Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
- Xây dựng biện pháp an toàn thi công tại công trường: khảo sát điều kiện thi công, khoanh vùng cảnh báo nguy hiểm, đề xuất các nội quy, quy định về ATLĐ cho công trường, lập sơ đồ an toàn, bố trí biển báo tại các khu vực thi công...
- Chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát đào tạo, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV theo luật định;
- Kiểm tra tuân thủ biện pháp an toàn tại công trường về con người, thiết bị kiểm soát chất lượng và đề xuất mua sắm bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện làm việc của công trường;
- Điều tra, lập hồ sơ, xử lý, báo cáo khi xảy ra sự cố an toàn;
- Đối ứng công việc, sự cố an toàn khẩn cấp ngoài giờ làm việc (nếu cần);
- Cập nhật số liệu sản xuất và lập báo cáo phục vụ "Đánh giá thực hiện BSC" và kế hoạch Ban An toàn
- Các công việc khác theo sự sắp xếp của quản lý.
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng.
- Có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo về an toàn lao động và vệ sinh môi trường còn hiệu lực.
- Có thời gian làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 03 năm đối với lĩnh vực An toàn lao động
- Đã phụ trách công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường tối thiểu 01 hợp đồng (gói thầu) thi công xây dựng công trình giao thông (được Chủ đầu tư xác nhận)
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Trên 28
- Lương: 17 Tr - 22 Tr VND
Với kinh nghiệm hơn 40 năm xây dựng, có tiềm năng hùng hậu về thiết bị thi công tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề... sẵn sàng thi công mọi công trình cầu, đường, bến cảng... trên mọi nẻo đường của đất nước Tổng công ty Thăng Long-CTCP là một doanh nghiệp được thành lập ngày 6/7/1973, là đơn vị xây dựng cầu đường hàng đầu của Việt Nam.
Công trình đầu tiên là xây dựng cầu Thăng Long (1973-1985) - cây cầu lớn nhất thời bấy giờ, với quy mô 2 tầng: tầng dưới là đường sắt và đường bộ, tầng trên là đường ô tô rộng 23m với tổng chiều dài toàn cầu trên 10km, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Sau 43 năm hoạt động Tổng công ty đã xây dựng hàng trăm cây cầu lớn, hàng nghìn công trình dân dụng, công trình giao thông, bến cảng, sân bay.... như: cầu Kiền, cầu Sông Gianh, Cầu Phù Đổng, cầu Vĩnh Tuy, cầu Hoàng Long, cầu đường sắt, cầu Pá Uôn, Đường cao tốc Sài gòn-Trung Lương, Đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên– Quốc lộ 3, các nút giao cầu vượt thép tại Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Tất cả các dự án trên dù ở bất kỳ điều kiện địa hình, địa chất phức tạp đều được triển khai thi công tuyêt đối an toàn, đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, được các chủ đầu tư, tư vấn đánh giá cao. Có được thành quả trên là quá trình tích lũy liên tục để Tổng công ty có được một đội lao động chuyên nghiệp, tinh thông nghề nghiệp, liên tục cập nhật, tiếp cận và làm chủ các công nghệ thi công hiện đại tiên tiến nhất trên thế giới. Hàng loạt các công nghệ hiện đại và các thiết bị đặc chủng đã làm nên thương hiệu Thăng Long như: Móng cọc khoan nhồi đường kính lớn trên cạn và trên mặt nước, Cầu dây văng, Cầu đúc hẫng, cầu dầm ống thép nhồi bê tông, vận chuyển và lao lắp các cấu kiện dầm bê tông tải triêu trường, siêu trọng, sản xuất lắp đặt các kết cấu thép, xử lý nền đất yếu… Điều quan trọng hơn tất cả các dự án luôn được triển khai với các giải pháp kỹ thuật tối ưu để giảm thiểu tác động đến môi trường, mang lại hiệu quả cao cho cộng đồng, xã hội.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường là gì?
Nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường (Safety Officer) là một trong số những vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,... Đây là công việc dành cho những người am hiểu đầy đủ về các kiến thức an toàn lao động để thực hiện trách nhiệm giám sát, quản lý và đề xuất các phương án đảm bảo cho các vấn đề an toàn – vệ sinh, an ninh tại các môi trường lao động.
Mô tả công việc của nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Đảm bảo về vấn đề an toàn lao động, sức khỏe và vệ sinh môi trường của các dự án
Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của các nhân viên an toàn lao động hiện nay đó chính là thực hiện công việc đảm bảo về các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc, các yếu tố môi trường khi thi công, sản xuất dự án. Cụ thể, công việc của nhân viên an toàn lao động trong nhiệm vụ này như sau:
Tham gia vào việc xây dựng nên các biện pháp xử lý, giải quyết vấn đề an toàn lao động theo các dự án hay hoạt động sản xuất được giao.
Ví dụ như với lĩnh vực xây dựng, thi công các công trình thì nhân viên an toàn lao động sẽ làm nhiệm vụ xây dựng các biện pháp về an toàn thi công tại các công trường như khảo sát về các điều kiện thi công, thực hiện khoanh vùng cho các khu vực cảnh báo nguy hiểm, họp công tác với các bên nhà thầu để đưa ra các quy định về an toàn lao động cho các hoạt động tại công trường, tạo các hồ sơ an toàn và bố trí cụ thể các biển báo về khu vực đang thi công,...
Nhân viên an toàn lao động sẽ là người thực hiện huấn luyện đội ngũ công nhân về an toàn công trường và trong hoạt động sản xuất, cấp thẻ ra vào cho những ai đủ điều kiện làm việc tại các môi trường nguy hiểm.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát về việc thực hiện theo đúng quy định an toàn lao động của các công nhân cũng như các thiết bị sản xuất trong nhà máy, công trường.
Đưa ra các đề xuất cụ thể, chi tiết về biện pháp vệ sinh trong công nghiệp hay các vấn đề về vệ sinh công trường xây dựng.
Khi có vấn đề, sự cố phát sinh xảy ra gây nguy hiểm đến người lao động thì nhân viên an toàn lao động cũng cần tham gia vào công tác sơ cứu khi cần thiết.
Thực hiện kiểm soát một cách kỹ lưỡng, sát sao về chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất, thi công, đề xuất về việc mua sắm thêm các đồ bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình làm việc.
Thực hiện công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ
Trong nhiệm vụ đảm bảo về công tác an ninh, trật tự và phòng chống cháy nổ xảy ra khi làm việc thì nhân viên an toàn lao động sẽ có trách nhiệm trong các vấn đề sau:
Luôn phải đảm bảo về công tác bảo vệ, chú ý vấn đề an ninh trong khi làm việc tại các nhà máy, các công trường xây dựng, không gây mất trật tự, rối loạn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Thực hiện phương châm phòng chống cháy nổ xảy ra trong quá trình làm việc, triển khai các chương trình cụ thể về phòng chống cháy nổ trong lao động đối với các dự án, chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để chống việc cháy nổ, giám sát về việc thực hiện của các công nhân trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, nhân viên an toàn lao động còn thường xuyên phải kiểm tra định kỳ về sự an toàn của các thiết bị phòng cháy nổ, mua thay thế hay xử lý để đảm bảo có thể sử dụng khi có vấn đề xảy ra.
Đưa ra các đề xuất về cải tiến các quy trình, thủ tục về việc an toàn lao động
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, nhân viên an toàn lao động cũng cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện về các vấn đề hỏng hóc, những hạn chế, lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động sản xuất, thi công công trình. Từ đó cần phải có những kiến nghị, đề xuất phù hợp về việc thay đổi các quy trình thực hiện, các thủ tục quan trọng, hồ sơ liên quan đến đảm bảo an toàn lao động.
Đây là công việc rất quan trọng giúp đảm bảo về hiệu quả hoạt động sản xuất, xây dựng cũng như sự an toàn cho các công nhân khi sử dụng các thiết bị máy móc trang thiết bị trong nhà máy và tại công trình.
