Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán kho?

Kế toán kho (Warehouse Accountant) là vị trí nghiệp vụ quan trọng của bộ phận kế toán trong mỗi công ty. Kế toán kho sẽ thường làm việc trong các kho hàng thay vì văn phòng công ty, chịu trách nhiệm theo dõi các quá trình xuất hàng và nhập hàng tại kho, kiểm soát và thống kê các hàng tồn kho. 

Công việc của kế toán kho cũng liên quan đến việc quản lý các giấy tờ, thủ tục, chứng từ và các số liệu hàng hóa nhằm hạn chế các rủi ro và tránh gây tổn hại cho công ty.

Lộ trình thăng tiến nghề kế toán

Thực tập sinh kế toán: dưới 1 năm kinh nghiệm

Vị trí này thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.

Kế toán kho: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

Kế toán tổng hợp: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

Kế toán trưởng: 5 - 10 năm kinh nghiệm

Là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

Giám đốc tài chính: 10 năm kinh nghiệm trở lên

Với kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, một Kế toán kho có thể tiến thẳng vào vị trí Giám đốc tài chính. Vai trò này yêu cầu kiến thức rộng về kế toán và tài chính, khả năng quản lý chiến lược và định hướng tài chính của tổ chức.

Yêu cầu tuyển dụng

Vì sự đặc thù nghiệp vụ của vị trí công việc kế toán kho, nên sẽ có những yêu cầu riêng đối với nhân viên kế toán kho, đảm bảo hoàn thành tốt các công việc được giao.

Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng

Từ bản mô tả công việc kế toán kho có thể thấy, nhân viên kế toán kho thường xuyên phải lập các báo cáo chứng từ, hạch toán doanh nghiệp và kê khai thuế. Do đó, công việc này đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao và có một nền tảng kiến thức vững nhất định để dễ dàng thích nghi và đem lại hiệu quả cao khi làm việc.

Là người cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực

Khổng chỉ riêng nhân viên kế toán kho, mà đối với tất cả các vị trí trong bộ phận kế toán đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận vì phải tiếp xúc cùng lúc nhiều các hoá đơn, chứng từ hay báo cáo. 

Mỗi quá trình theo dõi và lập giấy tờ đều cần tính chính xác cao bởi một sai số nhỏ cũng ảnh hưởng đến rất nhiều số liệu khác. Ngoài ra, trung thực là một yếu tố cần thiết cho nhân viên kế toán kho vì công việc này liên quan trực tiếp tới doanh thu doanh nghiệp và để tạo sự tin tưởng cho cấp trên.

Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm kế toán

Sử dụng thành thạo kỹ năng tin học và các phần mềm kế toán là một yêu cầu bắt buộc đối với công việc của kế toán kho, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và các công việc đạt hiệu quả cao hơn, trôi chảy hơn. Một số các phần mềm mà kế toán kho cần trau dồi và học hỏi như: excel microsoft, phần mềm chuyên cho kế toán, v.v.

Kỹ năng làm việc với số liệu

Bất cứ việc làm nào của kế toán kho cũng liên quan đến các con số và báo cáo chúng. Vì thế, bạn cần làm quen với các số liệu chi tiết, có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu tốt để đưa ra các hướng giải quyết vấn đề phù hợp.

Kỹ năng sắp xếp công việc

Để dễ dàng quản lý được hàng hoá và giấy tờ cùng một lúc, kế toán kho cần có kỹ năng sắp xếp công việc. Khi sắp xếp công việc hợp lý lí, bạn sẽ có nhiều thời gian để xử lý nhiều việc và vấn đề hơn, nâng cao năng suất làm việc và đạt được hiệu quả cao.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của kế toán kho khá nhiều, vì thế, nhân viên kế toán kho cần có sự sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc đúng thời hạn, tránh để công việc tồn động, dễ gây ra các tổn thất cho doanh nghiệp về hàng hoá và giấy tờ.

Hiểu biết về các loại hàng hoá

Kế toán kho là người trực tiếp kiểm kê số lượng và các loại hàng hoá, vì vậy nhân viên kế toán kho cần có kiến thức về các loại hàng khác nhau. Hàng hoá có thể khác nhau về mẫu mã, chất liệu, độ bền hoặc giá thành chênh lệch. Hiểu biết nhất định về các loại hàng sẽ giúp kế toán kho dễ dàng kiểm kê và theo dõi trong quá trình làm việc.

Cơ hội việc làm của Kế toán kho hiện nay

Ngành kế toán nói chung và Kế toán kho nói riêng những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự đóng góp cực kỳ to lớn mà kế toán mang lại cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Với những cơ hội việc làm như trên, các bạn có thể làm việc trong những môi trường sau đây:

  • Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, công ty bảo hiểm, ngân hàng,…
  • Các công ty dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ kiểm toán
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về kế toán
  • Các cơ quan thuế, ngân hàng nhà nước, kho bạc, phòng tài chính
  • Các cơ quan hành chính, các tổ chức phi lợi nhuận
  • Trường học, bệnh viện,…

Các trường Đại học đào tạo về ngành Kế toán nổi tiếng 

Top 10 Trường đại học đào tạo ngành kế toán tốt nhất Việt Nam:

Có thể thấy, kế toán kho là vị trí có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy, bạn nên có mục tiêu phát triển sự nghiệp càng sớm càng tốt để nỗ lực trong công việc; đồng thời, không ngừng học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để đạt những thăng tiến trong sự nghiệp.