733 việc làm
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắc Lắc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lạng Sơn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Tuyển dụng Công chức Lạng Sơn năm 2024
Sở GD&ĐT Lạng Sơn tuyển dụng viên chức năm 2024
Công chức Lạng Sơnhttps://tuyencongchuc.vn/tinh-thanh/lang-son/
Thỏa thuận
Lạng Sơn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Cạn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Cạn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai
UBND TX. Sa Pa, Lào Cai tiếp nhận giáo viên năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai
Thỏa thuận
Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lai Châu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hòa Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hòa Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
8 - 12 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
8 - 12 triệu
Đắk Lắk
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng tuyển dụng viên chức năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 08/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: Đang cập nhật
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 66
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Thực hiện Kế hoạch số 2259/KH-SGDĐT ngày 08/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Đà Nẵng về việc xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024, Sở GDĐT thông báo kế hoạch tuyển dụng viên chức ở các vị trí việc làm giáo viên năm 2024 như sau:

I. NHU CẦU TUYỂN DỤNG
Sở GDĐT tuyển dụng 72 giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật (gồm Trường Chuyên biệt Tương Lai và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng), cụ thể:

 

 

Số TT

 

 

Đơn vị dự tuyển

 

 

Số lượng cần tuyển

 

 

Tên vị trí việc làm

Chức danh nghề nghiệp Mã chức danh nghề nghiệp
    Tổng cộng: 55, trong đó Giáo viên trung học phổ thông hạng III Giáo viên trung học phổ thông hạng III  
    theo từng môn học như sau:  
    – Toán: 03  
    – Sinh học: 02  
    – Ngữ văn: 04  
    – Lịch sử: 13  
  Trường trung – Địa lí: 03  
  học phổ – Tiếng Anh: 05  
  thông (bao – Tiếng Pháp: 01  
  gồm Trường – Tin học: 02 V.07.05.15
  THPT chuyên Lê Quý Đôn và – Giáo dục thể chất: 09  
1   – Giáo dục quốc phòng và

 

an ninh: 03

 
  Trường
THCS và
THPT
Nguyễn
Khuyến)
– Giáo dục kinh tế và pháp  luật: 02  
       
    – Công nghệ (công nghiệp):  
       
    – Âm nhạc: 05  
    – Mĩ thuật: 01  
    Tổng cộng: 03, trong đó Giáo viên trung học cơ sở hạng III Giáo viên trung học cơ sở hạng III  
    theo từng môn học như sau:  
    – Toán: 01 V.07.04.32
    – Lịch sử: 01  
    – Tiếng Anh: 01  

 

 

 

 

2

 

 

 

Trung tâm giáo dục

thường xuyên

Tổng cộng: 11, trong đó

 

theo từng môn học như sau:

–  Toán: 01

–  Ngữ văn: 02

–  Lịch sử: 01

–  Địa lí: 02

–  Tiếng Anh: 05

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

 

 

 

V.07.05.15

 

 

 

 

 

3

 

 

 

Cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật

 

 

Toán: 01

Giáo viên trung học

 

cơ sở hạng III

Giáo viên trung học

 

cơ sở hạng III

 

 

V.07.04.32

 

 

Giáo viên tiểu học: 01

Giáo viên tiểu học

 

hạng III

Giáo viên tiểu học

 

hạng III

 

 

V.07.03.29

 

 

Giáo viên mầm non: 01

Giáo viên mầm non

 

hạng III

Giáo viên mầm non

 

hạng III

 

 

V.07.02.26

Lưu ý: Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển ở một đơn vị dự tuyển ở bảng trên và chỉ ở một môn học.
II. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG: Xét tuyển.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Người đăng ký xét tuyển vào viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí, chức danh dự tuyển và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 22, Luật Viên chức.
IV. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HỒ SƠ, PHÍ XÉT TUYỂN
1. Điều kiện
a) Điều kiện chung
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
b) Điều kiện cụ thể

