Công việc của Trưởng phòng kỹ thuật là gì?

Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống kỹ thuật, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Kỹ thuật viên, Giám sát Kỹ thuật cũng rất đa dạng.

Mô tả công việc của vị trí Trưởng phòng kỹ thuật

Tuyển dụng đội ngũ nhân viên kỹ thuật

Đối với vấn đề tuyển dụng của phòng ban, trưởng phòng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia nhằm tìm kiếm được những ứng viên phù hợp. Từ đó giúp rút ngắn được quá trình đào tạo, đạt hiệu quả công việc cao. Trong quá trình ứng viên thử việc thì trưởng phòng kỹ thuật đào tạo sẽ phụ trách đào tạo, bố trí chỗ ngồi và phân công công việc. 

Quản lý, vận hành máy móc

Việc theo dõi quá trình vận hành của máy móc sẽ do người đứng đầu của phòng kỹ thuật thực hiện. Khi phát hiện lỗi thì trưởng phòng sẽ tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với các nhân sự khác trong phòng kỹ thuật đưa ra phương hướng giải quyết.

Hướng dẫn cấp dưới làm việc

Bên cạnh đó, trưởng phòng cũng là người hướng dẫn các nhân viên sử dụng các thiết bị, cách xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Điều này nhằm đảm bảo công việc diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong trường hợp máy móc, dụng cụ làm việc xuất hiện hư hỏng không thể sửa chữa thì trưởng phòng sẽ tiến hành lập báo cáo, đề xuất thay mới thiết bị để phục vụ công việc.

Lập kế hoạch, phương án kỹ thuật,

Lập kế hoạch, phương án kỹ thuật, danh mục, hạng mục cung cấp cho cho các Phòng ban liên quan. Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Làm công tác lập hồ sơ lưu trữ dữ liệu, hồ sơ dự thầu, chuẩn bị ngân sách, đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 21 - 325 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,8 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Trưởng phòng kỹ thuật có mức lương bao nhiêu?

221 - 325 triệu /năm
Tổng lương
204 - 300 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
17 - 25 triệu
/năm

Lương bổ sung

221 - 325 triệu

/năm
221 M
325 M
78 M 897 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng phòng kỹ thuật

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng kỹ thuật, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Kỹ thuật
104 - 143 triệu/năm
Trợ lý kỹ thuật
144 - 300 triệu/năm
Kỹ thuật viên
172 - 256 triệu/năm
Giám đốc kỹ thuật
390 - 598 triệu/năm
Trưởng phòng kỹ thuật

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
0%
2 - 4
58%
5 - 7
32%
8+
10%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng kỹ thuật?

Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng kỹ thuật

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng kỹ thuật cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức chuyên môn: Trình độ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để bạn tìm việc làm Trưởng phòng kỹ thuật thành công. Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên phải có trình độ Đại học trở lên thuộc các chuyên ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử,... và kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương. Khi bạn đã thật sự nằm lòng và có nền tảng vững chắc về công việc thì tỉ lệ tìm việc thành công sẽ cao hơn.

  • Kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kỹ thuật: Trưởng phòng kỹ thuật cần hiểu rõ sâu về lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến tổ chức của họ. Điều này bao gồm kiến thức về các nguyên tắc và công nghệ trong lĩnh vực cụ thể, như điện tử, máy tính, cơ khí, hoặc lĩnh vực khác.

  • Quản lý dự án và kỹ thuật: Khả năng quản lý dự án kỹ thuật là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc lập kế hoạch, định thời gian, quản lý nguồn lực, và đảm bảo rằng các dự án kỹ thuật được hoàn thành theo kế hoạch và ngân sách.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Trong vai trò Trưởng phòng kỹ thuật, khả năng giao tiếp là yếu tố quan trọng để trao đổi thông tin hiệu quả, rõ ràng với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và nhà cung cấp. Việc sở hữu khả năng giao tiếp thành thạo giúp bạn giải thích các vấn đề kỹ thuật phức tạp một cách dễ hiểu, xử lý các yêu cầu khách hàng và hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật trong quá trình làm việc hàng ngày.

  • Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý là một kỹ năng không thể thiếu của trưởng phòng kỹ thuật. Kỹ năng này được hình thành thông qua quá trình làm việc và rèn luyện thường xuyên. Nếu có khả năng quản lý nhân sự, công việc thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho quá trình làm việc.

