Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Nhân Sự?

Nhân viên nhân sự (HR – Human resources) là vị trí bao gồm toàn bộ các mảng liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp, bao gồm: tuyển dụng (Recruitment), đào tạo và phát triển (T&D – Training & Development), lương và chế độ phúc lợi (C&B – Compensation & Benefit) và toàn bộ những thủ tục hành chính liên quan đến nhân sự như hợp đồng, tài liệu đào tạo, chứng từ liên quan đến nhân sự

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên nhân sự 

Thực tập sinh nhân sự (HR Intern)

Đây là cơ hội tốt dành cho những bạn sinh viên năm 3, năm 4 mong muốn được làm việc thực tế và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực nhân sự. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó bạn sẽ được cất nhắc trở thành nhân viên chính thức. 

Trợ lý nhân sự (HR Assistants)

Công việc của trợ lý nhân sự là hỗ trợ cho các quy trình nhân sự khác được diễn ra suôn sẻ. Ở vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 1 – 3 năm.

Trợ lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chung tại nơi làm việc. Thỉnh thoảng họ cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp gian hàng trong ngày hội việc làm hoặc tổ chức các sự kiện của công ty. 

Chuyên viên nhân sự (HR Specialist)

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty. Xử lý các vấn đề liên quan tới lương bổng, khen thưởng, kỷ luật… các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm. 

Giám sát nhân sự 

Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm

Phó phòng nhân sự 

Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm

Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)

Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách HR Manager và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp. Thông thường, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, một Nhân viên nhân sự ít nhất phải có bằng cử nhân và 3-8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, 

Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi

Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm

Giám đốc nhân sự (HR Director)

Đây là vị trí cao nhất mà một HR có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác. 

Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. 

HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên nhân sự 

Kỹ năng quản lý nhân sự

Có rất nhiều thế hệ nhân viên cùng làm việc trong một công ty, doanh nghiệp khiến cho việc quản lý nhân sự trở nên khó khăn bởi cách biệt về lối sống, suy nghĩ. Chính vì thế nhân viên hành chính cần có kỹ năng quản lý nhân sự, lên kế hoạch, phương án đào tạo và các buổi giao lưu nhằm rút ngắn khoảng cách về thế hệ, và xây dựng các chính sách lương thưởng, phụ cấp cho nhân viên, nhằm quản lý nhân sự hiệu quả 

Kỹ năng giao tiếp

Một nhân viên nhân sự được xem như là cầu nối giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên. Chính vì thế, Nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo để xử lý các công việc cũng như biết cách gắn kết tập thể nhân viên trong tổ chức lại với nhau để tăng năng suất lao động.

Đồng thời, với cách ứng xử tinh tế và khéo léo của mình, bản thân Nhân viên hành chính nhân sự sẽ giúp họ biết cách dung hòa mọi thứ, sao cho không mất lòng sếp nhưng vẫn được lòng nhân viên, đồng nghiệp trong công ty.

Kỹ năng thuyết trình

Bộ phận Nhân viên hành chính nhân sự không đòi hỏi phải có kỹ năng thuyết trình "đỉnh" như bên bộ phận Marketing. Tuy nhiên, với vai trò là người trung gian, truyền các chỉ thị của cấp lãnh đạo xuống nhân viên, và ngược lại, thay mặt nhân viên đóng góp ý kiến, nguyện vọng với lãnh đạo thì kỹ năng thuyết trình này lại trở nên vô cùng quan trọng.

Kỹ năng tin học

Chuyên viên nhân sự phải có sự am hiểu về công nghệ. Hầu hết mọi doanh nghiệp lớn hiện nay đều sử dụng phần mềm để quản lý nhân sự. Các phần mềm này sẽ giúp các HR Executive theo dõi tiến độ phát triển của nhân viên, cập nhật các chính sách công ty, thực hiện các biện pháp tiết kiệm ngân sách, v.v.

