REVIEW ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học FPT

Ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng TOP những ngành học thuộc khối ngành Kinh tế được nhiều thí sinh yêu thích và đăng ký lựa chọn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Lý do đa số là vì ngành học này có cơ hội việc làm rất đa dạng, vừa ra trường đã có thể lên làm sếp người khác. Nếu bạn đang mong muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về ngành học này tại FPT nhé!

1. Đại học FPT tuyển sinh 7880 chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh

Cụ thể, trong năm 2023, Đại học FPT tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh (mã ngành 7340101) với 7880 chỉ tiêu theo 2 phương thức: Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2023 và Xét tuyển thẳng cùng với yêu cầu bắt buộc về trình độ tiếng Anh.

1.1. Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2023

Đạt xếp hạng Top40 theo học bạ THPT năm 2023

Đạt xếp hạng Top40 theo điểm thi THPT năm 2023 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2023)

Ưu tiên cho Thế hệ 1 (*): Đạt xếp hạng Top50 SchoolRank năm 2023 đối với thí sinh là Thế hệ 1

(*) Thế hệ 1: thí sinh là người đầu tiên trong gia đình (gồm phụ huynh hoặc người bảo trợ và tất cả anh chị em ruột) học đại học. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh là Thế hệ 1 cần nộp Đơn đăng ký ưu tiên xét tuyển có xác nhận của nơi làm việc của bố mẹ hoặc địa phương theo mẫu của Trường Đại học FPT.

1.2. Xét tuyển thẳng

Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2023

Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc VSTEP bậc 5 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh); có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật); có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc)

Tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp

Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE/ADSE (đối với ngành Công nghệ thông tin); Chương trình ARENA ADIM (đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số); Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering

Tốt nghiệp Đại học

Sinh viên từ nước ngoài về từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo

Tốt nghiệp Top 40 Chương trình Phổ thông Cao đẳng (9+) tại FPT Polytechnic

1.3. Trình độ tiếng Anh yêu cầu

Thí sinh cần đạt một trong các chứng chỉ tiếng Anh ở các mức điểm chi tiết như sau:

Lưu ý:

Thí sinh chưa đạt trình độ tiếng Anh theo yêu cầu được đăng ký học chương trình tiếng Anh dự bị của trường cho tới khi đủ điều kiện vào học chương trình đào tạo hệ đại học chính quy;

Chứng chỉ để tính quy đổi phải hợp lệ và còn thời hạn sử dụng.

2. Các chuyên ngành 

2.1. Tổng quan ngành QTKD tại Đại học FPT

Các chuyên ngành ngành Quản trị Kinh doanh được thiết kế và triển khai theo hướng đáp ứng sát nhất với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Chương trình được thiết kế dựa trên các cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục Đào tạo và Định hướng chiến lược phát triển của Trường Đại học FPT.

Chương trình đại học gồm năm khối kiến thức, kỹ năng: 

(1) Rèn luyện tập trung và tiếng Anh chuẩn bị

(2) Các khối kiến thức, kỹ năng chung

(3) Kiến thức, kỹ năng cơ sở ngành

(4) Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

(5) Kiến thức, kỹ năng lựa chọn; được triển khai trong bốn giai đoạn: (1) giai đoạn rèn luyện tập trung và học tiếng Anh, (2) giai đoạn chuyên môn cơ bản và cơ sở ngành, (3) giai đoạn đào tạo trong môi trường thực tế và (4) giai đoạn chuyên môn nâng cao và chuyên ngành sâu.

2.2. Thời gian học tập QTKD tại Đại học FPT

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên).

2.3. 6 chuyên ngành trong lĩnh vực QTKD tại Đại học FPT

Chương trình cử nhân Quản Trị Kinh doanh của Trường Đại học FPT có sáu chuyên ngành gồm Digital Marketing, Tài chính, Kinh doanh Quốc Tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Quản trị Truyền thông Đa phương tiện.

