Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tài chính?

Nhân viên tài chính (Financial Officer) thường được hiểu là các cá nhân làm việc trong công ty tài chính. Người liên quan trực tiếp đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng. Nhân viên tài chính là những người hỗ trợ công ty những công việc thuộc lĩnh vực tài chính. Các nhân viên tài chính không chỉ làm việc tại các công ty tài chính mà có thể làm việc tại các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, công ty chứng khoán,… Vai trò của họ là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp này.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tài chính 

Thực tập sinh tài chính

Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.

Nhân viên tài chính

Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/ kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng 

Chuyên viên tài chính

Tại vị trí này, công việc chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 3 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác 

Trưởng phòng tài chính

Là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên tài chính 

Để thành công trong quá trình tuyển dụng, bạn cần thể hiện một số kỹ năng thường được yêu cầu như: 

Năng khiếu phân tích 

Thể hiện sự hiểu biết của bạn về dữ liệu tài chính, giải thích các báo cáo tài chính, thực hiện nghiên cứu trong toàn bộ tổ chức, tạo ra số liệu thống kê để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và biết các rủi ro thị trường.

Kỹ năng tổng hợp số liệu

Một chuyên viên tài chính xuất sắc phải thu thập, tổng hợp được số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời phải có khả năng phân nhóm số liệu theo từng tiêu chí cụ thể. Nhờ đó, bạn có thể phân tích, đánh giá số liệu một cách chính xác, từ đó đưa ra lời khuyên cho các khoản đầu tư tài chính. 

Kỹ năng phân tích

Chuyên viên tài chính sẽ làm việc trực tiếp với các con số thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nếu muốn trở thành chuyên viên tài chính, bạn cần phải có khả năng đọc hiểu và phân tích số liệu. 

Không chỉ dừng lại ở việc phân tích số liệu, tư duy phân tích giúp bạn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất thích hợp, mang đến lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đối với một chuyên viên tư vấn tài chính thì đàm phán, thuyết phục là kỹ năng mềm không thể thiếu. Vì không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đặc biệt là khi các sản phẩm, dịch vụ tài chính do bạn cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. 

Như vậy, nếu muốn trở thành một chuyên viên tài chính xuất sắc, thì bạn hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng đàm phán, thuyết phục ngay từ bây giờ. Trên hết, khi giao tiếp với khách hàng, hãy cố gắng nắm bắt tâm lý và tìm hiểu xem họ muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, hãy cho khách hàng thấy được những giá trị, lợi ích do sản phẩm, dịch vụ tài chính mang lại.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hàng tỷ vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. Những lúc này, điều mà khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp cần là lời giải thích cũng như hướng giải quyết phù hợp của chuyên viên tài chính. Do đó, bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt nếu muốn trở thành chuyên viên tài chính.

Khả năng dự đoán thị trường trong tương lai

Trong vai trò chuyên viên tài chính, bạn cần có kỹ năng dự đoán tình hình thị trường tài chính, bao gồm những biến động và xu hướng của thị trường trong tương lai. Nhờ đó, bạn có thể giúp khách hàng hoặc doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Bên cạnh đó, khả năng dự đoán thị trường tài chính giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với dòng tiền của khách hàng hoặc doanh nghiệp. 

Quản lý thời gian 

Tài chính có nhịp độ nhanh. Đôi khi có những mốc thời gian quan trọng trong đó nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ bao gồm các cuộc họp hội đồng quản trị, cuối quý và cuối năm tài chính (thuế), ĐHCĐ, các thay đổi về quy định và chính sách, cuộc họp hội đồng quản trị và các ấn phẩm báo cáo của công ty (giữa niên độ và hàng năm). Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc và khả năng làm việc dưới áp lực sẽ khiến bạn trở nên khác biệt.

