Mô tả công việc
The Senior Visual Merchandising is responsible for creating and executing visual merchandising strategies to enhance the in-store customer experience and drive sales. Work closely with store managers and the marketing team to ensure visual consistency across all stores and regularly monitor sales trends to adjust displays as necessary.
Team and line-report:
- Report to Marketing Manager Duties/Responsibilities
- Develop and implement visual merchandising plans that align with the brand’s overall marketing strategy
- Create and maintain visual displays that effectively showcase new products, promotions and seasonal collections
- Collaborate with store managers to train sales associates on visual merchandising standards and techniques
- Ensure all visual displays adhere to safety and compliance standards
- Regularly visit stores to conduct merchandising inspections and provide feedback to store managers and sales associates
- Others task to be assigned by Marketing Manager.
Yêu cầu công việc
- A degree is preferred in visual of fashion, graphic design or other arts-related fields.
- At least 02 years of Visual merchandising experience in fashion.
- Retail sales or MKT experience is helpful in understanding customer behavior - Good communication skills and flexibility.
- Proficient in using office software and Photoshop
- Fluent spoken and written English (nice to have)
Quyền lợi được hưởng
- Salary and bonus: Competitive
- Full salary insurance, other benefits as per state regulations.
- Working hours: Monday to Friday: 8:30 a.m – 6:00 p.m. Saturday: 8:30 a.m. - 4:30 p.m. (Off alternately between weeks)
- Work location: 339 Le Van Sy Street , Ward 13, District 3, HCM City
Công ty TNHH Rechic - " REMAIN YOUR CHIC STYLE ” với phương châm giúp cho những cô nàng hiện đại giữ mãi phong cách sang trọng và thanh lịch của mình. Rechic mang trong mình tầm nhìn và sứ mệnh trở thành điểm dừng chân thời trang đầu tiên của khách hàng khi họ muốn tìm kiếm cho mình một sản phẩm thời trang phù hợp xu hướng, giá thành hợp lý nhưng mang lại chất lượng cao.
Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm của RECHIC đều chú trọng đến form dáng vừa vặn nhằm tôn vinh từng đường nét trên cơ thể người con gái Việt, giúp các cô gái xinh đẹp thể hiện được cá tính năng động và tự tin của mình.
Trải qua 3 năm hình thành và phát triển, Rechic luôn chú tâm nghiên cứu và không ngừng sáng tạo nhằm mang lại cho khách hàng những thiết kế mới lạ và chất lượng nhất. Đó cũng chính là những gì mà chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng thông qua những trải nghiệm đến từ Rechic.
Công việc của Nhân Viên Visual Effects là gì?
1. Nhân Viên Visual Effects là gì?
Nhân viên Visual Effects/VFX Artist là người chịu trách nhiệm tạo ra hiệu ứng hình ảnh số trong ngành công nghiệp phim, truyền hình và trò chơi điện tử. Công việc của họ bao gồm sử dụng các phần mềm và công cụ đồ họa máy tính để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, như hình ảnh siêu thực, đồ họa 3D, hợp thành hình ảnh và phối cảnh.
2. Mức lương và mô tả công việc của Nhân Viên Visual Effects hiện nay
Mức lương của Nhân Viên Visual Effects hiện nay
Mức lương của Nhân Viên Visual Effects ở Việt Nam thường kiếm được khoảng 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, quy mô công ty, số năm kinh nghiệm của ứng viên:
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
Dưới 2 năm |
VFX Runner/Production Assistant |
Khoảng 3 - 5 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 4 năm |
Điều phối viên VFX (VFX Coordinator) |
Khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 5 năm |
Compositor/Compositing Artist |
Khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng. |
Từ 3 - 6 năm |
CG Generalist |
Khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng |
Từ 4 - 8 năm |
VFX Artist |
Khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng |
Từ 6 - 10 năm |
Nhà sản xuất VFX/VFX Producer |
Khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng |
Từ 8 - 12 năm |
Giám sát VFX/VFX Supervisor |
Khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng |
Mô tả công việc của Nhân Viên Visual Effects
VFX artist là người tạo ra hình ảnh chân thực bằng các công cụ kỹ thuật số. Họ tích hợp các hiệu ứng vào hành động trực tiếp trong phim, truyền hình, và trò chơi điện tử, v.v nhằm tạo cho người xem cảm giác chân thực và hấp dẫn nhất. VFX artist sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích yêu cầu: VFX artist tham gia vào quá trình phân tích yêu cầu về kỹ xảo của dự án. Họ làm việc cùng đạo diễn và nhóm sản xuất để hiểu và đáp ứng các yêu cầu cụ thể về hiệu ứng hình ảnh trong phim.
