận dụng kiến thức chuyên sâu về hệ sinh thái rừng đưa ra các dự đoán trong công việc, nhằm đạt được các quy hoạch bền vững vùng đất, nguồn tài nguyên rừng, nghiên cứu trồng rừng trên những điều kiện hoang hóa (Đất vùng cao, đất ướt), nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng, phổ biến kỹ thuật nông - lâm kết hợp, nghiên cứu lâm nghiệp đô thị, nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch.
Mô tả công việc của Kỹ sư lâm nghiệp
- Công việc kiểm kê diện tích rừng: Với tình trạng khai thác rừng kiệt quệ và có những trường hợp cố tình lấn đất làm lợi ích riêng nên rừng luôn cần có kiểm lâm bảo vệ rừng, đồng thời là những kỹ sư lâm nghiệp tham gia vào công cuộc kiểm tra, thống kê về diện tích rừng thường xuyên để đảm bảo những tài sản của Nhà nước. Người kỹ sư cần phải nắm rõ từng diện tích, từng khu vùng mà mình được bổ nhiệm phân công công việc kiểm kê hoặc quản lý để phục vụ cho việc triển khai thêm những kế hoạch, phong trào, dự án trồng rừng, khai thác rừng ở những hạng mục dự án khác.
- Công việc vẽ bản đồ rừng và chụp ảnh bản đồ rừng: Những kỹ sư lâm nghiệp cần có khả năng vẽ bản đồ rừng theo từng khu vực rừng được phân công. Bản đồ rừng sẽ rất quan trọng ở trong công tác quản lý và triển khai nhiều dự án quản lý trồng rừng và khai thác rừng.
- Đánh giá thực trạng rừng và đưa ra hướng giải quyết cho mỗi một khu vực rừng: Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết khi xảy ra những sự cố hay phát sinh trong quản lý rừng. Những vấn đề về đất đai, trồng trọt, cây trồng, thiên tai, … sẽ cần có sự quản lý của người kỹ sư lâm nghiệp. Người kỹ sư cần phải nhìn nhận và đánh giá được tình hình của rừng và báo cáo lên các cấp hay đơn vị quản lý để có hướng xử lý giải quyết. Quan trọng là tìm được nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho tình trạng đó
- Làm những công tác quy hoạch rừng như thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, phát động trồng cây gây rừng, phát quang gây rừng, tỉa cành, … Người kỹ sư lâm nghiệp sẽ cần phải có được kế hoạch cụ thể để từng bước triển khai những công việc
- Quy hoạch những khu vui chơi và những cảnh quan như là khu sinh thái, rừng nguyên sinh,rừng nguyên sơ, sinh vật cảnh, vườn sinh thái,
- Bảo vệ rừng chống lại lâm tặc, côn trùng có hại cho rừng, bệnh về cây cùng những vụ hỏa hoạn có nguy cơ xảy ra. Đây cũng là công việc khá quan trọng vì nó giúp cho “sức khỏe” của rừng được duy trì
- Tư vấn lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp theo nhiều kiến thức chuyên môn về lâm nghiệp cũng như kiến thức được cập nhật thông qua các khóa huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ về kỹ sư lâm nghiệp.
Kỹ sư Lâm Nghiệp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư Lâm Nghiệp
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư Lâm Nghiệp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư Lâm Nghiệp?
Yêu cầu về trình độ
Hầu hết công ty tuyển dụng trưởng bộ phận Lâm nghiệp đều yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành Lâm nghiệp,Nông nghiệp,... và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương. Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm chính là nền tảng vững chắc để họ tự tin khi vào nghề.
Kiến thức chuyên ngành vững chắc. Một người quản luôn phải mang đến cái nhìn mới nhất trong ngành nên việc cập nhật xu hướng Lâm nghiệp là rất quan trọng. Người Kỹ sư không thể sử dụng các kiến thức cũ để áp dụng vào kế hoạch hiện tại bởi điều này ảnh hưởng đến độ hiệu quả của công tác Lâm nghiệp. Do vậy, họ cần có kiến thức chuyên ngành vững chắc và đặc biệt chú ý rằng kiến thức này phải luôn mới, chính xác nhất.
Yêu cầu về kỹ năng
Thích các hoạt động ngoài trời: Bạn không nên nghĩ đây là điều kiện hiển nhiên không quan trọng. Có những người không thích tham gia vào hoạt động ngoài trời mà có xu thế thích ngồi trong văn phòng với điều hòa, quạt mát hơn. Họ không có nhu cầu đi ra ngoài nhiều. Nhưng với công việc của kỹ sư lâm nghiệp thì việc thích hoạt động ngoài trời sẽ là điều cần phải có. Bạn cần chịu được thử thách và vượt qua được khó khăn. Nếu không bạn không thể nào hoàn thành nhiệm vụ khảo sát những dự án, tới những nơi khu vực rừng xa xôi để đánh giá và triển khai thêm những kỹ thuật trồng trọt, giải quyết được những vấn đề bị phát sinh trong quá trình trồng hay chăm sóc rừng khai thác rừng và đất đai.
Làm việc đa nhiệm: Một Kỹ sư lâm nghiệp sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
Sự trung thực: Là sự chính trực, thẳng thắn và không nói dối. Người trung thực là một người luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi. Trung thực là một khía cạnh của đạo đức con người được hiểu là sự thật thà, chân thành, luôn nói đúng sự thật. Trung thực tôn trọng pháp luật và không gian dối trong lời nói hay hành động. Hãy trung thực, trung thực, không nói dối, không gian lận, không làm bất cứ điều gì không đúng sự thật
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Kỹ sư lâm nghiệp, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Kỹ sư lâm nghiệp, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động không bị ảnh hưởng.
Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kỹ sư lâm nghiệp, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp kỹ sư mô tả ý tưởng, truyền tải thông tin và giải thích thuật ngữ chuyên ngành một cách dễ hiểu. Một Kỹ sư Lâm nghiệp có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.
Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kỹ sư lâm nghiệp sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Kỹ sư lâm nghiệp luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Lâm nghiệp ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư lâm nghiệp
Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh lâm nghiệp
Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, tổ chức,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
Từ 1 - 3 năm: Kỹ sư lâm nghiệp
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm, bạn có thể lên vị trí kỹ sư lâm nghiệp. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
Từ 3 - 6 năm trở đi: Chuyên viên lâm nghiệp
Sau khoảng 2 -3 năm làm nhân viên kỹ thuật trại, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Chuyên viên phải tham gia và phối hợp để hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực chuyên ngành của vị trí công việc theo phân công của lãnh đạo cơ quan hoặc đơn vị.