Tài chính: Chuyên ngành Tài chính trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng sau

  • Phân tích môi trường tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp và diễn biến của các xu hướng liên quan đến quản lý tài chính.
  • Có kỹ năng quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.
  • Áp dụng các mô hình cũng như công cụ phân tích kế hoạch thực hiện, đánh giá và điều hành các hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp.
  • Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Tài chính hoặc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về một chuyên ngành gần.

Digital Marketing: Chuyên ngành Digital Marketing trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng sau

  • Hiểu và phân tích môi trường tiếp thị, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp và sự phát triển của các xu hướng tiếp thị quan trọng.
  • Có kỹ năng quản lý hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
  • Áp dụng các mô hình cũng như công cụ phân tích kế hoạch thực hiện và đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp.
  • Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Marketing hoặc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về một chuyên ngành gần.

Kinh doanh quốc tế: Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường, việc gặp gỡ và giao thương với các nước khác trở nên thường xuyên hơn nên đối với bạn trẻ lựa chọn chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, cơ hội việc làm sẽ rộng mở hơn. Kết hợp với trình độ tiếng Anh giỏi, giao tiếp tốt cùng đối tác quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, ngành Quản trị Kinh doanh, các cử nhân chuyên ngành:

  • Hiểu và phân tích môi trường kinh doanh quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp và các xu hướng liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  • Có kỹ năng và kỹ thuật quản lý các hoạt động liên quan đến kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp.
  • Áp dụng các mô hình cũng như công cụ phân tích để lập kế hoạch thực hiện, đánh giá và quản lý hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.
  • Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế hoặc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về một chuyên ngành gần.

Quản trị khách sạn: Từ nền tảng kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyên ngành này đi sâu về kỹ năng thực tiễn và kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác quản lý du lịch nói chung, quản trị công ty du lịch, khách sạn – nhà hàng nói riêng. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn, các cử nhân chuyên ngành:

  • Hiểu và phân tích môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh doanh lưu trú, khách sạn, và sự phát triển của các xu hướng liên quan đến quản lý lưu trú, khách sạn.
  • Có kỹ năng và kỹ thuật quản lý các hoạt động trong hoạt động và điều hành của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, khách sạn.
  • Áp dụng các mô hình cũng như các công cụ phân tích, điều hành và quản lý các hoạt động trong kinh doanh lưu trú, khách sạn.
  • Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Quản trị lưu trú, khách sạn, hoặc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về một chuyên ngành gần.

Quản trị Du lịch và lữ hành: Theo học chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành, sinh viên có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành còn được cung cấp các hướng chuyên sâu: Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, và Quản trị sự kiện. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành, ngành Quản trị Kinh doanh, các cử nhân chuyên ngành:

  • Hiểu và phân tích môi trường của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh doanh du lịch và lữ hành, và sự phát triển của các xu hướng liên quan đến quản lý du lịch và lữ hành.
  • Có kỹ năng và kỹ thuật quản lý các hoạt động trong hoạt động và điều hành của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành.
  • Áp dụng các mô hình cũng như các công cụ phân tích, điều hành và quản lý các hoạt động trong kinh doanh du lịch và lữ hành.
  • Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Quản trị Du lịch & Lữ hành hoặc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về một chuyên ngành gần.

Quản trị Truyền thông đa phương tiện: Mục tiêu của chương trình cử nhân Quản trị Kinh doanh (QTKD), chuyên ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện nhằm đào tạo người học có nhân cách và năng lực đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, nắm vững kiến thức chuyên môn, có khả năng tổ chức, thực hiện và phát huy sáng tạo trong các công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, làm việc được trong môi trường quốc tế, tạo tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn về chuyên ngành QTTTĐPT.

Đọc thêm: Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp

Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương

3. Điểm chuẩn qua các năm 

Đại học FPT xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh với tổ hợp môn A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và D96 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học Xã hội).

Mức điểm chuẩn cho tất cả các chuyên ngành trong lĩnh vực QTKD tại FPT dao động trong khoảng 21 điểm kể từ năm 2019 – năm 2022.

