Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin;
Căn cứ Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 2347/2016/QĐ- UBND ngày 27/7/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh; Số 30/2022/QĐ- UBND ngày 30/10/2022 về việc ban hành Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp có vốn góp của chủ sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 2997/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2023-2025;
Căn cứ Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Công văn số 824/SNV-CCVC ngày 18/5/2023 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn quy trình, thủ tục tổ chức tuyển dụng viên chức;
Căn cứ văn bản số 420/TT-HCNCUD ngày 11/9/2024 của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông v/v đăng ký nhu cầu tuyển dụng viên chức năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết họp Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền thông ngày 02/10/2024;
Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên-nhóm 4) thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông năm 2024 nhằm bổ sung đủ số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao tại Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày 22/12/2023; nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đúng vị trí việc làm và đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.
2. Yêu cầu
– Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ và các quy định hiện hành của pháp luật về tuyển dụng viên chức và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
– Việc tuyển dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của vị trí việc làm (VTVL) và chỉ tiêu biên chế được giao.
– Việc tuyển dụng phải nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh.
II. SỐ LƯỢNG, CHỈ TIÊU, VỊ TRÍ VIỆC LÀM CẦN TUYỂN DỤNG
1. Đơn vị đề nghị tuyển dụng: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyên thông.
2. Chỉ tiêu tuyển dụng
– Số lượng người làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyên thông được giao năm 2024 là: 26 người.
– Số lượng người làm việc hiện có mặt là: 23 người.
– Số lượng người làm việc còn thiếu (chưa tuyển dụng) là: 03 người.
– Số người nghỉ hưu năm 2024 là: Không.
– Số biên chế viên chức thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026 (theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 29/12/2024) là: Không.
– Số chỉ tiêu đề nghị tuyển dụng năm 2024 là: 02 chỉ tiêu.
– Vị trí việc làm cần tuyển dụng (01 vị trí): An toàn thông tin hạng III.
(Có biểu số 01 và biểu số 02 gửi kèm)
III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức; Luật sửa đổi bổ sung điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức
a. Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.
b. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
c. Có đơn đăng ký dự tuyển.
d. Có lý lịch rõ ràng.
đ. Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
e. Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
g. Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức
a. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện theo vị trí việc làm tuyển dụng
– Vị trí việc làm tuyển dụng: An toàn thông tin hạng III.
– Tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên, chuyên ngành An toàn thông tin. Có 1 trong 2 chứng chỉ Certified Ethical Hacker – CEH hoặc CompTIA Security + Certification.
– Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
3. Ưu tiên trong tuyển dụng
Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ, cụ thể như sau:
3.1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng
a. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d. Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
3.2. Trường hợp người dự thi tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
IV. HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUYỂN DỤNG
1. Hình thức, nội dung tuyển dụng và thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức tuyển dụng
a. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
b. Nội dung xét tuyển
– Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo vị trí việc làm tuyển dụng, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
– Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
+ Hình thức thi: Vấn đáp
+ Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển
+ Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi).
+ Thang điểm: 100 điểm.
+ Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi vấn đáp.
c. Thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng
– Thời gian dự kiến tuyển dụng: Tháng 11/2024.
– Địa điểm dự kiến tổ chức tuyển dụng: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (Tầng 17, Trụ sở Liên cơ quan số 3, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
2. Cách xác định người trúng tuyển
– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên trong tuyển dụng (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
– Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định nêu trên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển. Trường hợp vẫn không xác định được thì Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quyết định người trúng tuyển.
– Người không được tuyển dụng trong kỳ xét tuyển viên chức này không được bảo lưu kết quả cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
V. QUY TRÌNH, THỦ TỤC TUYỂN DỤNG
1. Thông báo nhu cầu tuyển dụng viên chức
Thông báo về chỉ tiêu, vị trí việc làm cần tuyển, điều kiện, tiêu chuẩn, thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự tuyển; hình thức, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng công khai ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chúng (Kênh truyền hình QTV, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử thành phần của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ); niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.