Giao tiếp 

Không phải là một kỹ năng thường liên quan đến tài chính nhưng cần thiết để minh bạch tài chính. Bạn sẽ cần giao tiếp với đồng nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, những người có thể không có kiến ​​thức trước về tài chính. Vai trò này sẽ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và ngoại giao cao, đặc biệt là khi giải thích các vấn đề như cắt giảm ngân sách hoặc giá cổ phiếu giảm.

Tư duy đổi mới 

FinTech (công nghệ tài chính) và RegTech (công nghệ quản lý) đang trở nên phổ biến trong các dịch vụ tài chính. Sinh viên tài chính khởi nghiệp sớm cần phải hiểu và nắm bắt các đổi mới và thoải mái sử dụng công nghệ.

Bằng cấp và kỹ năng 

  • Bằng Cử nhân Tài chính hoặc Kế toán; CPA cộng thêm
  • Khả năng tổng hợp số lượng lớn dữ liệu phức tạp thành thông tin có thể thực hiện được
  • Khả năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các đối tác kinh doanh cấp cao
  • Kỹ năng đánh giá, phân tích và ra quyết định kinh doanh xuất sắc
  • Kiến thức về các công cụ khai thác dữ liệu và báo cáo tài chính như SQL, Access, v.v.
  • Sử dụng tốt Excel, Word và PowerPoint

Học gì để làm Nhân viên tài chính ?

Với công việc liên quan đến tiền bạc như chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn buộc phải có ít nhất bằng Cử nhân về các ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Kế toán hoặc Tài chính. Trong quá trình học Cử nhân, bạn sẽ có cơ hội tham gia chương trình thực tập tại các công ty tài chính để học hỏi kinh nghiệm cũng như xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với hướng đi này không. Một số ngành cụ thể:

Chuyên ngành Quản lý tài chính công

Khi theo đuổi chuyên ngành Quản lý tài chính công, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính công ở nước ta. Sinh viên chuyên ngành này còn được phân phối những thông lệ quốc tế để có thể vận dụng vào quá trình triển khai quản lý tài chính tại các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước .

Là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Quản lý tài chính công, Học viện Tài chính đưa ra mức điểm năm nay – 25.94 điểm với tổ hợp 4 môn xét tuyển A00; A01; D01; D07. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng xét tuyển 4 tổ hợp môn tương tự A00; A01; D01; D07 với mức điểm chuẩn là 24 điểm.

Chuyên ngành Ngân hàng

Chuyên ngành Ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.

Hiện nhiều trường đại học lớn trên cả nước đào tạo chuyên ngành Ngân hàng như sau: Học viện Tài chính (25,8 điểm), Học viện Ngân hàng (25,7 điểm), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (25,3 điểm), trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (24 điểm),…

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được cung cấp khối lượng lớn kiến thức về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang là một trong số ít trường đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,10 điểm với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. 

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Đây là một trong những chuyên ngành thuộc ngành tài chính – ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong thời gian vừa qua. Với những kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, sinh viên hoàn toàn tự tin thực hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường.

Chuyên ngành Tài chính quốc tế đang được nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo như: trường Đại học Ngoại thương (27,45 điểm đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 điểm đối với cơ sở phía Nam), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (26,6 điểm), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (16 điểm), trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (19 điểm), trường Đại học Công nghệ Miền Đông (15 điểm).

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính đem lại cho người học nhưng kỹ năng đa dạng về định giá doanh nghiệp, tư vấn M&A hay đầu tư chứng khoán, đầu tư phát sinh. Sinh viên còn có thể hiểu sâu kiến thức ngành Tài chính và nắm vững những kiến thức chuyên ngành.

Hiện nay, trường Đại học Ngoại Thương đang là một trong những trường đi đầu về chất lượng giảng dạy chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,45 điểm đối với khu vực phía Bắc và 27,8 điểm đối với khu vực phía Nam.

Nên học các ngành liên quan đến tài chính ở đâu?

Ở Việt Nam có nhiều trường đại học chính quy uy tín đào tạo các ngành liên quan đến tài chính như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân , Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,…

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Nhân viên tài chính. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Nhân viên tài chính phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.