Thực hiện Kế hoạch số 2259/KH-SGDĐT ngày 08/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Đà Nẵng về việc xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024, Sở GDĐT thông báo kế hoạch tuyển dụng viên chức ở các vị trí việc làm giáo viên năm 2024 như sau:
I. NHU CẦU TUYỂN DỤNG
Sở GDĐT tuyển dụng 72 giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật (gồm Trường Chuyên biệt Tương Lai và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng), cụ thể:
Số TT |
Đơn vị dự tuyển |
Số lượng cần tuyển |
Tên vị trí việc làm |
Chức danh nghề nghiệp | Mã chức danh nghề nghiệp |
Tổng cộng: 55, trong đó | Giáo viên trung học phổ thông hạng III | Giáo viên trung học phổ thông hạng III | |||
theo từng môn học như sau: | |||||
– Toán: 03 | |||||
– Sinh học: 02 | |||||
– Ngữ văn: 04 | |||||
– Lịch sử: 13 | |||||
Trường trung | – Địa lí: 03 | ||||
học phổ | – Tiếng Anh: 05 | ||||
thông (bao | – Tiếng Pháp: 01 | ||||
gồm Trường | – Tin học: 02 | V.07.05.15 | |||
THPT chuyên Lê Quý Đôn và | – Giáo dục thể chất: 09 | ||||
1 | – Giáo dục quốc phòng và
an ninh: 03 |
||||
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến) |
– Giáo dục kinh tế và pháp luật: 02 | ||||
– Công nghệ (công nghiệp): | |||||
– Âm nhạc: 05 | |||||
– Mĩ thuật: 01 | |||||
Tổng cộng: 03, trong đó | Giáo viên trung học cơ sở hạng III | Giáo viên trung học cơ sở hạng III | |||
theo từng môn học như sau: | |||||
– Toán: 01 | V.07.04.32 | ||||
– Lịch sử: 01 | |||||
– Tiếng Anh: 01 |
2 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên |
Tổng cộng: 11, trong đó
theo từng môn học như sau: – Toán: 01 – Ngữ văn: 02 – Lịch sử: 01 – Địa lí: 02 – Tiếng Anh: 05 |
Giáo viên trung học phổ thông hạng III |
Giáo viên trung học phổ thông hạng III |
V.07.05.15 |
3 |
Cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật |
Toán: 01 |
Giáo viên trung học
cơ sở hạng III |
Giáo viên trung học
cơ sở hạng III |
V.07.04.32 |
Giáo viên tiểu học: 01 |
Giáo viên tiểu học
hạng III |
Giáo viên tiểu học
hạng III |
V.07.03.29 |
||
Giáo viên mầm non: 01 |
Giáo viên mầm non
hạng III |
Giáo viên mầm non
hạng III |
V.07.02.26 |
Lưu ý: Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển ở một đơn vị dự tuyển ở bảng trên và chỉ ở một môn học.
II. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG: Xét tuyển.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Người đăng ký xét tuyển vào viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí, chức danh dự tuyển và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 22, Luật Viên chức.
IV. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HỒ SƠ, PHÍ XÉT TUYỂN
1. Điều kiện
a) Điều kiện chung
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
b) Điều kiện cụ thể
Ngoài các điều kiện chung, người đăng ký dự tuyển phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển, cụ thể:
Thứ tự | Chức danh
nghề nghiệp |
Yêu cầu của chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển |
1 |
Giáo viên trung học phổ thông hạng III |
– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học phổ thông thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; – Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
2 |
Giáo viên trung học cơ sở hạng III |
– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học cơ sở thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; – Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
3 |
Giáo viên tiểu học hạng III |
– Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc Giáo dục đặc biệt;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; – Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
4 |
Giáo viên mầm non hạng III |
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non hoặc Giáo dục đặc biệt trở lên;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; – Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
Ngoài ra, người đăng ký dự tuyển ở một số vị trí phải đảm bảo các yêu cầu
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tiếng Anh phải có trình độ C1 Tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung châu Âu (tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), trường hợp người đăng ký dự tuyển không có chứng chỉ C1 Tiếng Anh thì có thể sử dụng giấy xác nhận đạt trình độ C1 Tiếng Anh trong kỳ thi khảo sát năng lực Tiếng Anh của đơn vị có thẩm quyền;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tin học phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Tin học hoặc đại học chuyên ngành Tin học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Công nghệ (công nghiệp) phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Vật lý hoặc sư phạm Kỹ thuật công nghiệp hoặc đại học chuyên ngành Vật lý và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Người được đào tạo ghép hai môn chỉ được đăng ký dự tuyển một trong hai môn được đào tạo;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên trung học cơ sở môn Toán (dự tuyển vào cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật) phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục học sinh khuyết tật.