  • Kỹ năng hợp tác: Kỹ năng hợp tác, tuy làm việc chủ yếu về kỹ thuật khá khô khan nhưng Trưởng phòng kỹ thuật phải thường xuyên trao đổi công việc với bộ phận khác. Vậy nên bạn phải là người làm việc nhóm tốt.

  • Kỹ năng tính toán chính xác và nhanh chóng: Bất kỳ một dự án kỹ thuật nào trước khi triển khai xây dựng cũng phải trải qua khâu bóc tách bản vẽ, tính toán thông số kỹ thuật và chi phí dự trù. Trưởng phòng kỹ thuật phải là người giỏi kỹ năng tính toán để có thể kiểm tra các thông số một cách kỹ lưỡng và tìm ra hướng giải quyết những vấn đề liên quan đến con số.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm

Có năng lực chuyên môn ở mức tốt cùng với kinh nghiệm 2 - 3 năm ở công việc tương tự được xem là yêu cầu quan trọng nhất của nhà tuyển dụng. Am hiểu tường tận và thành thạo các chương trình máy tính, hệ thống, phần mềm,... được sử dụng. Đồng thời, có kiến thức chuyên môn vững vàng để nhanh chóng khắc phục, sửa chữa khi máy móc hư hỏng, gặp sự cố. Được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm làm việc chính là điều kiện tiên quyết giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong nghề.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kỹ thuật 

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kỹ thuật có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Thực tập sinh kỹ thuật

Mức lương: 4 - 7 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Thực tập sinh kỹ thuật (Technical intern) là những người được đào tạo kiến thức chuyên môn về khoa học, công nghệ để vận dụng vào việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện,...

>> Đánh giá: Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học có phạm vi rộng, được chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ và mỗi ngành lại mang những đặc thù riêng biệt. Do đó, Thực tập sinh kỹ thuật có thể tìm được việc làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau tùy vào bằng cấp và trình độ chuyên môn. 

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh kỹ thuật tuyển dụng 

2. Hỗ trợ kỹ thuật

Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Hỗ trợ kỹ thuật hay còn gọi là công việc của nhân viên Technical Support  là quá trình cung cấp sự trợ giúp và giải quyết các vấn đề kỹ thuật cho người dùng hoặc khách hàng. Các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật thường là những chuyên gia về công nghệ thông tin hoặc sản phẩm cụ thể, và họ sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà người dùng gặp phải.

>> Đánh giá: Là Hỗ trợ kỹ thuật bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu tường tận để phục vụ cho các công việc. Và nếu Hỗ trợ kỹ thuật có khả năng truyền tải kiến thức tốt, hướng dẫn dễ hiểu và kỹ năng/ chuyên môn cao thì họ có thể dạy nghề, đào tạo ra thế hệ kỹ thuật viên xuất sắc kế tiếp.

>> Xem thêm: Việc làm Hỗ trợ kỹ thuật mới cập nhật

3. Trưởng phòng kỹ thuật

Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm 

Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống kỹ thuật, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.

>> Đánh giá: Cũng giống như hầu hết các trưởng phòng khác, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. So với công việc kinh doanh, sản xuất,... thì Trưởng phòng kỹ thuật có đặc thù riêng biệt hơn, có chức năng phối hợp với các phòng ban khác nhằm theo dõi, rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư trong xuất nhập.

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kỹ thuật mới cập nhật

5 bước giúp Trưởng phòng kỹ thuật thăng tiến nhanh trong trong công việc

Rèn luyện tính cẩn trọng, tỉ mỉ

Kỹ thuật là lĩnh vực tập trung đến những yếu tố tiểu tiết. Do đặc thù của ngành nghề này đó là thiết kế và vận hành nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hơn nữa, những tổn thất của sự sai sót trong kỹ thuật là vô cùng lớn. Đó là lý do mà nhân viên kỹ thuật cần phải hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình làm việc để hạn chế những sự cố không mong muốn xảy ra. 