2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
2.1. Tiếp nhận hồ sơ
– Người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển nộp 02 bộ hồ sơ dự tuyển tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi theo đường bưu chính (thời hạn tính theo dấu bưu điện) trong thời hạn nhận hồ sơ (Hồ sơ không trả lại).
– Sở Thông tin và Truyền thông bố trí công chức có đủ năng lực, trình độ, trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển và khi tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, người tiếp nhận hồ sơ phải ký vào phiếu giao nhận với người đăng ký dự tuyển (trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì ký xác nhận đã nhận hồ sơ theo quy trình tiếp nhận hồ sơ văn bản đến của Sở).
2.2. Thành phần hồ sơ
Người đăng ký dự tuyển viên chức phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng theo thông báo khi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (ban hành theo mẫu số 01 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ).
– Bản chụp văn bằng chuyên môn, bảng điểm theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng.
Lưu ý: Không sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc xác nhận đã hoàn thành kỳ thi chờ cấp văn bằng, chứng chỉ thay thế các văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
– Bản chụp chứng chỉ khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
– Giấy chứng nhận đạt giải 3 cá nhân trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cấp THPT, trong kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia trở lên theo quy định tại Nghị định 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền chứng thực (nếu có).
2.3. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày (trong giờ hành chính), kể từ ngày đăng tải thông báo tuyển dụng viên chức công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2.4. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (Tầng 17, Trụ sở Liên cơ quan số 3, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Số điện thoại: 0936 488 678.
3. Thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức
Hội đồng tuyển dụng viên chức do Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành lập; làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ.
4. Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển viên chức
Hội đồng tuyển dụng viên chức thành lập Ban Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; báo cáo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện trên cơ sở kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển.
Thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển trên Trang thông tin điện tử thành phần của Sở Thông tin và Truyền thông và niêm yết tại trụ sở làm việc của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
5. Tổ chức xét tuyển
Tổ chức xét tuyển viên chức theo quy định tại: (i1) Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. (i2) Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. (i3) Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. (i4) Công văn số 824/SNV-CCVC ngày 18/5/2023 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh v/v hướng dẫn quy trình, thủ tục tổ chức tuyển dụng viên chức.
6. Thông báo kết quả tuyển dụng
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định công nhận kết quả trúng tuyển. Hội đồng tuyển dụng viên chức đăng tải kết quả trên Trang thông tin điện tử thành phần của Sở Thông tin và Truyền thông, niêm yết tại trụ sở làm việc của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và gửi thông báo kết quả bằng văn bản đến người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
7. Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và phân công công tác đối với viên chức
– Sau khi có kết quả trúng tuyển, Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thiện hồ sơ đề nghị tuyển dụng, lập danh sách gửi Sở Nội vụ thẩm định xếp lương.
– Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định tuyển dụng viên chức theo quy định.
– Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông ký kết hợp đồng làm việc, phân công, bố trí nhiệm vụ cho viên chức theo đúng vị trí việc làm đã tuyển dụng; cử người hướng dẫn viên chức trong thời gian tập sự (nếu có) và thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức được tuyển dụng theo quy định.
VI. LỆ PHÍ TUYỂN DỤNG, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Lệ phí tuyển dụng: Mức thu thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
– Mức thu, hình thức và thời hạn thu, nộp phí dự tuyển sẽ được Hội đồng tuyển dụng viên chức thông báo sau.
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức được sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí tuyển dụng và nguồn ngân sách chi thường xuyên của Sở theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám đốc Sở
– Đồng chí Giám đốc Sở: Chỉ đạo toàn diện việc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này đảm bảo đúng tiến độ và quy định của pháp luật. Trực tiếp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ của Sở và của Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở.
