Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024.
1. Số lượng tuyển dụng.
Số lượng cần tuyển: 47 Chỉ tiêu
Trong đó:
– Vị trí Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III (mã số V.09.02.03): 22 người, cụ thể:
+ Giảng viên ngành Điện công nghiệp: 06 người;
+ Giảng viên ngành Công nghệ Ô tô: 03 người;
+ Giảng viên ngành Công nghệ Hàn: 01 người;
+ Giảng viên ngành Công nghệ Thông tin: 04 người;
+ Giảng viên ngành Kế toán: 03 người;
+ Giảng viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: 01 người;
+ Giảng viên ngành May và thiết kế thời trang: 02 người;
+ Giảng viên môn Tiếng anh: 01 người;
+ Giảng viên môn Giáo dục thể chất: 01 người.
– Vị trí Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III (mã số V.09.02.04): 03 người, cụ thể:
+ Giảng viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: 02 người;
+ Giảng viên ngành Công nghệ Ô tô: 01 người.
– Vị trí Giáo viên THPT hạng III (mã số V.07.05.15): 07 người, cụ thể:
+ Giáo viên môn Ngữ văn: 02 người;
+ Giáo viên môn Toán: 03 người;
+ Giáo viên môn Hóa: 01 người;
+ Giáo viên môn Địa lý: 01 người.
– Vị trí Hành chính-Văn phòng (mã số 01.003): 02 người.
– Vị trí Quản trị công sở (mã số 01.003): 01 người.
– Vị trí Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị (mã số 01.003): 01 người.
– Vị trí Quản lý chương trình giáo dục (mã số 01.003) : 02 người.
– Vị trí Quản lý thi và Văn bằng chứng chỉ (mã số 01.003) : 01 người.
– Vị trí Quản lý người học (mã số 01.003): 02 người.
– Vị trí Truyền thông (mã số 01.003): 01 người.
– Vị trí Tư vấn viên dịch vụ việc làm (mã số 01.003): 01 người.
– Vị trí Y tế học đường (mã số V.08.05.13): 01 người.
– Vị trí Kế toán viên hạng III (mã số V.06.031): 02 người.
– Vị trí Thủ quỹ (mã số V.01.003): 01 người.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển.
a) Điều kiện tiêu chuẩn chung:
Đảm bảo theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức và Điều 5, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
b) Yêu cầu cụ thể của từng vị trí việc làm như sau:
– Vị trí Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết theo quy định tại Thông tư số 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của từng vị trí như sau:
+ Giảng viên ngành Điện công nghiệp: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ kỹ thuật điện, Thiết bị điện, Điện – Điện tử thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành Công nghệ Ô tô: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Công nghệ Ô tô thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành Công nghệ Hàn: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Hàn, Kỹ thuật Hàn thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành Công nghệ thông tin: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Sư phạm Công nghệ thông tin; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Thông tin, Thông tin học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành Kế toán: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Sư phạm Kế toán; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên ngành May và thiết kế thời trang: Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: May, Công nghệ May và thời trang, May thời trang thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên môn Tiếng anh: Có bằng Cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh; trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Tiếng Anh thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Giảng viên môn Giáo dục thể chất: Có bằng Cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Giáo dục thể chất, Sư phạm Giáo dục thể chất; trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Thể dục thể thao thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
– Vị trí Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành theo quy định tại Thông tư số 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của từng vị trí như sau:
+ Vị trí Giảng viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: Có bằng Cao đẳng hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng Cao đẳng trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
+ Vị trí Giảng viên ngành Công nghệ ô tô: Có bằng Cao đẳng hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật; trường hợp có bằng Cao đẳng trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ Ô tô thì phải có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
– Vị trí Giáo viên THPT hạng III: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh giáo viên THPT hạng III theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 và Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, yêu cầu về trình độ đào tạo của từng vị trí như sau:
+ Giáo viên môn Ngữ văn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên Ngữ văn hoặc có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Ngữ văn và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Giáo viên môn Toán: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo Sư phạm Toán hoặc có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Toán và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Giáo viên môn Hóa: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo Sư phạm Hóa hoặc có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Hóa và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Giáo viên môn Địa lý: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo Sư phạm Địa lý hoặc có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Địa lý và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Vị trí Hành chính – Văn phòng: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kế toán, Công nghệ thí nghiệm và Thiết bị trường học, Sinh học.
