Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo bảo đảm chất lượng, đúng cơ cấu vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc được giao;
- Người được tuyển chọn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp cần tuyển.
2. Yêu cầu
- Việc tuyển dụng viên chức phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật để lựa chọn được những người có trình độ và năng lực theo yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí cần tuyển dụng.
- Việc tuyển dụng viên chức căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế viên chức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. - Đảm bảo an toàn, ngăn ngừa, phòng chống các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển dụng.
II. SỔ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC ĐƯỢC GIAO VÀ CHƯA SỬ DỤNG
1. Số lượng người làm việc được giao: 721 chỉ tiêu.
2. Số lượng người làm việc chưa sử dụng: 78 chỉ tiêu.
III. NHU CẦU VÀ HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG
1. Số lượng cần tuyển: 58 chỉ tiêu
2. Vị trí cần tuyển:
2.1. Tuyển dụng vào vị trí giáo viên: Tổng số 48 chỉ tiêu, trong đó:
- Giáo viên Trung học phổ thông: 34
- Giáo viên Trung học cơ sở: 14
2.2. Tuyển dụng vào vị trí nhân viên: Tổng số 10 chỉ tiêu, trong đó:
- Nhân viên Thư viện: 03
- Nhân viên Văn thư: 02
- Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: 02
- Nhân viên Y tế: 02
- Nhân viên Kế toán: 01
(Có biểu nhu cầu tuyển dụng viên chức năm 2022 chi tiết đính kèm).
3. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng viên chức theo hình thức xét tuyển (quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức).
IV. ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức năm 2022:
- Người dự tuyển có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại mục 2 Phần IV Kế hoạch này;
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Đối tượng và tiêu chuẩn đối với các vị trí công tác
2.1. Giáo viên trung học phổ thông, hạng III - Mã số: V.07.05.15 Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đối với môn Tin học thí sinh có bằng đại học Công nghệ thông tin phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đối với các vị trí tuyển dụng vào trường THPT Chuyên yêu cầu trình độ đào tạo phải có bằng đại học xếp loại giỏi trở lên hoặc thạc sĩ (có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên).
2.2. Giáo viên Trung học cơ sở, hạng III – Mã số: V.07.04.32
Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đối với môn Tin học thí sinh có bằng đại học Công nghệ thông tin phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.3. Đối tượng đăng ký dự tuyển vào vị trí nhân viên
a) Đối với vị trí nhân viên Văn thư - Mã số ngạch: 02.007
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp
đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ.
b) Đối với vị trí nhân viên thư viện, hạng III - Mã số: V.10.02.06
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
c) Đối với vị trí nhân viên Y tế: Y sĩ, hạng IV - Mã số: V.08.03.07 Có bằng tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp.
d) Đối với vị trí nhân viên Kế toán: Ngạch kế toán viên - Mã số ngạch: 06.031 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương với trình độ ngoại ngữ quy định tại Công văn số 4524/UBND-NCKSTTHC ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ và Công văn số 5374/UBND-VXNV ngày 10/9/2020 của UBND tỉnh về việc bổ sung ngoại ngữ được quy đổi vào hệ thống ngoại ngữ đã được quy đổi tại Công văn số 4524/UBND-NCKSTTHC ngày 21/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
đ) Đối với vị trí nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Hạng IV - Mã số: V.07.06.16.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, hoặc giáo dục đặc biệt, giáo dục tiểu học và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương với trình độ ngoại ngữ quy định tại Công văn số 4524/UBND-NCKSTTHC ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ và Công văn số 5374/UBND-VXNV ngày 10/9/2020 của UBND tỉnh về việc bổ sung ngoại ngữ được quy đổi vào hệ thống ngoại ngữ đã được quy đổi tại Công văn số 4524/UBND-NCKSTTHC ngày 21/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
V. TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1. Vòng 1 (xét điều kiện dự tuyển):
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đạt yêu cầu thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Chậm nhất 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của người tham gia dự tuyển tại vòng 1, Hội đồng tuyển dụng sẽ thông báo triệu tập các thí sinh có đủ điều kiện tham gia xét tuyển tại Vòng 2. Thông báo triệu tập sẽ được niêm yết tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ: www.backan.edu.vn. 2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Thi viết.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
d) Thang điểm: 100 điểm
3. Chế độ ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Trường hợp người dự thi tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm tại vòng 2.