Lập các báo cáo theo định kỳ gửi lên cấp trên
Cuối cùng, nhân viên an toàn lao động sẽ phải lập các báo cáo công việc để tổng kết lại toàn bộ những vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc, các đề xuất, phương án mới cho việc cải thiện quy trình, chất lượng lao động và những kết quả có được so với kế hoạch công việc đã đề ra rồi gửi lên ban lãnh đạo cấp trên xem xét, nắm bắt tình hình.
Các báo cáo này cần thể hiện một cách chi tiết, đầy đủ nhất các số liệu cần thiết để quản lý, trưởng phòng hay giám đốc có thể đánh giá được hiệu quả công việc đã thực hiện như thế nào và đưa ra các đề xuất thay đổi hay tiếp tục phát huy các kế hoạch sao cho phù hợp nhất, nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả công việc cao mà vẫn phải an toàn lao động.
Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91-156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường?
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
- Tốt nghiệp các chuyên ngành An toàn vệ sinh lao động, Bảo hộ lao động... hoặc các ngành liên quan;
- Đọc hiểu và nắm rõ luật lao động, các văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định... quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Có kiến thức về an toàn trong thi công trong lĩnh vực hoạt động của công ty, có chứng chỉ an toàn lao động;
Yêu cầu kỹ năng sắp xếp công việc
Mỗi ngày Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường thường phải quản lý nhiều người, nhiều đầu việc khác nhau. Nếu không biết cách sắp xếp thời gian hay sắp xếp nhiệm vụ họ sẽ rất khó để quản lý hết thảy khối lượng công việc. Vì vậy, nếu Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường sở hữu kỹ năng sắp xếp tốt, họ sẽ biết cách để ưu tiên những đầu việc quan trọng để xử lý trước, giải quyết từng công việc một cách chính xác và kịp tiến độ.
Yêu cầu kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc không thể không tránh khỏi những mâu thuẫn hay các sự cố bất ngờ trong công việc. Những lúc này, Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường sẽ phải trực tiếp đứng ra xử lý sao cho ổn thỏa, tránh những tranh chấp ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường biết cách giải quyết vấn đề một cách thông minh.
Yêu cầu khả năng giao tiếp
Vị trí Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải phối hợp với rất nhiều người để thực hiện tốt dự án. Do đó kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng được mối quan hệ với những người khác như kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân, v.v., nhờ đó tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc và đem lại kết quả tốt nhất trong quá trình thi công dự án.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh an toàn
Mức lương: 2.5 - 3.5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh An toàn là người đang tham gia vào một chương trình thực tập trong lĩnh vực An toàn, Sức khỏe và Môi trường (EHS), trong đó họ được cung cấp cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế về các quy trình, tiêu chuẩn và nghiên cứu liên quan đến an toàn lao động, sức khỏe và môi trường làm việc.
>> Đánh giá: Họ thường hỗ trợ các nhiệm vụ liên quan đến việc kiểm tra và đánh giá các nguy cơ an toàn trong môi trường làm việc, giúp thực hiện các kiểm tra định kỳ và báo cáo các vấn đề liên quan. Và có thể tham gia vào việc tổ chức và triển khai các chương trình đào tạo về an toàn cho nhân viên, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và các quy trình an toàn.
2. Nhân viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường
Mức lương: 5 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường (Safety Officer) hay người giám sát an toàn là một trong số những vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,... Đây là công việc dành cho những người am hiểu đầy đủ về các kiến thức an toàn lao động để thực hiện trách nhiệm giám sát, quản lý và đề xuất các phương án đảm bảo cho các vấn đề an toàn – vệ sinh, an ninh tại các môi trường lao động.
>> Đánh giá: Do yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường và an toàn lao động, nhu cầu tuyển dụng nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực này ngày càng lớn. Doanh nghiệp thường phải đầu tư vào đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên ATLD và VSMT. Những người có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực này thường được các doanh nghiệp săn đón và trả lương cao hơn.
