Câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Nhân Sự
Nhân viên hành chính nhân sự đảm nhận vai trò đảm bảo các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty diễn ra trôi chảy. Ngoài ra, họ cũng góp phần xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên nhân sự cơ bản mà bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng có như giới thiệu bản thân, năng lực, kinh nghiệm, điểm mạnh/điểm yếu, v.v.
Bộ câu hỏi khai thác về thông tin cá nhân của nhân sự
Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
Những lý lịch cá nhân, nhà tuyển dụng đã biết. Quan trọng họ muốn bạn giới thiệu kinh nghiệm liên quan công việc nhân sự.
Gợi ý : Tôi đã tốt nghiệp đại học … năm … Tôi có cơ hội thực tập và được giữ lại ở công ty đầu tiên với vai trò là nhân viên hành chính. Bản thân tôi luôn mong muốn phát triển trong lĩnh vực nhân sự nên trong 02 năm làm việc ở vị trí hành chính , tôi đã tích lũy và trau dồi thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực nhân sự, cụ thể là văn bằng hai ngành quản trị kinh doanh và chứng chỉ quản trị nhân lực chuyên sâu do trường đại học… cấp. Tôi hiện đang tìm kiếm những thử thách mới cho con đường sự nghiệp của mình, và vị trí nhân viên nhân sự mà công ty đang tuyển dụng là một cơ hội đối với tôi.
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?
Điểm mạnh hỗ trợ tuyệt vời cho công việc. Điểm yếu chẳng ảnh hưởng gì đến công việc – Đó chính là những điều bạn cần lựa chọn để trả lời
Gợi ý : Tôi là một người kiên nhẫn, chịu khó học hỏi và khám phá những cách thức giải quyết công việc mới, ở nơi làm cũ, tôi được đánh giá cao về sự năng động này. Về điểm yếu, tôi thấy mình chưa dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân, trước đây ngoài giờ làm việc, tôi dành thời gian để bổ sung kiến thức nên ít khi tập thể dục thường xuyên. Giờ thì việc học đã hoàn tất, ít nhất là cuối tuần tôi sẽ dành khoảng 01 tiếng để chạy bộ.
Lý do vì sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?
Vì mưu sinh, vì nhu cầu tuyển nhân sự lớn, vì công ty to… nhưng đừng nói ra lý do này nhé. Bạn cần thể hiện sự nhiệt huyết và sẵn sàng nỗ lực học hỏi, quyết tâm trở thành nhân viên nhân sự giỏi.
Gợi ý : Thứ nhất, đây là vị trí phù hợp kiến thức chuyên môn mà tôi được đào tạo. Thứ hai, khi làm việc hành chính, tôi đã tiếp cận một số vấn đề nhân sự, dù không chuyên sâu nhưng tôi thật sự cảm thấy yêu thích. Thứ ba, thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty đã thôi thúc tôi ứng tuyển.
Bộ câu hỏi kiểm tra về kỹ năng của nhân sự
Những kỹ năng bạn thường xuyên áp dụng trong công việc?
Các ứng viên khi gặp câu hỏi dạng liệt kê không nên trình bày thông tin lan man, dài dòng; thay vào đó, bạn nên tập trung vào những nhóm kỹ năng quan trọng và hữu ích.
Gợi ý: Theo tôi, một Nhân viên nhân sự cần trang bị nhiều kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời phát triển bản thân tốt nhất. Trong đó, kỹ năng giao tiếp, phân tích, xử lý tình huống và đưa ra quyết định là những kỹ năng quan trọng nhất. Bởi chúng hỗ trợ rất tốt cho hầu hết các nhóm nhiệm vụ của nhân viên nhân sự.
Bạn có ứng dụng công nghệ vào trong công việc không?
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào trong công việc như một điều tất yếu. Nhất là với những doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động chuyển đối số. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ở ứng viên những khả năng nhất định về khả năng ứng dụng công nghệ vào trong công việc. Điển hình là sự xuất hiện của Chat GPT trong thời gian vừa qua. Cơn sốt toàn thị trường lao động cho dân content, marketing,… Các doanh nghiệp cũng nhanh chóng thích ứng và quan tâm đến nhiều khả năng sử dụng Chat GPT trong công việc để tối ưu hiệu quả.
Những ứng viên biết ứng dụng công nghệ sẽ có lợi thế hơn những ứng viên khác. Điều này cũng cho thấy sự nhanh nhạy và khả năng tận dụng sức mạnh của ứng viên.
Bộ câu hỏi kiểm tra về năng lực của nhân sự
Theo bạn, công việc của nhân viên nhân sự bao gồm những gì?
Bạn hãy tham khảo JD nhân sự tại một vài công ty, tổng hợp và khái quát những công việc của vị trí nhân sự.