- Tạo mô hình 3D và texturing: VFX artist tạo ra các mô hình 3D của các đối tượng, nhân vật, hoặc môi trường trong phim. Họ cũng thực hiện công việc texturing, tức là tạo ra các bề mặt và chất liệu cho các mô hình 3D để chúng có hình dạng và vẻ ngoài chân thực.
- Ánh sáng và render: VFX artist đảm nhận việc tạo ánh sáng cho các cảnh trong phim và render (tạo hình) các hình ảnh hoàn chỉnh từ các mô hình 3D và dữ liệu kỹ xảo. Họ sử dụng các công cụ và phần mềm đồ họa 3D để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, và các yếu tố khác để tạo ra hiệu ứng hình ảnh mong muốn.
- Compositing: VFX artist sử dụng kỹ thuật compositing để kết hợp các phần hình ảnh từ các nguồn khác nhau thành một hình ảnh hoàn chỉnh. Họ thực hiện việc ghép nối các lớp hình ảnh, điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, và hiệu ứng để tạo ra hình ảnh cuối cùng.
- Hiệu ứng đặc biệt: VFX artist tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, như hiệu ứng hỏa tiễn, nổ, cháy, biến hình, hay biến mất. Họ sử dụng các công cụ và phần mềm đồ họa để tạo ra những hiệu ứng ấn tượng và chân thực để thêm sự hấp dẫn và giá trị sản phẩm điện ảnh.
3. Visual Effects là gì?
Về cốt lõi, Visual Effects (hay còn viết tắt là VFX) là quá trình tạo ra hoặc thêm các hiệu ứng hình ảnh để nâng cao chất lượng hình ảnh trong một Video đã được quay từ trước. Visual Effects tham gia trực tiếp trong việc tích hợp các cảnh quay mà ngoài đời thực không thể thực hiện hoặc có thể thực hiện nhưng với chi phí đắt đỏ, gây nguy hiểm cho đoàn làm phim và tốn thời gian. “Đơn giản hơn, Visual Effects biến những thứ không thực thành thực trong Video”
Kỹ xảo trong làm phim là quá trình sử dụng các công nghệ và phương pháp đặc biệt để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh để tạo ra các phân cảnh không thể thực hiện trong thực tế hoặc để cải thiện sự trình bày của những phân cảnh đó. Kỹ xảo trong làm phim có thể bao gồm sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt, chỉnh sửa số liệu, tạo ra hiệu ứng âm thanh, tạo ra ma thuật trên màn hình, và nhiều công nghệ khác để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả
4. Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX
Để xác định nghề VFX cần học gì thì trước hết bạn cần phải xác định được vị trí của bạn trong lĩnh vực VFX. Dưới đây là các vị trí công việc chính khi làm việc trong ngành VFX bạn nên tham khảo để có thể xác định mục tiêu phát triển trong ngành VFX rõ ràng hơn.
Phòng Mỹ Thuật – Art Department
Phòng mỹ thuật là bộ phận làm nhiệm vụ biến ý tưởng của đạo diễn từ dạng kịch bản, văn bản thành hình ảnh dễ hiểu. Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì phòng mỹ thuật chính là vẽ, bạn phác thảo ý tưởng lên thành hình ảnh để người xem dễ hiểu nhất. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để các thành viên khác có thể hiểu được nhân vật, bối cảnh. Sau khi đã phác thảo được hình ảnh sẽ xác định được góc quay chuẩn xác.
Pre-viz
Pre-viz là công đoạn thực hiện nhiệm vụ biến hình ảnh 2D thành các đoạn phim 3D giản thể. Từ đây, toàn bộ các thành viên trong ekip sản xuất và hậu kỳ sẽ có hướng nhìn chung. Nhờ có công đoạn Pre-viz mà đạo diễn, quay phim, diễn viên sẽ có định hướng chuẩn cho từng cảnh quay. Cụ thể là quay từ góc nào, tiêu chuẩn hình ảnh ánh sáng ra sao, tư thế và biểu cảm của diễn viên phải biểu đạt như thế nào,...
Sáng tạo các thành phần trong VFX - Asset Department
VFX làm nhiệm vụ sáng tạo các thành phần sẽ phụ trách thiết kế các bối cảnh có trong phim. Công việc Asset Department được thực hiện xuyên suốt cho đến hết hậu kỳ. Công việc này không phải làm một mình mà sẽ được hỗ trợ từ nhiều bộ phận khác để đảm bảo tạo nên khung hình sống động nhất.
Nghiên cứu và phát triển – R&D: Research and Development
Ở công đoạn R&D, nghiên cứu và phát triển, VFX Artist phải tạo ra các công cụ phù hợp với yêu cầu công việc. Công việc này yêu cầu cao về kiến thức tổng quát, khoa học và kinh nghiệm - kỹ năng xử lý vấn đề điện ảnh. Vì vậy để làm được ở vị trí nghiên cứu và phát triển không hề đơn giản.
Matchmove
Bạn có thể hình dung matchmove như một app chụp ảnh trên smartphone. Bạn chỉ cần mở matchmove và chọn các dữ liệu đã có khi quay phim, sau đó gắn lên những đối tượng thành phần trong video có sẵn.
Mô phỏng – FX Simulation
Đây là vị trí VFX đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo, yếu tố kỹ thuật và khả năng quan sát thực tế. Phân đoạn này sẽ thực hiện mô phỏng lại những hiện tượng khó kiểm soát ở đời thực. Như: mưa, bão, lốc xoáy, sóng thần, động đất, vụ nổ bom nguyên tử,...
5. Bắt đầu từ đâu để theo đuổi ngành VFX?
- Học về kỹ xảo điện ảnh: Bạn cần nắm vững kiến thức về kỹ xảo điện ảnh, công nghệ và phần mềm kỹ xảo. Có thể bạn muốn theo học một khóa học chuyên về kỹ xảo điện ảnh hoặc tự học qua các tài liệu, sách, video trực tuyến và khóa học trực tuyến hoặc ở các trường đào tạo điện ảnh.
- Tìm hiểu về phần mềm kỹ xảo: Có nhiều phần mềm được sử dụng trong ngành kỹ xảo như Autodesk Maya, Adobe After Effects, Nuke, và Houdini. Hãy tìm hiểu và làm quen với các công cụ này để nắm vững kỹ năng cần thiết.
- Thực hành và xây dựng portfolio: Tạo ra các dự án kỹ xảo nhỏ để thực hành kỹ năng của mình và xây dựng portfolio cá nhân. Đây là cách để bạn trình diễn khả năng của mình cho nhà tuyển dụng hoặc khách hàng tiềm năng.
- Xem và tìm hiểu về các dự án kỹ xảo: Điện ảnh và các tác phẩm có kỹ xảo đặc biệt là nguồn cảm hứng và học hỏi quan trọng. Xem các phim, video âm nhạc, quảng cáo và game có kỹ xảo điện ảnh tốt để hiểu cách các hiệu ứng được tạo ra.
- Tham gia cộng đồng và sự kiện ngành: Tham gia cộng đồng kỹ xảo điện ảnh, tham gia diễn đàn trực tuyến, nhóm thảo luận, và sự kiện ngành để kết nối và học hỏi từ những người trong ngành.
- Tìm việc làm hoặc thực tập: Bắt đầu từ việc tìm kiếm cơ hội làm việc hoặc thực tập trong lĩnh vực kỹ xảo điện ảnh. Điều này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm thực tế và xây dựng mạng lưới liên kết trong ngành.
- Liên tục học tập và phát triển: Ngành kỹ xảo điện ảnh liên tục thay đổi và cập nhật công nghệ mới. Hãy tiếp tục học tập, cập nhật kiến thức và theo dõi xu hướng mới để phát triển trong ngành.
Top các trường & trung tâm dạy thiết kế đồ họa, vfx, kỹ xảo điện ảnh và game uy tín tại Việt Nam:
- Đại học Sân khấu Điện ảnh
- FPT Arena Multimedia
- Học viện MAAC
- VTC Academy
- Arena Multimedia
- DPI Center
- Green Academy Vietnam
- Kent
- POLYART
Xem thêm:
Nhân Viên Visual Effects có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Visual Effects
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Visual Effects, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Visual Effects?
Yêu cầu tuyển dụng của nhân viên Visual Effects
Yêu cầu về bẳng cấp và kiến thức chuyên môn
- Mặc dù nghề nghiệp này không yêu cầu bạn phải có một bằng cấp cụ thể, tuy nhiên việc sở hữu bằng cấp liên quan được coi là một lợi thế cực kỳ lớn.
- Nếu chưa các khóa học liên quan đến VFX artist nhưng có nền tảng về truyền thông, công nghệ truyền thông, thiết kế đồ họa, v.v, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi công việc trở thành một VFX artist và tích lũy kinh nghiệm dần dần.
- Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần xây dựng một portfolio ấn tượng để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.
Yêu cầu về kinh nghiệm và kĩ năng
- Có khả năng tạo và thực hiện các hiệu ứng hình ảnh chất lượng cao
- Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 3D như AE, FXhome, v.v
- Sử dụng Nuke thành thạo.
- Biết sử dụng Adobe Photoshop, After Effects, Premiere, Illustrator.
- Có kinh nghiệm trong mảng render, lookdev và có kiến thức vững về renderpass, 3D compositing.
- Đã có kinh nghiệm từ 1+ năm trong ngành Hậu kỳ, ưu tiên kinh nghiệm thực chiến trong mảng MV và TVC.
- Có kinh nghiệm lead 1 team nhỏ từ 3 – 5 người cho những dự án nhỏ và trung bình (Migweight).
Các kỹ năng khác
- Tư duy màu sắc – hình ảnh tốt, gu thẩm mỹ cao
- Kỹ năng liên kết con người xuất sắc
- Ham học hỏi, không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
- Giao tiếp tốt
- Làm việc nhóm và làm việc độc lập xuất sắc
- Quan sát tốt, quản lý thời gian hiệu quả
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Visual Effects
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
Dưới 2 năm |
VFX Runner/Production Assistant (Trợ lý sản xuất) |
Khoảng 3 - 5 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 4 năm |
Điều phối viên VFX (VFX Coordinator) |
Khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 5 năm |
Compositor/Compositing Artist |
Khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng. |
Từ 3 - 6 năm |
CG Generalist
|
Khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng |
Từ 4 - 8 năm |
VFX Artist |
Khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng |
Từ 6 - 10 năm |
Nhà sản xuất VFX/VFX Producer |
Khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng |
Từ 8 - 12 năm |
Giám sát VFX/VFX Supervisor |
Khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng |
1. VFX Runner/Production Assistant (Trợ lý sản xuất)
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 1 - 3 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 3 - 5 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 5 - 8 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm kinh nghiệm
VFX Runner hỗ trợ bất kỳ và tất cả thành viên trong studio và đảm bảo rằng mọi người đều có những gì họ cần để thành công. Runner thực hiện nhiều công việc khác nhau, như cập nhật cơ sở dữ liệu cho nhóm sản xuất và hoàn thành các nhiệm vụ hành chính khác.