2. Thủ tục hồ sơ
– Người đăng ký dự tuyển viên chức kê khai đầy đủ nội dung tại Phiếu đăng ký dự tuyển (kèm theo Thông báo này) và nộp Phiếu đăng ký dự tuyển trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính theo địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển được đăng tải trên website: www.danang.edu.vn.
Lưu ý:
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chỉ kê khai các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm đã được các cơ sở giáo dục đào tạo cấp trước ngày nộp Phiếu đăng ký dự tuyển; không sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, giấy chứng nhận đã hoàn thành kỳ thi chờ cấp chứng chỉ… để thay thế các văn bằng, chứng chỉ theo quy định;
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển và tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp phát hiện hành vi gian lận trong kê khai hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hợp lệ, Sở GDĐT sẽ hủy kết quả tuyển dụng.
3. Phí tuyển dụng
– Phí tuyển dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
– Sau khi tổng hợp số lượng người đăng ký dự tuyển, Sở GDĐT sẽ thông báo cụ thể mức phí tuyển dụng và thực hiện thu phí tuyển dụng. Những người đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển nhưng không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển.
V. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Nguyên tắc tuyển dụng
a) Chỉ tuyển dụng đủ số lượng giáo viên theo nhu cầu tuyển dụng quy định tại Mục I của Thông báo này.
b) Tuyển dụng đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng pháp luật và được thông qua Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng.
c) Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định và được bố trí đúng vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.
d) Điểm kết quả xét tuyển của người dự tuyển được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Nội dung, hình thức xét tuyển, cách tính điểm
Nội dung và hình thức xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 (bao gồm cả việc kiểm tra các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm).
Thí sinh kê khai thông tin chứng chỉ ngoại ngữ để chứng minh trình độ ngoại ngữ; yêu cầu trình độ ngoại ngữ tại bản mô tả công việc và khung năng lực đối với các vị trí việc làm tuyển dụng như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III, Giáo viên trung học cở sở hạng III, Giáo viên tiểu học hạng III: bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Giáo viên mầm non hạng III: bậc 1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Lưu ý: Thí sinh chịu trách nhiệm về việc đảm bảo yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định tại điểm c khoản này, trong đó phải chứng minh được chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo có giá trị tương đương hoặc cao hơn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của vị trí việc làm. Trường hợp sau khi trúng tuyển, thí sinh không chứng minh được đảm bảo điều kiện về trình độ ngoại ngữ theo quy định thì Sở Giáo dục và Đào tạo hủy kết quả tuyển dụng.
Vòng 2: Nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức xét tuyển: Thực hành;
– Nội dung: Cách thức tổ chức một hoặc một số hoạt động giáo dục trong một tiết lên lớp theo yêu cầu;
– Thời gian: 15 phút (thí sinh có thời gian 30 phút để chuẩn bị nội dung trước khi trình bày);
– Thang điểm: 100 điểm.
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả xét tuyển tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 4 Mục V Thông báo này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm (từng môn học theo từng đơn vị dự tuyển).
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại tiết 2 điểm a khoản này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phỏng vấn để quyết định người trúng tuyển.
c) Người không được tuyển dụng trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Đối tượng ưu tiên, điểm ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
VI. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
Sở GDĐT thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn của Sở GDĐT và niêm yết công khai về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng; cụ thể như sau:
1. Thời gian
Thời gian thực hiện việc tuyển dụng viên chức cụ thể như sau:
a) Thông báo kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển từ ngày 12/8/2024.
b) Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 12/8/2024 đến hết ngày 10/9/2024.
c) Ngày 12/9/2024, Sở GDĐT sẽ niêm yết danh sách những người đã đăng ký dự tuyển đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện để người dự tuyển nộp phí tuyển dụng; danh sách người dự tuyển phải tham dự sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ; thời gian, địa điểm thu phí tuyển dụng và hướng dẫn nội dung, tài liệu ôn tập trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (không tổ chức ôn tập tập trung).
d) Tổ chức thu phí tuyển dụng: Ngày 13/9/2024 và 14/9/2024.
