Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tuyển dụng 04 hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Khoa Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
– Vị trí: Giảng viên
– Số lượng:
+ 01 hợp đồng lao động tại Bộ môn Công nghệ phần mềm.
+ 02 hợp đồng lao động tại Bộ môn Khoa học máy tính.
+ 01 hợp đồng lao động tại Bộ môn Mạng và Hệ thống thông tin.
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Là người mang quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của chức danh dự tuyển.
3. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Có tâm huyết, đam mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học; có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
5. Có kế hoạch làm việc và đóng góp lâu dài cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
6. Có đơn đăng ký dự tuyển.
7. Có lý lịch rõ ràng.
8. Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ.
9. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B1 hoặc tương đương.
10. Không nói ngọng, không nói lắp, không có dị tật, thể hình cân đối.
II. YÊU CẦU RIÊNG
A. Đối với 01 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Công nghệ phần mềm:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy (không áp dụng đối với các hình thức đào tạo liên thông) ngành đào tạo/chuyên ngành đào tạo: Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin được cấp bởi các trường đại học công lập có uy tín trong và ngoài nước, đạt loại khá trở lên (tính theo điểm thi lần thứ nhất), số học phần thi lần thứ nhất không đạt yêu cầu không quá 04 học phần (trong đó không quá 02 học phần chuyên môn), điểm thi các học phần: Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình hướng đối tượng hoặc tương đương phải đạt loại khá trở lên (thể hiện qua bảng điểm thi lần thứ nhất, bậc Đại học).
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên thuộc các ngành/chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin từ các cơ sở đào tạo đã nêu trên.
B. Đối với 02 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Khoa học máy tính:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Khá trở lên từ các Trường đại học uy tín về ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin ở trong hoặc ngoài nước. Điểm thi các học phần: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Trí tuệ nhân tạo phải đạt điểm 7 trở lên.
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin hoặc Khoa học máy tính.
– Ưu tiên các ứng viên được đào tạo ở nước ngoài, có kinh nghiệm giảng dạy bậc Đại học ít nhất 02 năm, có công bố quốc tế hoặc từng tham gia các dự án thực tế trong chuyên ngành liên quan.
C. Đối với 01 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Mạng và Hệ thống thông tin:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Khá trở lên từ các Trường đại học uy tín về ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, Tin học ở trong hoặc ngoài nước. Điểm thi học phần Mạng máy tính, Quản trị mạng, An ninh mạng (nếu có) phải đạt điểm 7 trở lên.
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên thuộc các chuyên ngành: Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, An toàn thông tin, Công nghệ thông tin tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.
– Ưu tiên các ứng viên có bằng Tiến sĩ một trong các chuyên ngành nêu trên hoặc có ít nhất 2 năm kinh nghiệm giảng dạy/làm việc thực tế trong đúng lĩnh vực chuyên môn
III. NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
IV. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CHỨC DANH GIẢNG VIÊN CÓ BẰNG TIẾN SĨ
Ngoài các quy định tại Mục I và Mục III, người đăng ký dự tuyển có bằng Tiến sĩ:
a) Được xét ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi theo bằng Tiến sĩ (nếu khác với các văn bằng trước đó).
b) Chỉ yêu cầu có bằng đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp Tiến sĩ một trong 200 trường đại học hàng đầu thế giới [không áp dụng đối với các hình thức liên kết đào tạo, đào tạo trực tuyến (e-learning), đào tạo từ xa (distant learning)] tính tại thời điểm nộp hồ sơ thi tuyển.
Ưu tiên: Ứng viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, có bài báo quốc tế thuộc hệ thống ISI/Scopus; tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài.
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Đơn đăng ký dự tuyển;
2. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật dự thi (dán ảnh) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả quá trình học tập, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
4. Lý lịch khoa học;
5. Giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Quận/Huyện trở lên trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
6. 02 phong bì (có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người nhận) và 02 ảnh cỡ 4×6;
7. Bản sao học bạ phổ thông trung học (có công chứng);
8. Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng)
Lưu ý: Ngoài túi hồ sơ ghi rõ họ tên, số điện thoại liên hệ, hồ sơ không trả lại.
Thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ:
Thời hạn nhận hồ sơ: kể từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 08/11/2024.
1. Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng 332, Tầng 3, Nhà Hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội.
2. Người tiếp nhận hồ sơ: Đặng Thị Thanh Bình (0982.647.100)
*****Tệp đính kèm:
Nguồn thi: vnua.edu.vn
Thành lập năm 2011, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (tiền thân của Trường Đại học CMC) là một trong hai trường đại học trong cả nước chuyên đào tạo cử nhân mỹ thuật công nghiệp hệ chính quy. Năm 2021, Trường đã có bước phát triển đột phá khi tiếp nhận đầu tư chiến lược từ Tập đoàn Công nghệ CMC. Căn cứ Quyết định số 895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu chính thức đổi tên thành Trường Đại học CMC kể từ ngày 26/07/2022.
Là một thành viên thuộc Khối Giáo dục và Nghiên cứu của Tập đoàn Công nghệ CMC, Trường Đại học CMC được định hướng phát triển từ “Đại học thông minh, đổi mới sáng tạo” trong giai đoạn 2022 – 2032, tới “Đại học nghiên cứu” (World class university) sau năm 2032. Mục tiêu hàng đầu của Nhà trường là trở thành một Đại học công nghệ với các lĩnh vực đào tạo thế mạnh là Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, điện tử – viễn thông và các lĩnh vực khác gắn với yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và kinh tế số của cả nước, với quy mô cỡ trung từ 20 đến 30 nghìn sinh viên vào năm 2039.
Với khoản đầu tư hơn một nghìn tỉ đồng của giai đoạn một, Trường Đại học CMC ưu tiên nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, mở các ngành đào tạo mới, xây dựng đội ngũ giảng viên trình độ cao và hỗ trợ sinh viên giỏi. Trường Đại học CMC là một môi trường học thuật tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, gắn học với hành, giúp sinh viên trưởng thành nhanh qua thực tiễn, trở thành con người hành động và chủ thể của sáng tạo. Sinh viên của Trường có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu ở trong nước, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,… Việc học tập tại Trường cũng mở ra cơ hội việc làm tại Tập đoàn CMC, Tập đoàn Samsung và các đối tác công nghệ toàn cầu của CMC.
Review ĐẠI HỌC CMC
Cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại, với dàn máy xịn (GG)