4. Xác định người trúng tuyển
a) Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: - Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
- Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại mục 3 phần V (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm chuyên môn, nghiệp vụ vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
5. Nguyên tắc xét người trúng tuyển đối với từng vị trí công tác Đối với từng vị trí việc làm, người đủ điều kiện trúng tuyển được lựa chọn đơn vị công tác theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp, cụ thể như sau: a) Người có điểm cao nhất được chọn trước, người có điểm tiếp theo được chọn các đơn vị còn lại cho đến hết chỉ tiêu.
b) Trường hợp người có điểm bằng nhau nếu cùng chọn vào một đơn vị mà số chỉ tiêu trong đơn vị đó ít hơn số người được chọn thì tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên.
Nếu phát sinh các tình huống khác, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức thống nhất và quyết định các hình thức lựa chọn khác đảm bảo khách quan, minh bạch.
VI. THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG, PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN 1. Thông báo tuyển dụng
Thông báo Kế hoạch Tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022 trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, niêm yết tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, niêm yết và đăng tải các thông tin liên quan đến tuyển dụng viên chức trên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn tại địa chỉ: www.backan.edu.vn.
2. Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu đính kèm Kế hoạch này) - Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện Phiếu đăng ký dự tuyển (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ) tại địa điểm tiếp nhận phiếu dự tuyển. Trường hợp người đăng ký dự tuyển đang là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước; người làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước,…nếu có nguyện vọng đăng ký tham gia thi tuyển viên chức phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý. - Người đăng ký dự tuyển viên chức chỉ được đăng ký dự tuyển ở một vị trí trong danh mục các vị trí việc làm cần tuyển của đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Sau ngày chốt Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng viên chức sẽ kiểm tra dữ liệu nộp Phiếu đăng ký, nếu người dự tuyển nộp từ 02 vị trí việc làm trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách và không được tham dự xét tuyển viên chức.
- Người dự tuyển vào vị trí giáo viên THCS được đào tạo 02 chuyên ngành (Ví dụ: Văn – Sử, Hóa - Sinh...) thì đăng ký thi môn nghiệp vụ chuyên ngành 1 trong 2 chuyên ngành đã được đào tạo.
3. Thời gian nhận phiếu đăng ký dự tuyển: 30 ngày, kể từ ngày 30/11/2022 đến 16h30 ngày 30/12/2022 (trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính thời gian theo dấu công văn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn).
4. Địa điểm nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Phòng Tổ chức - Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn (Địa chỉ: Tổ 4, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn), điện thoại: 0209 3 871 450.
5. Nội dung ôn tập, lịch thi và địa điểm thi: Theo thông báo của Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2022 của Sở GD&ĐT Bắc Kạn.
6. Hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Sở Giáo dục và Đào tạo để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng trước khi ký quyết định tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập (bảng điểm) theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có); - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển. Trường hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
VII. KINH PHÍ TUYỂN DỤNG
1. Kinh phí tuyển dụng: Thực hiện theo quy định của Thông tư số 92/2021/TT BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng và dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức; Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định nội dung chi, mức chi tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Nguồn kinh phí: Tự cân đối từ nguồn thu phí tuyển dụng, trường hợp thu không đủ chi thì Hội đồng tuyển dụng được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đã được UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo để chi cho việc tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức theo quy định
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức
2.1. Hội đồng tuyển dụng viên chức ban hành Quyết định thành lập các Ban của Hội đồng bao gồm: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban ra đề và sao in đề thi, Ban coi thi, Ban Phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Tổ thư ký, Tổ giúp việc của Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định.
2.2. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng viên chức đảm bảo đúng quy chế và quy định của pháp luật.
2.3. Thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch Hội đồng tuyển dụng phân công.
3. Trách nhiệm của các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
3.1. Phòng Tổ chức - Đào tạo:
- Tham mưu cho Hội đồng tuyển dụng viên chức ban hành các văn bản liên quan đến công tác tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022.
- Thông báo Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở năm 2022 trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết và đăng tải các thông tin liên quan đến tuyển dụng viên chức trên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn tại địa chỉ: www.backan.edu.vn.
- Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển; Tổng hợp và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển. Niêm yết danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển; đề xuất tham mưu cho Giám đốc các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên chức theo đúng quy định.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi tuyển.
- Thông báo kết quả tuyển dụng cho người dự tuyển.
- Là thường trực Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá nhân được Chủ tịch Hội đồng phân công thực hiện nhiệm vụ trong công tác tuyển dụng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch hội đồng tuyển dụng viên chức phân công.
3.2. Phòng Kế hoạch - Tài chính:
- Phối hợp với phòng Tổ chức - Đào tạo lập dự trù kinh phí và thanh quyết toán kinh phí thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định hiện hành. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng phân công.