Đạt các chứng chỉ chuyên môn

Đạt các chứng chỉ và bằng cấp liên quan cũng là một cách hiệu quả để đảm bảo mức thu nhập cao hơn. Các bằng cấp như CompTIA A+, Network+, hoặc CCNA không chỉ cung cấp kiến thức sâu rộng mà còn chứng minh kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng, điều này có thể dẫn đến cơ hội nghề nghiệp có mức lương cao hơn.

Khả năng tư duy logic, khoa học và sáng tạo

Bản chất của kỹ thuật là giải quyết sự cố, khắc phục những vấn đề hỏng hóc để máy móc có thể hoạt động một cách trơn tru và hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi ở nhân viên kỹ thuật phải có tư duy logic, khoa học, biết tính toán và có sự sáng tạo để điều chỉnh công việc phù hợp với từng hoàn cảnh. Chắc chắn bạn sẽ không được đánh giá cao nếu lúc nào cũng chỉ biết vận hành theo quy trình một cách rập khuôn mà không dựa vào thực tế. 

Tinh thần trách nhiệm cao 

Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Trưởng phòng kỹ thuật. Bởi khối lượng công việc của Trưởng phòng kỹ thuật rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.

Tận tình với công việc và công ty

Cho dù bạn làm việc tại đâu ở lĩnh vực nào, các công ty sẽ luôn xem trọng những nhân viên thực sự gắn bó với họ, thể hiện qua thái độ làm việc như chủ động tăng ca, chủ động hoàn thành tốt công việc mà không cần phải giám sát,... Việc chủ động đề xuất các ý tưởng hay, giải pháp sáng tạo cho công ty cũng sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, từ đó tăng khả năng thăng tiến nhanh.

Đọc thêm:

Việc làm Kỹ thuật viên SMT

Việc làm của Giám sát kỹ thuật mới cập nhật

Đánh giá, chia sẻ về Trưởng phòng kỹ thuật

Các Trưởng phòng kỹ thuật chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Trưởng phòng kỹ thuật

Mention all Agile Manifesto points
3.9 ★
FPT Software
Trưởng phòng kỹ thuật
Q: Mention all Agile Manifesto points
07/12/2023
Đường dẫn devops CI Cd là gì
3.0 ★
TECH MAHINDRA VIỆT NAM
Trưởng phòng kỹ thuật
Q: Đường dẫn devops CI Cd là gì
07/12/2023
Những câu hỏi này dựa trên vai trò của tôi
3.0 ★
TECH MAHINDRA VIỆT NAM
Trưởng phòng kỹ thuật
Q: Những câu hỏi này dựa trên vai trò của tôi
07/12/2023
Ngăn xếp công nghệ mới nhất liên quan đến Java
3.0 ★
TECH MAHINDRA VIỆT NAM
Trưởng phòng kỹ thuật
Q: Ngăn xếp công nghệ mới nhất liên quan đến Java
07/12/2023

Câu hỏi thường gặp về Trưởng phòng kỹ thuật

Trưởng phòng kỹ thuật là một chức vụ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, người ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về một phòng ban kỹ thuật trong công ty. người đảm nhận và chịu trách nhiệm cho việc quản lý nhân viên, vận hành máy móc và điều hành các công việc có liên quan đến kỹ thuật trong các lĩnh vực bất kỳ. Trưởng phòng kỹ thuật thường sẽ được bố trí công việc tại các công ty điện tử, công trình xây dựng hoặc nhà máy sản xuất.

Mức lương của người mới, chưa có nhiều năm kinh nghiệm dao động từ 7-10M đồng/tháng. Mức lương cao nhất của trưởng phòng kỹ thuật là hơn 50M đồng/tháng với những người có kỹ năng chuyên môn cao, bằng cấp tốt và nhiều năm kinh nghiệm.

 

Đánh giá (review) của công việc Trưởng phòng kỹ thuật được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.

  • Từ 0 - 4 năm đầu tiên : Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật
  • Từ 4 - 8 năm : Thực tập/ Nhân viên kỹ thuật
  • Từ 8 năm trở đi : Trưởng phòng kỹ thuật

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Trưởng phòng kỹ thuật là:

  • Theo bạn, Trưởng phòng kỹ thuật là gì?
  • Vì sao bạn muốn trở thành trưởng phòng kỹ thuật?
  • Trưởng phòng kỹ thuật làm công việc gì?
  • Quy trình quản lý máy móc thiết bị chuẩn làm như thế nào ?

Bài viết xem nhiều