– Vị trí Quản trị công sở: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Lịch sử.
– Vị trí Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Kế toán.
– Vị trí Quản lý chương trình giáo dục: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, Ngữ văn, Xã hội.
– Vị trí Quản lý thi và Văn bằng chứng chỉ: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Lịch sử, Ngữ văn, Kế toán.
– Vị trí Quản lý người học: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Địa lý, Lịch sử, xã hội.
– Vị trí Tư vấn dịch vụ việc làm: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Hóa học, Ngữ văn.
– Vị trí Truyền thông: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường đô thị, Sư phạm Kỹ thuật.
– Vị trí Y tế học đường: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 10/VBHNBYT ngày 14/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Trong đó, yêu cầu về trình độ đào tạo là có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành điều dưỡng.
– Vị trí Kế toán viên hạng III: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Kế toán viên hạng III theo quy định tại Thông tư số 66/2024/TT-BTC ngày 06/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng.
– Vị trí Thủ quỹ: Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh Chuyên viên theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 4/VBHN-BNV ngày 19/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành hoặc chuyên ngành: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng.
3. Hình thức tuyển dụng:
Thực hiện việc tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư số 6/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các quy định hiện hành của pháp luật của UBND tỉnh Thanh Hóa
4. Điều kiện đăng ký tuyển dụng.
Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức và Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Thí sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu 01kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020; Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
7. Thời gian phát hành và nhận phiếu đăng ký dự tuyển
Thời gian nhận phiếu đăng ký dự tuyển: Từ ngày 09/12/2024 đến hết ngày 07/01/2025
8. Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển
Phòng Tổ chức Hành chính trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn
9. Lệ phí tuyển dụng
500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng)/người dự tuyển (Thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính).
Nguồn tin: cdns.edu.vn
Thành lập năm 2011, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (tiền thân của Trường Đại học CMC) là một trong hai trường đại học trong cả nước chuyên đào tạo cử nhân mỹ thuật công nghiệp hệ chính quy. Năm 2021, Trường đã có bước phát triển đột phá khi tiếp nhận đầu tư chiến lược từ Tập đoàn Công nghệ CMC. Căn cứ Quyết định số 895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu chính thức đổi tên thành Trường Đại học CMC kể từ ngày 26/07/2022.
Là một thành viên thuộc Khối Giáo dục và Nghiên cứu của Tập đoàn Công nghệ CMC, Trường Đại học CMC được định hướng phát triển từ “Đại học thông minh, đổi mới sáng tạo” trong giai đoạn 2022 – 2032, tới “Đại học nghiên cứu” (World class university) sau năm 2032. Mục tiêu hàng đầu của Nhà trường là trở thành một Đại học công nghệ với các lĩnh vực đào tạo thế mạnh là Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, điện tử – viễn thông và các lĩnh vực khác gắn với yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và kinh tế số của cả nước, với quy mô cỡ trung từ 20 đến 30 nghìn sinh viên vào năm 2039.
Với khoản đầu tư hơn một nghìn tỉ đồng của giai đoạn một, Trường Đại học CMC ưu tiên nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, mở các ngành đào tạo mới, xây dựng đội ngũ giảng viên trình độ cao và hỗ trợ sinh viên giỏi. Trường Đại học CMC là một môi trường học thuật tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, gắn học với hành, giúp sinh viên trưởng thành nhanh qua thực tiễn, trở thành con người hành động và chủ thể của sáng tạo. Sinh viên của Trường có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu ở trong nước, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,… Việc học tập tại Trường cũng mở ra cơ hội việc làm tại Tập đoàn CMC, Tập đoàn Samsung và các đối tác công nghệ toàn cầu của CMC.
Review ĐẠI HỌC CMC
Cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại, với dàn máy xịn (GG)