3.3. Phòng Giáo dục trung học
- Giáo dục thường xuyên
- Tham gia đề xuất cử người tham gia các Ban của Hội đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Chủ tịch Hội đồng phân công.
3.4. Thanh tra Sở
Tham mưu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban giám sát thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
3.5. Các phòng liên quan khác thuộc Sở:
Phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác tuyển dụng theo sự phân công của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Niêm yết công khai Kế hoạch tuyển dụng viên chức tại đơn vị.
- Thực hiện một số nhiệm vụ công tác tuyển dụng theo sự phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là Kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn (qua Phòng Tổ chức - Đào tạo, Sở GD&ĐT) điện thoại 0209 3871 450, hoặc SĐT 0913174262 để được giải quyết./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- UBND tỉnh (B/cáo);
- Sở Nội vụ (P/hợp);
- Lãnh đạo Sở;
- Đảng ủy GD&ĐT;
- Công đoàn ngành;
- Các phòng thuộc Sở GD&ĐT; - Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Trang thông tin điện tử Sở GD&ĐT; - Lưu: VT, TCĐT.
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn
-
Địa điểm: Tổ 4, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
-
Liên hệ: 02093870014; Email: [email protected];
-
Website: http://backan.edu.vn
-
Giám đốc: Ma Thế Quyên
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn luôn chú trọng giáo dục thường xuyên về đảm bảo sức khỏe, những hoạt động vui chơi, tổ chức chương trình từ thiện bổ ích cho tất cả các học sinh, sinh viên. Từ đó, các em sẽ được trang bị tất cả những kiến thức bổ ích và được giáo dục từ sớm.
Công việc của Giáo viên âm nhạc là gì?
Giáo viên âm nhạc là những người đam mê và có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật âm nhạc, đồng thời có khả năng truyền đạt, hướng dẫn học sinh khám phá và phát triển tiềm năng âm nhạc của họ. Họ không chỉ là người giảng dạy kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc, lý thuyết âm nhạc và kỹ thuật chơi nhạc cụ, mà còn là người truyền cảm hứng, khuyến khích sáng tạo và tạo ra môi trường thú vị để học sinh thể hiện bản thân qua âm nhạc.
Mô tả công việc của Giáo viên âm nhạc
Công việc của một giáo viên âm nhạc rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau từ giảng dạy trong lớp học đến tổ chức các hoạt động ngoại khóa và tham gia vào cộng đồng. Dưới đây là một phân tích chi tiết về các nhiệm vụ và trách nhiệm của họ:
Giảng dạy trong lớp học
Giáo viên âm nhạc dành nhiều thời gian để chuẩn bị và giảng dạy các bài học về lịch sử âm nhạc, lý thuyết âm nhạc và kỹ thuật chơi nhạc cụ. Họ phải tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo để học sinh có thể phát triển tốt nhất.
Hướng dẫn và phát triển kỹ năng âm nhạc của học sinh
Họ phải hướng dẫn học sinh về cách chơi nhạc cụ, hát và thể hiện bản thân qua âm nhạc. Họ cũng cung cấp phản hồi và chỉ dẫn cá nhân hóa để giúp học sinh cải thiện kỹ năng của mình.
Tổ chức buổi biểu diễn và sự kiện văn hóa
Giáo viên âm nhạc thường tổ chức các buổi biểu diễn và sự kiện âm nhạc để học sinh có cơ hội thể hiện kỹ năng của mình trước công chúng và cảm nhận niềm vui từ việc biểu diễn trên sân khấu.
Tổng quan, công việc của giáo viên âm nhạc không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về âm nhạc mà còn yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo cho học sinh.
Công việc của giáo viên âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy học trong lớp học mà còn mở rộng ra ngoài, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tổ chức buổi biểu diễn, hội thảo và các sự kiện văn hóa nghệ thuật để tạo cơ hội cho học sinh thực hành và trải nghiệm thực tế. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tài năng âm nhạc của học sinh, giúp họ xây dựng niềm tin vào bản thân và khám phá tiềm năng âm nhạc của mình.
Giáo viên âm nhạc có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
52 - 78 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên âm nhạc
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên âm nhạc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên âm nhạc?
Yêu cầu tuyển dụng Giáo Viên Âm nhạc
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
Ứng viên vị trí giáo viên âm nhạc cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ học vấn và kinh nghiệm cụ thể để đảm bảo khả năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Yêu cầu bằng cấp: Ứng viên cần có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực Âm nhạc hoặc các chuyên ngành liên quan. Trình độ học vấn này sẽ đảm bảo ứng viên có kiến thức nền vững và rộng lớn về lịch sử âm nhạc, lý thuyết âm nhạc, và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Khả năng áp dụng những kiến thức này vào quá trình dạy và hướng dẫn sẽ giúp giáo viên tạo ra môi trường học tập tích cực và sáng tạo cho học sinh.