Những người không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển. đ) Ngày 17/9/2024: tổ chức sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự
tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ;
e) Ngày 18/9/2024: niêm yết công khai tại bảng niêm yết của Sở GDĐT và trên website www.danang.edu.vn danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 2, giờ đến tập trung tại phòng thi của mỗi thí sinh.
g) Ngày 20/9/2024: người dự tuyển có mặt tại Hội trường Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn lúc 14 giờ 30 ngày 20/9/2024 để dự Lễ khai mạc kỳ xét tuyển và phổ biến nội quy, quy chế kỳ xét tuyển.
k) Tổ chức xét tuyển vòng 2: Ngày 21/9/2024 và ngày 22/9/2024 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
l) Công bố kết quả điểm xét tuyển vòng 2: ngày 25/9/2024.
m) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Sở GDĐT thông báo công khai trên trang thông tin điện tử www.danang.edu.vn và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký; thông báo thời hạn người trúng tuyển đến Sở GDĐT để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
2. Địa điểm nhận hồ sơ
Địa điểm nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
– Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng;
– Địa chỉ: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, số điện thoại: 0236.3 881 888./.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
-
Địa điểm: Tầng 21 Trung tâm hành chính Thành phố Đà Nẵng, 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
-
Điện thoại: 0236.382.1066;
-
Email: [email protected] - [email protected];
-
Website: http://www.danang.edu.vn/
-
Giám đốc: bà Lê Thị Bích Thuận
Ngoài công tác đẩy mạnh chất lượng học tập thì Sở GD&ĐT Đà Nẵng còn chú trọng đến phát triển giáo dục nhân cách, chính sách tư tưởng, dân trí, giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, tạo mọi điều kiện và cơ sở vật chất tốt nhất để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên Toán là gì?
Giáo viên Toán là giáo viên chuyên môn giảng dạy môn học Toán, có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Toán. Trách nhiệm chính của giáo viên toán, theo thông tin được trình bày trong tiêu chuẩn nghề nghiệp, là hình thành mô hình hoạt động toán học ở học sinh, tương ứng với cấp học, trình độ hiểu biết hiện nay. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Giáo viên Tiếng anh, Giáo viên tiếng Việt...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Giáo viên Toán
Thực hiện giảng dạy
Thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học đã đề ra. Các hoạt động trong công tác giảng dạy bao gồm: Soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, quản lý và đảm bảo xếp loại học sinh chính xác trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, giáo viên còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, tham gia các hoạt động chuyên môn đầy đủ.
Bồi dưỡng và thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có sự yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các em học sinh. Tôn trọng nhân cách của học sinh, biết đoàn kết, hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp. Luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của các em học sinh.
Giảng dạy và hướng dẫn các khái niệm toán học
Giáo viên Toán có trách nhiệm giảng dạy các khái niệm toán học cơ bản và nâng cao, tùy thuộc vào trình độ của học sinh. Họ phải chuẩn bị các bài học phù hợp, giải thích chi tiết các lý thuyết toán học, và cung cấp ví dụ thực tế để giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng kiến thức. Gia sư cũng cần phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo nhu cầu và khả năng tiếp thu của từng học sinh để đảm bảo hiệu quả học tập tối ưu.
Đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh
Một phần quan trọng trong công việc của Giáo viên Toán là đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra, bài tập về nhà, và các hoạt động học tập khác. Gia sư cần thường xuyên theo dõi và phân tích kết quả học tập để nhận diện các điểm mạnh và yếu của học sinh. Dựa trên đánh giá này, họ sẽ điều chỉnh phương pháp giảng dạy và lên kế hoạch ôn tập phù hợp để giúp học sinh cải thiện và đạt được mục tiêu học tập.
Giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự
Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có sự yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các em học sinh. Tôn trọng nhân cách của học sinh, biết đoàn kết, hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp. Luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của các em học sinh.
Giáo viên Toán có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
65 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên Toán
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên Toán, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên Toán?
Yêu cầu tuyển dụng của Giáo viên Toán
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Giáo viên Toán cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sư phạm Toán hoặc chuyên ngành Toán học. Có thể ưu tiên những ứng viên có bằng Cao học chuyên ngành Sư phạm Toán hoặc Toán học.