Gợi ý: Thưa quý công ty, công việc của nhân viên nhân sự tại mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt nhất định tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động. Dưới góc độ cá nhân, tôi nhận thấy nhân viên nhân sự có ba nhóm nhiệm vụ quan trọng nhất cần thực hiện tốt là tuyển dụng, đảm bảo quyền lợi nhân viên công ty và phối hợp với phòng nhân sự để lên kế hoạch, phương án thực hiện tốt hai công việc kể trên.
Trong quá trình làm việc, bạn có gặp những khó khăn gì không?
Mỗi vị trí, mỗi công việc sẽ có những khó khăn riêng. Bởi vậy, sẽ chẳng có một ứng viên nào có thể hoàn thành xuất sắc công việc mà chưa từng vấp phải bất kỳ trở ngại nào. Vấn đề là cách thức nhân sự đó giải quyết như thế nào. Vì vậy, tìm hiểu về những khó khăn mà ứng viên đã gặp trong công việc trước giúp Nhân viên nhân sự đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, sự kiên nhẫn, tư duy linh hoạt, khả năng học hỏi và tương tác xã hội của ứng viên.
Gợi ý: Công việc của tôi không êm đềm, nhưng cũng không có quá nhiều khó khăn. Trước mỗi thử thách, tôi luôn bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề trước khi đưa ra hướng giải quyết. Nếu khó khăn vượt ngoài tầm kiểm soát, tôi sẵn sàng tìm đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn, kinh nghiệm hơn.
Những thành tích bạn đạt được là gì?
Những thành tích của ứng viên đạt được là bằng chứng cho khả năng của ứng viên. Những nhân sự có thành tích cao thường có năng lực tốt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng phải so sánh và đánh giá về thành tích ứng viên đạt được với nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp. Giữa khả năng của ứng viên và nhu cầu của doanh nghiệp phải có sự tương thích thì ứng viên đó mới là ứng viên phù hợp.
Theo cá nhân bạn, làm việc thông minh hay làm việc chăm chỉ tốt hơn?
Đây là câu hỏi mẹo và điều nhà tuyển dụng mong muốn được nghe là cả hai yếu tố thông minh, chăm chỉ. Bạn hãy dựa vào điểm mấu chốt này để đưa ra câu trả lời.
Gợi ý: Theo cá nhân tôi, cả chăm chỉ và thông minh đều là yếu tố cần thiết trong công việc, nhất là ở vị trí đòi hỏi sự linh hoạt như nhân viên nhân sự. Thông minh giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh hơn, nhưng chăm chỉ lại giúp bản thân chiêm nghiệm được những thứ mới mẻ. Phối hợp nhuần nhuyễn cả hai, công việc sẽ càng hoàn hảo.
Bộ câu hỏi kiểm tra về thái độ của nhân sự
Bạn biết vì về công ty chúng tôi?
Muốn biết ứng viên có thực sự coi trọng và quan tâm đến vị trí ứng tuyển hay không, HR hãy đặt câu hỏi này. Nó thể hiện mức độ chuẩn bị và quan tâm của ứng viên đối với vị trí làm việc. Điều đó cũng cho thấy ứng viên có tìm hiểu về vị trí ứng tuyển và công ty nghiêm túc hay không. Vì nhiều trường hợp, ứng viên “rải” CV mà không quan tâm hoặc không tìm hiểu về công ty ứng tuyển.
Ngoài những công việc chính, khi có công việc phát sinh bạn sẽ thế nào?
Câu hỏi giúp HR đánh giá khả năng linh hoạt và tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Cách học tiếp cận và quản lý công việc bất khả kháng có thể cho thấy khả năng thích nghi và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ngoài phạm vi công việc chính.
Tuy nhiên, câu hỏi này khá nhạy cảm như câu hỏi “em có ngại khi phải thường xuyên tăng ca không?”. Do đó, nhà phỏng vấn phải biết cách khéo léo đặt câu hỏi để tránh hiểu lầm từ ứng viên hoặc tạo cảm giác áp lực.
Trước đây, bạn có tham gia các hoạt động khác không?
Sự cởi mở và khả năng hợp tác của ứng viên sẽ được bộc lộ trong câu trả lời. Những hoạt động tham gia ngoài công việc chính có thể cho thấy khả năng làm việc trong môi trường đa dạng và khả năng hòa nhập vào đội ngũ.
Khi gặp vấn đề, bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn đã từng gặp tình huống thực tế nào chưa?
Nếu nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và kinh nghiệm thực tế của ứng viên có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn này. Nhà tuyển dụng dễ dàng biết được các thức ứng viên tiếp cận và xử lý vấn đề. Từ đó nhận thấy được khả năng tư duy logic, quyết đoán và khả năng làm việc trong tình huống áp lực.
Bộ câu hỏi kiểm tra về khả năng gắn bó của nhân sự
Vì sao bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này nhằm tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc rời bỏ công việc trước đây. Câu trả lời có thể tiết lộ về môi trường làm việc, cơ hội phát triển, hòa nhập với đồng nghiệp và quản lý, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của ứng viên.