- Yêu cầu kinh nghiệm: Ứng viên cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc, với ưu tiên dành cho những ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy ở cấp trung học phổ thông. Kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về đặc điểm phát triển và nhu cầu học tập của học sinh ở độ tuổi trung học, từ đó có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, kinh nghiệm này cũng giúp ứng viên tự tin và linh hoạt trong việc đối phó với các tình huống và thách thức trong quá trình giảng dạy.
Yêu cầu về kỹ năng
Dưới đây là một phân tích chi tiết về các kỹ năng cần thiết của giáo viên âm nhạc, mỗi kỹ năng được mô tả chi tiết trong từng đoạn văn:
- Kỹ năng chơi nhạc cụ và hát: Giáo viên âm nhạc cần sở hữu kỹ năng vững về chơi ít nhất một loại nhạc cụ cơ bản như guitar, piano, violin, hoặc các nhạc cụ dân tộc. Khả năng hát một cách tự tin và sáng tạo là một ưu điểm, giúp giáo viên minh họa và hướng dẫn các kỹ thuật và phong cách hát cho học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp và giao tiếp tốt: Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp giáo viên tạo một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển của học sinh. Giáo viên cần có khả năng lắng nghe và hiểu biết, đồng thời cũng cần biết cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Kỹ năng quản lý lớp học: Quản lý lớp học hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu để giáo viên có thể duy trì một môi trường học tập tổ chức và tích cực. Giáo viên cần có khả năng quản lý thời gian, sự chú ý và hành vi của học sinh, đồng thời có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tạo ra các quy tắc và biện pháp kỷ luật.
- Kỹ năng sáng tạo và linh hoạt: Sự sáng tạo và linh hoạt giúp giáo viên tạo ra các bài học và hoạt động hấp dẫn và thú vị cho học sinh. Khả năng tạo ra các bài học và hoạt động phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng nhóm học sinh là điểm mạnh của một giáo viên âm nhạc.
Tổng quan, việc sở hữu những kỹ năng trên giúp giáo viên âm nhạc trở thành một người hướng dẫn và truyền cảm hứng hiệu quả cho học sinh, tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo.
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên âm nhạc
Năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 1 năm |
Giáo viên âm nhạc tập sự |
1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng |
1 - 3 năm |
4.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng |
|
3 - 5 năm |
Trưởng bộ môn âm nhạc |
7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm |
Giáo viên nghiên cứu và phát triển |
10.000.000 - 17.000.000 đồng/ tháng |
Lộ trình thăng tiến của một giáo viên âm nhạc có thể phân chia thành các cột mốc và các chức vụ khác nhau, mỗi cột mốc và chức vụ đều đòi hỏi các năng lực và kinh nghiệm khác nhau. Dưới đây là một phân tích chi tiết về lộ trình thăng tiến của giáo viên âm nhạc:
1. Giáo viên âm nhạc thực tập
Mức lương: 1.5 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Cột mốc đầu tiên trong lộ trình thăng tiến là vị trí giáo viên âm nhạc cơ bản, nơi mà các giáo viên mới ra trường thường bắt đầu. Ở vị trí này, giáo viên sẽ chịu trách nhiệm dạy học cơ bản về âm nhạc cho học sinh, hướng dẫn về kỹ thuật chơi nhạc cụ, hát và các khái niệm cơ bản về lý thuyết âm nhạc. Các giáo viên ở cấp độ này thường có ít kinh nghiệm và đang trong giai đoạn học hỏi và phát triển năng lực.
2. Giáo viên âm nhạc chính thức
Mức lương: 4 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Sau khi tích lũy được một vài năm kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy, giáo viên có thể tiến tới vị trí giáo viên âm nhạc trung cấp. Ở vị trí này, họ có thể đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hơn như tổ chức buổi biểu diễn, tham gia vào việc phát triển chương trình giảng dạy, và hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và dự án âm nhạc.
3. Tổ trưởng tổ âm nhạc
Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Khi có đủ kinh nghiệm và thành tích, giáo viên có thể tiến lên các vị trí chuyên gia và lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc. Ở cấp bậc này, họ có thể đảm nhận vai trò như giám đốc âm nhạc, chủ nhiệm bộ môn hoặc giảng viên đại học. Các giáo viên ở cấp bậc này thường cần có kiến thức sâu rộng và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc để đảm nhận các trách nhiệm quản lý và hướng dẫn.