3. Chuyên viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường
Mức lương: 8 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên An toàn lao động và vệ sinh môi trường là người xây dựng biện pháp an toàn thi công tại công trường: khảo sát điều kiện thi công, khoanh vùng cảnh báo nguy hiểm, đề xuất các nội quy, quy định về ATLĐ cho công trường, lập sơ đồ an toàn, bố trí biển báo tại các khu vực thi công... Chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát đào tạo, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV theo luật định.
>> Đánh giá: Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của nhân viên và giảm thiểu rủi ro thiệt hại về tài sản và môi trường. Việc duy trì một môi trường làm việc an toàn giúp tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động.
4. Quản lý An toàn lao động và vệ sinh môi trường
Mức lương: 12 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Quản lý An toàn lao động và vệ sinh môi trường chính là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến An toàn lao động và vệ sinh môi trường của toàn bộ công ty theo trách nhiệm được giao. Dẫn dắt quy trình làm việc trong một dự án lớn, Chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát đào tạo, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV theo luật định; kiểm tra tuân thủ biện pháp an toàn tại công trường về con người, thiết bị kiểm soát chất lượng và đề xuất mua sắm bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện làm việc của công trường. Điều tra, lập hồ sơ, xử lý, báo cáo khi xảy ra sự cố an toàn.
>> Đánh giá: Họ không chỉ giám sát và thực hiện các biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường mà còn đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược dài hạn về an toàn và bảo vệ môi trường. Họ giúp thiết lập văn hóa an toàn trong toàn doanh nghiệp. Và đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý về an toàn lao động và môi trường, từ đó tránh các hình phạt và bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.
5 bước giúp Nhân viên an toàn lao động và vệ sinh môi trường thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao Kiến thức và Kỹ năng Chuyên môn
Đăng ký tham gia các khóa đào tạo nâng cao, hội thảo chuyên ngành, và chứng chỉ chuyên môn. Cập nhật các quy định mới, công nghệ và phương pháp quản lý an toàn và môi trường. Theo dõi các tài liệu, sách, báo cáo nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực ATLD và VSMT để nắm bắt các xu hướng và thực tiễn tốt nhất.
Xây dựng Kỹ năng Quản lý và Lãnh đạo
Học hỏi và thực hành các kỹ năng quản lý dự án, lãnh đạo nhóm, và kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Tham gia vào các khóa học về quản lý và lãnh đạo nếu có thể. Chủ động nhận thêm trách nhiệm và đảm nhận các dự án quan trọng. Điều này cho thấy khả năng của bạn trong việc điều hành và quản lý các nhiệm vụ lớn hơn.
Tăng Cường Mạng lưới Quan hệ và Xây dựng Danh tiếng
Tham gia vào các tổ chức chuyên ngành, nhóm mạng lưới và cộng đồng ATLD và VSMT. Mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành để học hỏi và tìm kiếm cơ hội mới. Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp sáng tạo và đóng góp vào thành công của các dự án. Điều này giúp xây dựng danh tiếng tốt và sự tín nhiệm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
Hiệu suất và Kết quả Đạt được
Đảm bảo rằng bạn thực hiện công việc của mình với hiệu suất cao. Đặt mục tiêu rõ ràng và đo lường kết quả công việc của bạn. Cung cấp các báo cáo chi tiết về những thành tựu và cải tiến bạn đã thực hiện. Chủ động tìm kiếm phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp để cải thiện kỹ năng và hiệu suất của bạn. Áp dụng những ý kiến này để phát triển và hoàn thiện hơn.
Thể hiện Tinh thần Đổi mới và Sáng tạo
Đưa ra các ý tưởng và sáng kiến để cải thiện quy trình an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Đề xuất các biện pháp mới để nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu rủi ro. Linh hoạt trong việc áp dụng các công nghệ mới và phương pháp tiếp cận sáng tạo. Điều này giúp bạn nổi bật và cho thấy khả năng ứng phó với sự thay đổi.
Xem thêm: