Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc kinh doanh?

Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu bộ phận kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, chỉ đạo và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu doanh số, lợi nhuận và phát triển của công ty. Giám đốc kinh doanh báo cáo trực tiếp với CEO hoặc Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó những công việc như Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Giám đốc vận hành,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Lộ trình nghề nghiệp của Giám đốc kinh doanh 

Số năm kinh nghiệm  0 - 1 năm  2 - 4 năm 4 - 6 năm 6 - 8 năm Trên 8 năm
Vị trí Thực tập sinh kinh doanh  Nhân viên kinh doanh Quản lý kinh doanh Phó/trưởng phòng kinh doanh Phó giám đốc/ giám đốc kinh doanh

Mức lương trung bình của Giám đốc kinh doanh và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh kinh doanh 

Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giáThực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Nhân viên kinh doanh

Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm 

Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh kinh doanh có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và thực hiện các hoạt động bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

3. Quản lý kinh doanh

Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 7 năm 

Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số. 

4. Phó phòng và Trưởng phòng kinh doanh

Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 - 8 năm 

Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.

>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.

>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất

5. Phó giám đốc và giám đốc kinh doanh

Mức lương: 20 - 50 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 10 năm kinh nghiệm hoặc cao hơn

Vị trí Phó Giám đốc  Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh với yêu cầu cao cả về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Họ là những người đưa ra chiến lược và đề xuất kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Đánh giá: Cả hai vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh và Giám đốc Kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi Phó Giám đốc Kinh doanh hỗ trợ và giám sát các hoạt động hàng ngày, Giám đốc Kinh doanh lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng dài hạn cho công ty. Cả hai vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc Kinh doanh hiện nay

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Kinh doanh mới nhất

5 bước giúp Giám đốc kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trau dồi kiến thức chuyên môn

Giám đốc kinh doanh là người đảm nhận công việc điều hành bộ phận kinh doanh, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp của mình đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, Giám đốc kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.  

Đạt năng suất công việc cao

Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Giám đốc kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Giám đốc kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc. 

Phát kiển các kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Giám đốc kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ

Khi Giám đốc kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. Xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt cũng mở ra nhiều cơ hội trên con đường thăng tiến của Giám đốc kinh doanh. 

Đảm nhận thêm các công việc 

Giám đốc kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn. 

Yêu cầu tuyển dụng của Giám đốc kinh doanh

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Giám đốc kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Vị trí Phó giám đốc kinh doanh đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
  • Kiến thức về kinh doanh: Giám đốc kinh doanh cần có kiến thức sâu về các khía cạnh của kinh doanh như quản lý, tiếp thị, bán hàng, phân tích thị trường, chiến lược kinh doanh, tài chính và quản lý rủi ro. Họ phải hiểu rõ về các nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại.
  • Kinh nghiệm làm việc: Giám đốc kinh doanh cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Thông qua kinh nghiệm, họ có thể hiểu rõ hơn về các quy trình và thực tiễn trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo cũng là yếu tố quan trọng.
  • Kiến thức về lĩnh vực hoạt động của công ty: Giám đốc kinh doanh cần hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động của công ty mình. Họ phải nắm bắt được xu hướng thị trường, cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Kiến thức về sản phẩm và dịch vụ của công ty cũng là một yếu tố quan trọng.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng quản lý và lãnh đạo mạnh mẽ. Họ phải có khả năng lãnh đạo đội ngũ, xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên và đồng nghiệp, đưa ra quyết định chiến lược và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Họ phải có khả năng thuyết phục và đàm phán với khách hàng, đối tác và nhân viên. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt và đạt được sự hợp tác trong công việc.
  • Kỹ năng viết: Giám đốc kinh doanh cần có khả năng viết tốt để chuẩn bị báo cáo, tài liệu và các văn bản chuyên ngành khác. Việc viết chính xác và súc tích là quan trọng để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Giám đốc kinh doanh cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác. Đặc biệt, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo là một lợi thế, đặc biệt khi làm việc trong môi trường quốc tế hoặc với khách hàng quốc tế.
  • Kỹ năng lắng nghe: Giám đốc kinh doanh cần có khả năng lắng nghe tốt. Họ phải biết lắng nghe ý kiến, phản hồi và đề xuất từ đội ngũ và khách hàng. Kỹ năng lắng nghe giúp họ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người khác và đưa ra các quyết định và hướng dẫn phù hợp.
  • Kỹ năng xử lý xung đột: Giám đốc kinh doanh cần có khả năng xử lý xung đột một cách hiệu quả. Họ phải biết giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong công việc và đảm bảo sự hòa hợp và hài hòa trong đội ngũ và giữa các bên liên quan.

Các yêu cầu khác

  • Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc kinh doanh từ 3 - 4 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn 
  • Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh 
  • Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc 
  • Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.

Các trường đào tạo Giám đốc kinh doanh tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành kinh doanh trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành kinh doanh hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm kinh doanh thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành kinh doanh.

Lộ trình sự nghiệp

Thực tập sinh kinh doanh

0 - 1 năm kinh nghiệm
52 - 91 triệu /năm
1,032 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nhân viên kinh doanh

2 - 4 năm kinh nghiệm
104 - 156 triệu /năm
22,069 việc làm
Tìm hiểu thêm

Quản lý kinh doanh

2 - 4 năm kinh nghiệm
182 - 260 triệu /năm
2,596 việc làm
Tìm hiểu thêm

Phó Phòng Kinh Doanh

2 - 4 năm kinh nghiệm
195 - 260 triệu /năm
287 việc làm
Tìm hiểu thêm

Trưởng phòng kinh doanh

2 - 4 năm kinh nghiệm
221 - 338 triệu /năm
2,926 việc làm
Tìm hiểu thêm

Phó giám đốc kinh doanh

5 - 7 năm kinh nghiệm
325 - 455 triệu /năm
158 việc làm
Tìm hiểu thêm

Giám đốc kinh doanh

8+ năm kinh nghiệm
325 - 520 triệu /năm
2,405 việc làm
Tìm hiểu thêm