Gợi ý: Lý do tôi nghỉ việc ở công ty cũ rất đơn giản, đó là vì tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới, nâng cao năng lực bản thân và có cơ hội phát triển toàn bộ những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được.
Mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì?
Ứng viên nên đưa ra câu trả lời thông minh hướng đến mục tiêu đồng hành phát triển cùng công ty trong 5 năm tới.
Gợi ý: Nếu có cơ hội làm việc tại công ty, 3 năm tiếp theo tôi sẽ nỗ lực không ngừng để hoàn thiện kỹ năng của chuyên viên nhân sự và hỗ trợ được các đội nhóm nhỏ. 2 năm kế tiếp, tôi sẽ học kỹ năng quản lý để hướng tới vị trí quản lý, trưởng phòng,… Hơn hết, hành trình 5 năm tới, công ty là điểm đến lý tưởng để tôi thực hiện những mục tiêu đã đặt ra.
Nỗi sợ lớn nhất của bạn là gì?
Ứng viên không nên khẳng định bản thân không sợ bất kỳ điều gì. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên liệt kê quá nhiều nỗi sợ; vì điều này có thể gây cảm giác tiêu cực cho nhà tuyển dụng.
Gợi ý: Con người ắt hẳn ai cũng sẽ có những nỗi sợ riêng. Đối với tôi, nỗi sợ lớn nhất chính là đánh mất bản thân, trở thành phiên bản lười biếng, ích kỷ, không tiếp thu và đánh mất đi những cơ hội tuyệt vời trong công việc. Hy vọng các thông tin chia sẻ về câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự trong bài viết hữu ích với bạn. Bạn hãy tham khảo, chuẩn bị để chạm tới gần hơn những mục tiêu trong tương lai.
Lưu ý về kinh nghiệm phỏng vấn Nhân viên nhân sự
Khi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên nhân sự, có những lưu ý kinh nghiệm sau đây mà bạn nên chú ý:
Trả lời ngắn gọn, súc tích và rõ ràng
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn hãy tránh trả lời dài dòng, mà hãy tập trung vào những thông tin quan trọng và đưa ra câu trả lời mạch lạc.
Tập trung vào vị trí ứng tuyển
Đặt trọng tâm vào việc trình bày những kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến vị trí Nhân viên hành chính nhân sự. Để thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng làm việc lâu dài, tìm hiểu kỹ vị trí, yêu cầu công việc và chế độ đãi ngộ của công ty.
Thể hiện sự tự tin và chủ động
Bạn cần luôn giữ bình tĩnh và tự tin trong quá trình phỏng vấn, lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận và giao tiếp một cách tự nhiên và lịch sự. Đồng thời, tự đề xuất thêm thông tin và đặt câu hỏi phù hợp để thể hiện sự chủ động và tương tác tích cực.
Chuẩn bị trước cho câu hỏi thường gặp
Trước buổi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu, nắm vững những câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn Nhân viên hành chính nhân sự và chuẩn bị câu trả lời cho chúng, bao gồm các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, quản lý thời gian, giải quyết xung đột, và khả năng làm việc nhóm.
Sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp
Trong quá trình phỏng vấn, bạn cần chú ý sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng ngôn ngữ lỏng lẻo hoặc tiếng lóng. Việc sử dụng từ ngữ rõ ràng và diễn đạt một cách chính xác sẽ giúp bạn truyền đạt ý kiến và kỹ năng đến nhà tuyển dụng rõ ràng hơn.
Thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu công ty
Trước cuộc phỏng vấn, hãy dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Bạn có thể đưa ra câu hỏi liên quan đến công ty, môi trường làm việc, cơ hội phát triển và sự phù hợp với mục tiêu cá nhân. Điều này cho thấy sự quan tâm và ý định gắn bó của bạn đối với Quý công ty.
Ghi chép và đánh giá sau phỏng vấn
Sau cuộc phỏng vấn, hãy nhớ ghi chép lại những điểm quan trọng và nhận xét về cuộc trò chuyện. Đồng thời, bạn cần đánh giá lại khả năng và hiệu suất của bạn trong quá trình phỏng vấn để cải thiện trong tương lai.
Mỗi vị trí việc làm đều có những câu hỏi phỏng vấn đa dạng, khác nhau. Điều quan trọng nhất là trước buổi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị kỹ càng, và trả lời những câu hỏi một cách chân thật và khéo léo nhất. Từ đó, sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng “khó tính” và vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng.
Câu hỏi phỏng vấn
Mức lương bạn mong muốn với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
↳
Khi được hỏi về mức lương mong muốn, đừng chấp nhận một con số quá thấp, làm mất đi giá trị của công việc và kỹ năng của bạn. Tuy cũng không nên đưa ra một con số quá cao, không thực tế. Hãy tìm ra một giá trị phản ánh đúng năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Bạn còn ứng tuyển cho công ty nào với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Bạn làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Mức lương ở công ty cũ của bạn với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?
Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào với vị trí Nhân Viên Nhân Sự?