-
Kiến thức sư phạm: Giáo viên à một công việc đòi hỏi bạn là một người phải có kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm tốt, do đó muốn biết bạn có phù hợp và ứng tuyển được với công việc này hay không thì khi tuyển dụng các trung tâm gia sư thường sẽ có những yêu cầu nhất định.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý lớp học: Bạn cần duy trì một môi trường học tập có tổ chức, nơi học sinh có thể tập trung vào việc học và phát triển kỹ năng. Khả năng quản lý thời gian và kỷ luật lớp học hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và thúc đẩy sự tham gia của học sinh. Bạn cũng cần xử lý các tình huống không mong muốn một cách khéo léo.
-
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Bạn phải xây dựng giáo án chi tiết, có hệ thống và sắp xếp nội dung giảng dạy theo thứ tự hợp lý. Kỹ năng này giúp bạn lên kế hoạch cho các bài giảng và hoạt động thí nghiệm, đảm bảo rằng học sinh có thể tiếp thu kiến thức theo cách logic và hiệu quả. Bạn cũng cần tổ chức đánh giá kết quả học tập đúng thời điểm.
-
Kỹ năng sử dụng công nghệ giáo dục: Công nghệ ngày càng quan trọng trong giảng dạy Toán, từ việc sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo đến các công cụ giảng dạy trực tuyến. Bạn cần thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị và phần mềm hỗ trợ bài giảng, giúp tăng cường sự hấp dẫn và tương tác của học sinh. Kỹ năng này cũng giúp bạn linh hoạt hơn trong việc dạy học từ xa hoặc tích hợp công nghệ vào lớp học.
Yêu cầu khác
-
Có đạo đức tốt, phẩm chất sư phạm cao: Giáo viên cần có lòng yêu thương học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, gương mẫu cho học sinh.
-
Có tinh thần cống hiến: Giáo viên cần có tinh thần cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành người thầy, người cô tốt.
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên Toán
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên Toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Số năm nghiệm |
Vị Trí |
Mức lương |
0 - 2 năm |
1.000.000 - 2.000.000 đồng/tháng |
|
2 – 3 năm |
3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
|
3 - 5 năm |
6.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giáo viên Toán và các ngành liên quan
-
Giáo viên tiếng Việt: 6.5 - 7.6 triệu đồng/tháng (1 tháng)
-
Giáo viên Tiếng anh: 7 - 15 triệu đồng/tháng (1 tháng)
1. Gia sư Toán
Mức lương: 1 - 2 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm
Gia sư Toán có thể hiểu là một gia sư dạy kèm thực hiện công việc dạy học và truyền đạt kiến thức tại nhà cho các gia đình có con em. Nói ngắn gọn, gia sư Toán là nghề dạy học, đáp ứng cho người học các kiến thức của môn Toán học tại nhà. Tuy nhiên, nhà ở đây là nhà của học viên chứ không phải là nhà của người dạy.
Đánh giá: Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí gia sư cá nhân. Nhiệm vụ chính là giảng dạy ở quy mô nhỏ chỉ từ 1 học sinh. Bạn sẽ học các kỹ năng và kiến thức mà một gia sư cần có.
2. Trợ giảng môn Toán
Mức lương: 3 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 3 năm
Trợ giảng toán là người hỗ trợ giảng viên chính trong việc giảng dạy môn toán học tại các trường học, trung tâm giáo dục hoặc các cơ sở đào tạo khác. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Đánh giá: Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng toán, sau khi tích được 0 - 2 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên, quá trình này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ nếu muốn theo đuổi sự nghiệp giảng dạy thì bắt đầu với công việc trợ giảng là một xuất phát rất tốt.
3. Giáo viên dạy Toán
Mức lương: 6 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Giáo viên Toán là giáo viên chuyên môn giảng dạy môn học Toán, có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Toán. Trách nhiệm chính của giáo viên toán, theo thông tin được trình bày trong tiêu chuẩn nghề nghiệp, là hình thành mô hình hoạt động toán học ở học sinh, tương ứng với cấp học, trình độ hiểu biết hiện nay.
Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm, bạn có thể lên vị trí Giáo viên dạy Toán. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
Đọc thêm:
Việc làm Gia sư Toán đang tuyển dụng