>> Đánh giá: Khi đảm nhận vị trí cấp đầu vào này, bạn là người trợ giúp đa năng trong studio VFX.
2. Điều phối viên VFX (VFX Coordinator)
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 5 - 8 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 2 - 4 năm
Các điều phối viên hỗ trợ các nhà sản xuất và giám sát VFX để đảm bảo tài sản đang di chuyển qua đường dẫn VFX và luôn có một luồng thông tin liên tục trong quá trình này.
>> Đánh giá: Đây là một vị trí đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kĩ năng xử lý tình huống tốt, cũng như là nắm bắt tốt các kiến thức và kĩ năng liên quan.
3. Compositor/Compositing Artist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 2 - 5 năm
Compsitor sử dụng các yếu tố kỹ thuật số khác nhau như tấm nền, hiệu ứng đặc biệt, hoạt ảnh và đồ họa rồi ghép chúng lại với nhau để tạo nên một bức tranh chân thực và/hoặc đáng tin cậy.
>> Đánh giá: Các nghệ sĩ tổng hợp tạo ra khung hình, cảnh quay hoặc chuỗi VFX cuối cùng.
4. CG Generalist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 15 - 25 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 3 - 6 năm
CG Generalist dự kiến sẽ có kiến thức rộng hơn về toàn bộ quy trình VFX. Thông thường, họ có kiến thức chuyên sâu về quy trình tạo nội dung CG (Tạo mô hình, Họa tiết và Ánh sáng).
>> Đánh giá: Những người tổng quát về CG là những nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm và có thể học hỏi trong công việc đồng thời cung cấp nội dung chất lượng cao.
5. VFX Artist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 18 - 20 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 8 năm
Một nhân viên Visual Effects tạo ra các hiệu ứng hình ảnh trong phim, chương trình truyền hình và trò chơi. Chúng chịu trách nhiệm tạo ra lửa, khói, nước và sự hủy diệt cũng như các hiệu ứng nhỏ hơn như các vật thể va chạm hoặc mô phỏng chất lỏng trong ly.
>> Đánh giá: Nghệ sĩ FX là rất cần thiết. Trong thế giới giải trí ngày nay, nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và trò chơi yêu cầu hiệu ứng kỹ thuật số.
6. Nhà sản xuất VFX/VFX Producer
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 6 - 10 năm
Nhà sản xuất VFX quản lý toàn bộ quá trình tạo VFX cho phim hoặc chương trình truyền hình. Họ đảm bảo rằng khách hàng, thường là nhà sản xuất hoặc đạo diễn của phim hoặc phim truyền hình dài tập, hài lòng với những gì hãng phim VFX tạo ra.
>> Đánh giá: Kĩ năng đối thoại và lắng nghe vô cùng quan trong ở vị trí này, để có thể hiểu và đáp ứng đầy đủ các mong muốn của khách hàng và khán giả.
7. Giám sát VFX/VFX Supervisor
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: trên 50 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 12 năm
Người giám sát VFX chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án VFX. Vai trò của họ là quản lý quy trình VFX, bao gồm tất cả các nghệ sĩ VFX làm việc trong quy trình này.
>> Đánh giá: Họ có trách nhiệm rất lớn đối với tất cả các yếu tố VFX do công ty hoặc studio của họ sản xuất cho một dự án.
Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX
Để xác định nghề VFX cần học gì thì trước hết bạn cần phải xác định được vị trí của bạn trong lĩnh vực VFX. Dưới đây là các vị trí công việc chính khi làm việc trong ngành VFX bạn nên tham khảo để có thể xác định mục tiêu phát triển trong ngành VFX rõ ràng hơn.
Phòng Mỹ Thuật – Art Department
Phòng mỹ thuật là bộ phận làm nhiệm vụ biến ý tưởng của đạo diễn từ dạng kịch bản, văn bản thành hình ảnh dễ hiểu. Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì phòng mỹ thuật chính là vẽ, bạn phác thảo ý tưởng lên thành hình ảnh để người xem dễ hiểu nhất. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để các thành viên khác có thể hiểu được nhân vật, bối cảnh. Sau khi đã phác thảo được hình ảnh sẽ xác định được góc quay chuẩn xác.