– Đồng chí Phó Giám đốc Sở: Giúp đồng chí Giám đốc đôn đốc, chỉ đạo các Phòng, đơn vị thuộc Sở, các Ban của Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Thông tin và Truyền thông, Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở phân công.
2. Văn phòng Sở Thông tin và Truyền thông
– Là cơ quan thường trực của Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở.
– Thông báo nhu cầu tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở.
– Tham mưu cho Giám đốc Sở thành lập Ban giám sát, tổ chức tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển… phối hợp với Hội đồng tuyển dụng tổ chức tuyển dụng viên chức theo quy định hiện hành. Báo cáo kết quả tuyển dụng với UBND tỉnh, Sở Nội vụ.
– Chủ trì, tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định gồm:
+ Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức theo quy định; kiểm tra điều kiện dự tuyển viên chức; chuẩn bị các tài liệu ôn tập để hướng dẫn cho thí sinh ôn thi, chuẩn bị đề thi, đáp án đảm bảo theo đúng yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở.
+ Đề xuất cử nhân sự tham gia các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở.
+ Tham mưu triển khai các quy định về công khai các nội dung liên quan về tổ chức tuyển dụng viên chức trên Trang thông tin điện tử thành phần của Sở Thông tin và Truyền thông và niêm yết tại trụ sở làm việc.
+ Hướng dẫn, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung liên quan khác về tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2024 bảo đảm theo quy định hiện hành.
3. Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông
– Thông báo công khai nội dung tuyển dụng viên chức bằng hình thức niêm yết tại trụ sở làm việc.
– Phối hợp với Văn phòng Sở trong việc chuẩn bị các tài liệu ôn tập để hướng dẫn cho thí sinh ôn thi và chuẩn bị đề thi, đáp án đảm bảo theo đúng yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024 của Sở nhằm triển khai Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2024 bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, thủ tục theo quy định.
– Hướng dẫn thí sinh trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ; phân công công tác, ký hợp đồng làm việc đối với người dự tuyển theo đúng vị trí việc làm đăng ký tuyển dụng; bố trí viên chức có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn tập sự đối với trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự (nếu có); đồng thời cử viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định.
4. Các Phòng chuyên môn thuộc Sở: Phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện các nội dung, công việc có liên quan đến tuyển dụng viên chức theo phân công của Sở và Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở.
Trên đây là Kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông năm 2024. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các phòng, đơn vị thuộc Sở kịp thời báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông (qua Văn phòng Sở) để xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: www.quangninh.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Quảng Ninh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư an toàn thông tin là gì?
Kỹ sư an toàn thông tin là một chuyên gia chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu của một tổ chức khỏi các rủi ro và mối đe dọa liên quan đến bảo mật. Công việc của họ bao gồm việc phân tích, đánh giá, và bảo vệ các hệ thống máy tính, mạng, ứng dụng, và dữ liệu quan trọng của công ty khỏi các cuộc tấn công mạng, vi phạm bảo mật, và sự xâm nhập trái phép. Bên cạnh đó những công việc như Kỹ sư phát triển phần mềm ERP, Lập trình viên, Kĩ sư Lập trình Linux,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kỹ sư an toàn thông tin
Kỹ sư an toàn thông tin là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật thông tin, đảm bảo rằng hệ thống, dữ liệu và thông tin của một tổ chức hoặc cá nhân được bảo vệ khỏi các mối đe dọa và rủi ro mạng. Công việc của kỹ sư an toàn thông tin rất quan trọng trong môi trường kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc sử dụng và lưu trữ thông tin trực tuyến ngày càng phổ biến và phức tạp. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư an toàn thông tin:
Phân tích rủi ro
Kỹ sư an toàn thông tin đầu tiên cần phải xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống và thông tin của tổ chức. Điều này bao gồm việc phân tích các lỗ hổng bảo mật, cả từ phía kỹ thuật và con người. Từ đó, họ sẽ có cơ sở để phát triển chiến lược bảo mật an toàn thông tin cho sản phẩm. Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cũng thường tham gia vào việc xây dựng chiến lược bảo mật tổng thể cho tổ chức. Họ đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp bảo vệ, quy tắc và quy trình cần thiết để bảo vệ tài sản thông tin.