4. Học phí 

Học phí ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học FPT là 20.090.000 đồng mỗi học kỳ. Sinh viên phải trải qua 9 kỳ học với 3 kỳ/năm để hoàn thành học Đại học. Trước khi học chuyên ngành, các bạn sinh viên sẽ có kỳ học tiếng Anh bao gồm 6 mức tùy mỗi năng lực của sinh viên. Năng lực được đánh giá theo kết quả thi Tiếng Anh đầu năm, sinh viên sẽ được xếp lớp phù hợp với khả năng của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên được miễn ngoại ngữ, học thẳng chuyên ngành nếu đạt IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 (Theo quy định của trường).

Học phí ngành Quản trị kinh doanh có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hàng năm nhưng không quá 10%. Số lần (kỳ/năm) nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh không thay đổi trong suốt quá trình học.

5. Cơ hội việc làm ra trường 

Sau khi tốt nghiệp chương trình, các cử nhân QTKD có thể đảm nhận được các vị trí chuyên viên chuyên môn, trưởng nhóm kinh doanh tại các công ty, tập đoàn trong nước và nước ngoài, hoặc các vị trí là phụ trách hay CEO của các start-up. Các sinh viên có nhiều cơ hội để trở thành các trưởng phòng, nhà quản lý cấp trung các bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân có thể học tiếp các bằng chứng chỉ nghề chuyên nghiệp, hoặc bằng cao học về Quản trị Kinh doanh và cao học về các chuyên ngành tương ứng.

5.1. Triển vọng nghề nghiệp của chuyên ngành Tài chính

Chuyên viên phân tích tài chính ở các công ty, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính, bảo hiểm

Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân

Chuyên viên môi giới chứng khoán, bất động sản

Chuyên viên tín dụng

Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp

Chuyên viên kế toán ở các công ty

Kiểm toán viên

Trưởng nhóm phụ trách kinh doanh tài chính, bảo hiểm

Phụ trách các start-up về tài chính.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Chuyên viên tư vấn tài chính mới nhất 

Việc làm Kiểm toán viên mới nhất 

5.2. Triển vọng nghề nghiệp chuyên ngành Digital Marketing

Chuyên viên marketing

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Chuyên viên chăm sóc khách hàng

Chuyên viên quan hệ công chúng hoặc phụ trách quảng cáo

Chuyên viên tổ chức sự kiện

Đại diện bán hàng

Trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng marketing, bán hàng

Phụ trách các start-up về marketing

CEO của các start-up do chính mình thành lập.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Nhân viên nghiên cứu thị trường mới nhất 

Việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng mới nhất 

Việc làm Trưởng phòng kinh doanh mới nhất 

5.3. Triển vọng nghề nghiệp chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế

Chuyên viên phân tích tài chính ở các công ty, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính, bảo hiểm

Chuyên viên xuất nhập khẩu, vận tải, logistics

Nhân viên hải quan

Chuyên viên mua hàng, quản trị chuỗi cung ứng

Chuyên viên marketing quốc tế

Tư vấn đầu tư quốc tế

Nhân viên các công ty đa quốc gia

Trưởng nhóm kinh doanh

Trưởng phòng mua hàng

CEO của các start-up.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Chuyên viên tư vấn đầu tư mới nhất 

Việc làm Nhân viên hải quan mới nhất 

5.4. Triển vọng nghề nghiệp về chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện

Chuyên viên/giám đốc sáng tạo nội dung;

Chuyên viên/giám đốc truyền thông;

Chuyên viên quảng cáo và quan hệ công chúng;

Phóng viên, biên tập viên truyền hình, phát thanh, báo in, tạp chí;

Chuyên gia nghiên cứu truyền thông đa phương tiện;

Phụ trách các start up/agency về truyền thông, sản xuất sản phẩm truyền thông;

CEO của các start up về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện do mình sáng lập.

Nghiên cứu viên/ Giảng viên/ học sau đại học: Có thể thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các trung tâm, đơn vị có nghiên cứu về lĩnh vực QTTTĐPT.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Phóng viên mới nhất 

Việc làm Truyền thông quan hệ công chúng mới nhất 

5.5. Triển vọng nghề nghiệp của chuyên ngành Quản trị khách sạn

Chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực lưu trú, khách sạn.

