Điều kiện và Lộ trình trở thành một Data Analyst?

Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu.

Lộ trình thăng tiến của Data Analyst

Với nhu cầu tuyển dụng chuyên viên phân tích dữ liệu lớn như hiện nay, ứng viên có nhiều cơ hội rộng mở để phát triển. Nếu đáp ứng được các kỹ năng trên, ứng viên hoàn toàn có thể tự tin thăng tiến và đề xuất mức lương cao. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của Data Analyst

Intern Data Analyst (dưới 2 năm kinh nghiệm)

Intern Data Analyst là vị trí nhân viên không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm làm việc. Họ thường là những sinh viên năm 3, 4 có những kiến thức cơ bản về nghề Data Analyst và cần tìm nơi thực tập, trau dồi thêm các kinh nghiệm thực tế cho bản thân

Junior Data Analyst (Từ 1 - 2 năm kinh nghiệm)

Đây là vị trí yêu cầu Nhân viên Data Analyst có những kiến thức cơ bản về dữ liệu và nghề Data Analyst . Junior Data Analyst thường làm các công việc:

  • Thu thập dữ liệu từ các nguồn và tham gia vào các dự án đơn giản.

  • Xử lý dữ liệu cơ bản và sử dụng công cụ phân tích đơn giản như Excel.

  • Học cách trình bày thông tin cơ bản từ dữ liệu.

Senior Data Analyst ( Từ 3 - 4 năm kinh nghiệm) 

Lúc này, Senior Data Analyst đã có thêm kinh nghiệm và tham gia vào các dự án phức tạp hơn. Họ chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu và tìm kiếm thông tin chi tiết hơn và. Sử dụng các công cụ phức tạp hơn như Python hoặc R để phân tích dữ liệu. Điều đó yêu cầu Nhân viên Data Analyst cần có khả năng làm việc độc lập hơn và giám sát dự án.

Lead Data Scientist hoặc Data Manager (Từ 5 - 7 năm kinh nghiệm)

Nếu bạn có kinh nghiệm quản lý dự án và dẫn dắt đội ngũ, bạn có thể thăng tiến lên vị trí quản lý. Lead Data Scientist hoặc Data Manager có trách nhiệm quản lý các dự án, phát triển chiến lược dữ liệu của công ty, và hướng dẫn nhân viên dưới quyền

Data Director hoặc Chief Data Officer ( Từ 8 năm trở lên)

Trong một số trường hợp, sau khi có nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong vai trò quản lý, bạn có thể thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn như Data Director hoặc Chief Data Officer. Trong vai trò này, bạn có thể tham gia vào quyết định chiến lược của công ty liên quan đến dữ liệu và định hình cách dữ liệu được sử dụng để hỗ trợ quyết định kinh doanh.

Yêu cầu tuyển dụng của Data Analyst

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành về Toán, Công nghệ thông tin hay Kinh tế, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan.
  • Có kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu hoặc vai trò liên quan
  • Có kinh nghiệm tạo báo cáo, trang tổng quan và bản trình bày để hỗ trợ việc ra quyết định sáng suốt
  • Có kinh nghiệm sử dụng toán học, công cụ trực quan hóa dữ liệu, chuyển đổi khối lượng lớn dữ liệu phức tạp thành giải pháp
  • Nâng cao trong MS Excel
  • Trải nghiệm với SQL, VBA và các công cụ trực quan hóa như Qlik, Qlikview, QuickSight…

Những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển Data Analyst cao?

Có rất nhiều ngành nghề hiện nay đều đòi hỏi cần có vị trí Data Analyst để phân tích và làm việc với số liệu.

  • Các ngành nghề liên quan đến tài chính, chứng khoán, bảo hiểm
  • Tài chính và ngân hàng
  • Phát triển công nghệ và mạng xã hội
  • Truyền thông – Marketing
  • Các ngành sản xuất, lắp ráp, logistics
  • Viễn thông kết nối
  • Y dược học, điều chế hóa phẩm
  • Các học viện, viện nghiên cứu

Data Analyst giỏi cần có những kỹ năng gì?

Để trở thành một Data Analyst thành công, bạn cần phải phát triển và nắm vững một loạt kỹ năng cần thiết trong việc phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp thông minh. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng để trở thành Data Analyst

  • Kỹ năng lập trình: Data Analyst cần có kiến thức vững về các ngôn ngữ lập trình như Python, R hoặc SQL để thao tác và xử lý dữ liệu.
  • Kỹ năng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: Data Analyst cần phải làm quen và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, Tableau, Power BI hoặc Google Analytics.
  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Data Analyst cần hiểu về cơ sở dữ liệu và biết cách truy vấn, lựa chọn và xử lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
  • Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu: Data Analyst cần biết cách tạo ra các biểu đồ, đồ thị và trực quan hóa dữ liệu để trình bày kết quả phân tích một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Kiến thức về thống kê: Data Analyst cần hiểu về các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu và đưa ra các kết luận đáng tin cậy.
  • Kỹ năng xử lý dữ liệu lớn: Data Analyst cần biết cách xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và sử dụng các công nghệ và công cụ liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp và trình bày: Data Analyst cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và trình bày kết quả phân tích một cách logic và chuyên nghiệp.
  • Tư duy phân tích: Data Analyst cần có tư duy logic và phân tích để đưa ra các giải pháp và đề xuất dựa trên dữ liệu.
  • Tính kiên nhẫn và chi tiết: Data Analyst cần có tính kiên nhẫn và chi tiết trong việc xử lý và kiểm tra dữ liệu để đảm bảo tính chính xác của kết quả phân tích.
  • Kiến thức chuyên môn: Data Analyst cần hiểu về ngành nghề mình đang làm việc và có kiến thức chuyên môn để hiểu rõ hơn về dữ liệu và yêu cầu phân tích của ngành đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chuyên viên phân tích dữ liệu là gì và lộ trình để trở thành Data Analyst giỏi. 1900 luôn là người bạn đồng hành giúp ứng viên dễ dàng tìm kiếm được công việc lương cao, ưng ý nhất.