Triển khai biện pháp bảo mật
Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật thực hiện triển khai các biện pháp bảo mật như tường lửa, phần mềm chống virus, mã hóa dữ liệu và các công nghệ bảo mật khác. Họ cũng thường tham gia vào việc cài đặt và cấu hình các hệ thống bảo mật.
Theo dõi và phát hiện vi phạm
Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật theo dõi liên tục hệ thống để phát hiện sự vi phạm bảo mật hoặc các hoạt động đáng ngờ. Họ cũng phải xác định nguồn gốc và mức độ của vi phạm khi xảy ra. Trong trường hợp xảy ra vi phạm hoặc sự cố bảo mật, Kỹ sư an toàn thông tin phải nhanh chóng phản ứng, điều tra sự cố và khắc phục hệ thống để ngăn chặn sự lan truyền của rủi ro.
Giáo dục và đào tạo
Với những kỹ sư an toàn thông tin bảo mật có nhiều năm kinh nghiệm, họ cũng thường tham gia vào việc đào tạo nhân viên về các quy tắc và thực hành bảo mật thông tin. Họ cũng có thể tổ chức các buổi đào tạo về an toàn mạng và bảo mật dành cho nhân viên.
Nghiên cứu và cập nhật
Lĩnh vực an toàn thông tin thay đổi liên tục, do đó Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần theo dõi các xu hướng mới và nghiên cứu các phương pháp bảo mật tiên tiến. Họ cũng cập nhật các hệ thống và quy trình bảo mật để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với môi trường mạng thay đổi.
Kỹ sư an toàn thông tin có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
208 - 468 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư an toàn thông tin
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư an toàn thông tin, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư an toàn thông tin?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư an toàn thông tin
Tuyển dụng một Kỹ sư an toàn thông tin yêu cầu xem xét nhiều yếu tố, nhưng hai tiêu chí quan trọng là kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản. Dưới đây là mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về An ninh mạng: Ứng viên cần phải có kiến thức sâu về các khái niệm cơ bản và nâng cao liên quan đến an ninh mạng, bao gồm các nguy cơ thường gặp như tấn công DDoS, lừa đảo, xâm nhập, và các biện pháp bảo vệ.
- Hiểu biết về Hệ thống và Mạng: Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần hiểu về cách hoạt động của hệ thống và mạng máy tính để có khả năng phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa.
- Công nghệ An ninh: Kiến thức về công nghệ an ninh như mã hóa dữ liệu, chứng thực, quản lý danh sách kiểm tra và công cụ an ninh mạng là rất quan trọng đối với một Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật.
- Phân tích mã độc và Phòng ngừa: Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cũng cần có khả năng phân tích mã độc và tìm ra cách phòng ngừa chúng.
- Luật và Quy định về An ninh thông tin: Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cũng phải hiểu biết về các luật pháp và quy định liên quan đến an ninh thông tin, chẳng hạn như GDPR, HIPAA, hay NIST, là một lợi thế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng Giao tiếp: Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi thông tin với các thành viên trong tổ chức và diễn đạt về các vấn đề an ninh mạng một cách rõ ràng. Ngoài ra, trong nhiều tình huống, họ còn phải giao tiếp với khách hàng, lãnh đạo, đối tác,...
- Kỹ năng Phân tích: Đây được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những ai làm trong lĩnh vực khoa học. Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần có khả năng phân tích thông tin và dữ liệu để xác định các mối đe dọa và xâm nhập
- Kỹ năng Giải quyết vấn đề: Trong quá trình nghiên cứu, có rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Vì vậy, Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần phải có khả năng giải quyết các vấn đề an ninh mạng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Kỹ năng Lập kế hoạch và Quản lý thời gian: Công việc của một Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật là vô cùng nhiều. Vì vậy, quản lý thời gian và lập kế hoạch sẽ giúp họ đảm bảo tất cả các nhiệm vụ an ninh được thực hiện đúng hạn.