Chịu được áp lực công việc

Khối lượng công việc mỗi nhân viên nhân sự phải đảm nhận tương đối lớn nền ngoài những kỹ năng đã đề cập ở trên, họ cần có khả năng chịu được áp lực công việc để không bị chán nản, căng thẳng. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Với doanh nghiệp lớn, phòng nhân sự thường được chia thành các bộ phận chức năng, xử lý chuyên một mảng. Trong quá trình làm việc, nhân viên bộ phận này sẽ cần đến sự giúp đỡ của bộ phận khác để hoàn thành công việc chỉn chu nhất. Chính vì vậy, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với đồng nghiệp để công việc được tiến hành thuận lợi.

Khả năng đọc vị người đối diện 

Đây là một trong những khả năng vô cùng quan trọng mà mỗi người làm ở vị trí nhân sự nhất định phải có. Nắm chính xác được tâm lý của ứng viên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công tác tuyển dụng. Bạn sẽ dễ dàng đánh giá chính xác được tiềm năng của ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn. 

Học gì để ra làm nhân viên nhân sự? 

Có nhiều ngành có thể hỗ trợ bạn trong việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, bao gồm Quản trị nhân lực, Tâm lý học công nghiệp và Tài chính. Mỗi ngành đều mang lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể hiểu và thúc đẩy một môi trường làm việc hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của nhân viên. Cụ thể: 

Ngành quản trị nhân lực

Đối với ngành quản trị nhân lực các bạn sẽ được tìm hiểu cũng như có kiến thức nền tảng và cơ bản về nhân sự cũng như cách quản lý để đảm bảo công việc cho quá trình quản lý và đào tạo nhân sự tốt hơn. Ngành này cũng là ngành top đầu về nhân sự được nhiều người lựa chọn và theo học, khi học xong ngành này bạn có thể trở thành trưởng phòng nhân sự, chuyên viên nhân sự, nhân viên nhân sự, hay các công việc văn phòng khác.

Ngành quản lý nhân sự

Đây cũng là ngành học nhân sự thực tế đối với nhiều trường. Học ngành này sau khi ra trường bạn có thể làm quản lý nhân sự tại một số những doanh nghiệp hay công ty có quy mô lớn bằng những kiến thức và kỹ năng đã học. Hay bạn cũng dễ dàng làm tại các vị trí Giám đốc/trưởng phòng nhân sự, chuyên viên đào tạo, phát triển nhân sự, chuyên viên tiền lương và phúc lợi…

Quản lý nguồn nhân lực

Cũng tương tự đối với những ngành học khác ngành quản lý nguồn nhân lực giúp bạn có cơ hội ứng cử vào phòng nhân sự của các công ty với nhiều vị trí và chức danh khác nhau. Thực tế việc làm đối với ngành này rất rộng, chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm và học tập thật tốt nhé.

Quản trị hành chính nhân sự

Với ngành học này các bạn có thể làm Nhân viên hành chính nhân sự, kiêm toàn bộ những công việc liên quan đến hành chính cũng như quản lý nhân sự của công ty. Thực tế khi học ngành này có rất nhiều các vị trí khác, với những kiến thức được đào tạo hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công việc như mong đợi.

Bên cạnh đó việc làm nhân viên nhân sự các bạn cũng có thể học những ngành khác như Quản trị kinh doanh, Luật, Hành chính, Văn thư, Nội vụ... Rất nhiều những ngành và công việc khác được doanh nghiệp tuyển dụng như tuyển nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính nhân sự tuyển chuyên viên hành chính nhân sự... sẽ giúp bạn đáp ứng được vấn đề lựa chọn công việc phù hợp.

Các trường đào tạo ngành Nhân sự nổi tiếng tại Việt Nam

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành nhân sự được nhiều người quan tâm và lựa chọn với chế độ đào tạo chất lượng như:

Nghề Nhân viên nhân sự đòi hỏi sự nỗ lực và khả năng phát triển liên tục để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế, học tập và khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong con đường thăng tiến này.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Nhân Viên Nhân Sự. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Nhân Viên Nhân Sự phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.