Pre-viz
Pre-viz là công đoạn thực hiện nhiệm vụ biến hình ảnh 2D thành các đoạn phim 3D giản thể. Từ đây, toàn bộ các thành viên trong ekip sản xuất và hậu kỳ sẽ có hướng nhìn chung. Nhờ có công đoạn Pre-viz mà đạo diễn, quay phim, diễn viên sẽ có định hướng chuẩn cho từng cảnh quay. Cụ thể là quay từ góc nào, tiêu chuẩn hình ảnh ánh sáng ra sao, tư thế và biểu cảm của diễn viên phải biểu đạt như thế nào,...
Sáng tạo các thành phần trong VFX - Asset Department
VFX làm nhiệm vụ sáng tạo các thành phần sẽ phụ trách thiết kế các bối cảnh có trong phim. Công việc Asset Department được thực hiện xuyên suốt cho đến hết hậu kỳ. Công việc này không phải làm một mình mà sẽ được hỗ trợ từ nhiều bộ phận khác để đảm bảo tạo nên khung hình sống động nhất.
Nghiên cứu và phát triển – R&D: Research and Development
Ở công đoạn R&D, nghiên cứu và phát triển, VFX Artist phải tạo ra các công cụ phù hợp với yêu cầu công việc. Công việc này yêu cầu cao về kiến thức tổng quát, khoa học và kinh nghiệm - kỹ năng xử lý vấn đề điện ảnh. Vì vậy để làm được ở vị trí nghiên cứu và phát triển không hề đơn giản.
Diễn hoạt – Animation
Khi đảm nhận công đoạn Animation, VFX Artist sẽ thực hiện công việc liên quan đến chuyển động của các vật thể có trong đoạn phim. Nói dễ hiểu hơn khi nhân vật di chuyển, nói, cười, nhíu mày,... đều cần đến Animation.
Matchmove
Bạn có thể hình dung matchmove như một app chụp ảnh trên smartphone. Bạn chỉ cần mở matchmove và chọn các dữ liệu đã có khi quay phim, sau đó gắn lên những đối tượng thành phần trong video có sẵn.
Mô phỏng – FX Simulation
Đây là vị trí VFX đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo, yếu tố kỹ thuật và khả năng quan sát thực tế. Phân đoạn này sẽ thực hiện mô phỏng lại những hiện tượng khó kiểm soát ở đời thực. Như: mưa, bão, lốc xoáy, sóng thần, động đất, vụ nổ bom nguyên tử,...
Ánh sáng – Lighting
Lighting là người làm ánh sáng. Người phụ trách ánh sáng sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế toàn bộ ánh sáng cho các cảnh quay giúp cho hình ảnh giống với mục đích của đạo diễn nhất. Khi nhận nhiệm vụ này bạn phải đảm bảo hiệu ứng ánh sáng luôn tốt nhất nhằm tạo ra những cảnh quay sống động, kích thích thị giác nhất.
Matte Paint
Nhiệm vụ của Matte Paint là tạo nên các bối cảnh, background cho các cảnh quay trong phim. Những VFX làm ở công đoạn này thường phải có khả năng hiểu bối cảnh và vẽ tay tốt.
Tách nhân vật khỏi nền – Rotoscoping
Mục đích của Rotoscoping là tách nhân vật ra khỏi phông nền để gắn nhân vật vào một phông nền khác. Hoặc tách nhân vật ra khỏi phông nền để chỉnh màu, làm mờ nhân vật hoặc thêm ánh sáng cho bối cảnh.
Compositing
Người thực hiện Compositing sẽ kết hợp một vật thể 3D không có thật vào thước phim có sẵn. Để có thể đảm nhận việc Composting bạn phải là người có khiếu thẩm mỹ và thành thạo việc sử dụng màu sắc, ánh sáng. Bạn sẽ có thêm lợi thế hơn khi bạn là người có khả năng nắm bắt tâm lý người xem.