- Kỹ năng Học tập liên tục: An ninh mạng là một lĩnh vực luôn thay đổi nhanh chóng, vì vậy phải luôn cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần có khả năng học tập liên tục và theo dõi các phát triển mới để phục vụ cho công việc.
- Kỹ năng Lãnh đạo và Đoàn kết: Trong một số trường hợp, Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật có thể phải lãnh đạo các dự án an ninh hoặc làm việc trong nhóm, vì vậy khả năng lãnh đạo và làm việc đồng đội là quan trọng.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học.
- Có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận
- Có khả năng ngoại ngữ ít nhất là mức cơ bản
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư an toàn thông tin
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh an toàn thông tin | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật và các ngành liên quan:
- Kỹ sư phần mềm: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Kĩ sư Lập trình Linux: 20.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh An toàn thông tin
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh an toàn thông tin thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia an toàn thông tin có kinh nghiệm. Thực tập sinh sẽ được giao các nhiệm vụ nhỏ, giúp họ làm quen với các khái niệm cơ bản về an toàn thông tin, các công cụ và phương pháp phân tích bảo mật.
>> Đánh giá: Thực tập sinh an toàn thông tin là công việc nhiều sinh viên năm cuối khối ngành IT lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận IT dưới sự hướng dẫn của nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động nghiên cứu của công ty nên mức lương sẽ không quá cao.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh An toàn thông tin mới nhất
2. Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Một nhân viên an toàn thông tin có thể thăng chức thành kỹ sư an toàn thông tin. Kỹ sư an toàn thông tin thường có trách nhiệm thiết kế, triển khai và quản lý các biện pháp bảo mật, xác định và đối phó với các mối đe dọa bảo mật phức tạp, tham gia vào việc xây dựng chính sách và quy trình bảo mật.
>> Đánh giá: Công việc của Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật cần có kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, giao tiếp tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư An toàn thông tin bảo mật đang tuyển dụng
5 bước giúp Kỹ sư an toàn thông tin thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Tham gia các khóa học chuyên sâu về lĩnh vực xử lý thông tin, cập nhật kiến thức mới nhất về các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, lấy các chứng chỉ quốc tế uy tín trong lĩnh vực xử lý thông tin như CCNA, CCNP, Microsoft Certified Solutions Associate (MCSA), tự học và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực xử lý thông tin.
Nâng cao kỹ năng mềm
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để có thể trình bày ý tưởng, thuyết trình kết quả công việc một cách rõ ràng, thuyết phục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp để hoàn thành tốt các dự án chung, luyện kỹ năng phân tích, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, kỹ năng quản lý thời gian để có thể hoàn thành công việc đúng hạn và hiệu quả.
Mở rộng mạng lưới quan hệ
Tham gia các cộng đồng chuyên ngành về an toàn thông tin trên mạng xã hội hoặc diễn đàn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm, tham gia các hội nhóm nghề nghiệp về an toàn thông tin để kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm, tham dự các sự kiện An toàn thông tin để gặp gỡ các nhà tuyển dụng tiềm năng và mở rộng mạng lưới quan hệ.
Xây dựng, mở rộng quan hệ
Xây dựng mối quan hệ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong ngành an toàn thông tin. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng và các mối quan hệ hữu ích giúp bạn phát triển sự nghiệp và tăng thu nhập. Tham gia vào cộng đồng An toàn thông tin, tham gia hội thảo, sự kiện, và diễn đàn trực tuyến để xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp và tìm kiếm cơ hội mới.
Đảm nhận thêm các công việc
Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư lập trình nhúng đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư phát triển phần mềm ERP mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư phần mềm hiện nay