4. Giáo viên nghiên cứu và phát triển
Mức lương: 10 - 17 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Cột mốc cao nhất trong lộ trình thăng tiến của giáo viên âm nhạc là vị trí giáo viên nghiên cứu và phát triển. Ở vị trí này, họ thường tham gia vào các dự án nghiên cứu, viết sách và bài báo chuyên ngành, và giảng dạy ở cấp độ đại học và sau đại học. Các giáo viên ở cấp bậc này thường được coi là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực âm nhạc và có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng nghệ thuật và giáo dục.
Tổng quan, lộ trình thăng tiến của giáo viên âm nhạc phụ thuộc vào sự phát triển năng lực, kinh nghiệm và đóng góp của từng cá nhân trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc. Qua từng cột mốc, giáo viên có thể mở ra những cơ hội mới và tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
5 bước giúp Giáo viên âm nhạc thăng tiến nhanh trong công việc
Tạo Ra Chương Trình Giảng Dạy Sáng Tạo và Đổi Mới
Để giáo viên âm nhạc có thể thăng tiến nhanh trong công việc, việc đầu tiên là phát triển một chương trình giảng dạy sáng tạo và đổi mới. Điều này bao gồm việc thiết kế các bài học không chỉ dựa trên lý thuyết âm nhạc cơ bản mà còn tích hợp các phương pháp giảng dạy tiên tiến, như sử dụng công nghệ số để hỗ trợ học tập, áp dụng các phương pháp giảng dạy dựa trên dự án, và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động âm nhạc thực tế. Một chương trình giảng dạy hấp dẫn và đổi mới không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn với môn học mà còn tạo cơ hội để giáo viên thể hiện sự sáng tạo và khả năng sư phạm của mình.
Liên Tục Nâng Cao Kiến Thức và Kỹ Năng Chuyên Môn
Ngành âm nhạc luôn phát triển với các xu hướng mới và các kỹ thuật giảng dạy tiên tiến. Để duy trì sự cạnh tranh và nâng cao chuyên môn, giáo viên âm nhạc cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Việc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, hội thảo âm nhạc, và các khóa học về phương pháp giảng dạy mới sẽ giúp giáo viên mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình. Sự đầu tư vào việc học hỏi và phát triển cá nhân không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo cơ hội cho giáo viên có thể đóng góp ý tưởng và phương pháp mới vào chương trình học của trường.
Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Với Học Sinh và Phụ Huynh
Xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh và phụ huynh là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp giáo viên âm nhạc. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, lắng nghe và phản hồi tích cực là những yếu tố giúp tạo dựng niềm tin và sự hợp tác. Giáo viên nên thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt với phụ huynh để thảo luận về sự tiến bộ của học sinh và lắng nghe ý kiến đóng góp của họ. Đồng thời, việc tạo ra một môi trường học tập thân thiện và khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo và niềm đam mê âm nhạc sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Tham Gia Hoạt Động và Sự Kiện Âm Nhạc
Tham gia vào các hoạt động và sự kiện âm nhạc là một cách hiệu quả để giáo viên âm nhạc tăng cường sự hiện diện và uy tín trong cộng đồng giáo dục và âm nhạc. Việc tham gia biểu diễn, tổ chức các buổi hòa nhạc, hoặc phối hợp với các tổ chức âm nhạc có thể giúp giáo viên mở rộng mạng lưới quan hệ và xây dựng danh tiếng chuyên môn. Thông qua các sự kiện này, giáo viên có cơ hội thể hiện tài năng, giao lưu với các đồng nghiệp trong ngành, và tạo ra cơ hội hợp tác với các tổ chức và cá nhân khác, từ đó nâng cao khả năng thăng tiến trong công việc.
Ứng Dụng Công Nghệ và Các Công Cụ Hỗ Trợ Giảng Dạy
Công nghệ ngày nay cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy âm nhạc hiệu quả. Giáo viên âm nhạc nên tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới, chẳng hạn như phần mềm âm nhạc, ứng dụng học tập trực tuyến, và các công cụ tạo nhạc kỹ thuật số. Việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao chất lượng bài giảng mà còn tạo ra trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả hơn cho học sinh. Sự chủ động trong việc ứng dụng công nghệ không chỉ nâng cao khả năng giảng dạy mà còn thể hiện sự linh hoạt và hiện đại trong phong cách giảng dạy của giáo viên, từ đó góp phần thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Giáo viên âm nhạc tuyển dụng
Việc làm Giáo viên mỹ thuật mới nhất