Nhân viên, quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh về lưu trú, khách sạn và lữ hành như công ty du lịch, nhà hàng, các doanh nghiệp về ẩm thực…

Có thể làm việc ở các cấp độ khác nhau như điều hành, giám sát và quản lý tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được xếp hạng 4,5 sao hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp quốc tế.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Thực tập sinh du lịch mới nhất 

Việc làm Quản lý nhà hàng mới nhất 

5.6. Triển vọng nghề nghiệp chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành

Chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch, lữ hành

Hướng dẫn viên du lịch

Nhân viên, quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh về du lịch và lữ hành như công ty du lịch, nhà hàng, các doanh nghiệp về ẩm thực..; các cơ quan quản lý về di sản, di tích, quản lý hoạt động du lịch của địa phương.

Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú

Tổ chức hội nghị – sự kiện

Quản trị – điều hành thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước

Chuyên viên tại các sở, ban ngành về du lịch

Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí…)

Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích…

Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển (điều hành, bán vé, phục vụ)

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Hướng dẫn viên du lịch mới nhất 

Việc làm Điều hành Tour mới nhất 

6. Tại sao nên chọn ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh trường ĐH FPT tham khảo các chuẩn kiểm định quốc tế, chuẩn quốc tế của các ngành, chương trình của các trường trong và ngoài nước như:

Chương trình QTKD của Trường Đại học FPT đã đạt chuẩn kiểm định ACBSP. Ngoài ra Trường có tham khảo thêm chuẩn AACSB để định hướng cho việc phát triển chương trình cho từng chuyên ngành.

Tham khảo các chuẩn quốc tế của một số ngành: ACPHA cho chuyên ngành Quản trị khách sạn, CFA cho chuyên ngành Tài chính, AMA cho chuyên ngành Marketing.

Tham khảo cách thiết kế theo nguyên tắc của CDIO gồm bốn khối kiến thức: khối kiến thức cơ bản và khối kiến thức ngành (Disciplinary knowledge and Reasoning), khối kỹ năng chuyên môn và cá nhân (Personal and Professional Skills & Attribute), khối kiến thức giao tiếp (Interpersonal Skills), và khối kiến thức, kỹ năng thực hành trong bối cảnh nhất định (Conceiving, Designing, Implementing & Operating Systems in the Enterprise and Environmental Context).

Tham khảo chương trình của các trường trong nước như Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học RMIT tại Việt Nam. Các trường xếp hạng hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực marketing, tài chính, truyền thông, khách sạn, du lịch, kinh doanh quốc tế và các trường có thiên hướng đào tạo theo hướng thực hành tại châu Á, châu Âu (cụ thể xem mục 10, danh mục các chương trình, tài liệu tham khảo).

Đồng thời, trường ĐH FPT cũng đã tham khảo một số điều tra về thị trường lao động cho một số ngành đang có nhu cầu cao trên thị trường, phỏng vấn các doanh nghiệp, giảng viên giảng dạy trực tiếp, cán bộ triển khai chương trình, cũng như các sinh viên đã tốt nghiệp để biết được các điểm mạnh của chương trình nhằm tiếp tục phát huy, điểm chưa tốt để hoàn thiện, chỉnh sửa và cập nhật.  Cũng như theo khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực học thuật và trong thực tế từng chuyên ngành.

7. Mức lương ngành QTKD

Kinh nghiệm làm việc luôn được coi là yếu tố tiên quyết cho mức lương cơ bản của ngành quản trị kinh doanh. Lương quản trị kinh doanh mới ra trường trung bình ở mức từ khoảng từ 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.

Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh dành cho những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, kiến thức chuyên sâu hơn sẽ trung bình ở mức 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ. Mức lương cao nhất theo thống kê lên tới 80 triệu đồng/tháng với các vị trí quản lý, giám đốc trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. 

Đại học FPT hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với ngành Quản trị kinh doanh. Hi vọng với bài viết trên 1900 - tin tức việc làm  đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!