Ngoài các điều kiện chung, người đăng ký dự tuyển phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển, cụ thể:

Thứ tự Chức danh

 

nghề nghiệp

Yêu cầu của chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển
 

 

 

 

 

1

 

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học phổ thông thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

 

 

2

 

 

 

Giáo viên trung học cơ sở hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học cơ sở thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

3

 

 

Giáo viên tiểu học hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc Giáo dục đặc biệt;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

4

 

 

Giáo viên mầm non hạng III

–  Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non hoặc Giáo dục đặc biệt trở lên;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Ngoài ra, người đăng ký dự tuyển ở một số vị trí phải đảm bảo các yêu cầu

– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tiếng Anh phải có trình độ C1 Tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung châu Âu (tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), trường hợp người đăng ký dự tuyển không có chứng chỉ C1 Tiếng Anh thì có thể sử dụng giấy xác nhận đạt trình độ C1 Tiếng Anh trong kỳ thi khảo sát năng lực Tiếng Anh của đơn vị có thẩm quyền;

– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tin học phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Tin học hoặc đại học chuyên ngành Tin học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Công nghệ (công nghiệp) phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Vật lý hoặc sư phạm Kỹ thuật công nghiệp hoặc đại học chuyên ngành Vật lý và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Người được đào tạo ghép hai môn chỉ được đăng ký dự tuyển một trong hai môn được đào tạo;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên trung học cơ sở môn Toán (dự tuyển vào cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật) phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục học sinh khuyết tật.
2. Thủ tục hồ sơ
– Người đăng ký dự tuyển viên chức kê khai đầy đủ nội dung tại Phiếu đăng ký dự tuyển (kèm theo Thông báo này) và nộp Phiếu đăng ký dự tuyển trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính theo địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển được đăng tải trên website: www.danang.edu.vn.
Lưu ý:
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chỉ kê khai các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm đã được các cơ sở giáo dục đào tạo cấp trước ngày nộp Phiếu đăng ký dự tuyển; không sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, giấy chứng nhận đã hoàn thành kỳ thi chờ cấp chứng chỉ… để thay thế các văn bằng, chứng chỉ theo quy định;
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển và tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp phát hiện hành vi gian lận trong kê khai hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hợp lệ, Sở GDĐT sẽ hủy kết quả tuyển dụng.
3. Phí tuyển dụng
– Phí tuyển dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
– Sau khi tổng hợp số lượng người đăng ký dự tuyển, Sở GDĐT sẽ thông báo cụ thể mức phí tuyển dụng và thực hiện thu phí tuyển dụng. Những người đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển nhưng không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển.

V. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Nguyên tắc tuyển dụng
a) Chỉ tuyển dụng đủ số lượng giáo viên theo nhu cầu tuyển dụng quy định tại Mục I của Thông báo này.
b) Tuyển dụng đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng pháp luật và được thông qua Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng.
c) Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định và được bố trí đúng vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.
d) Điểm kết quả xét tuyển của người dự tuyển được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Nội dung, hình thức xét tuyển, cách tính điểm
Nội dung và hình thức xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 (bao gồm cả việc kiểm tra các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm).
Thí sinh kê khai thông tin chứng chỉ ngoại ngữ để chứng minh trình độ ngoại ngữ; yêu cầu trình độ ngoại ngữ tại bản mô tả công việc và khung năng lực đối với các vị trí việc làm tuyển dụng như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III, Giáo viên trung học cở sở hạng III, Giáo viên tiểu học hạng III: bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Giáo viên mầm non hạng III: bậc 1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Lưu ý: Thí sinh chịu trách nhiệm về việc đảm bảo yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định tại điểm c khoản này, trong đó phải chứng minh được chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo có giá trị tương đương hoặc cao hơn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của vị trí việc làm. Trường hợp sau khi trúng tuyển, thí sinh không chứng minh được đảm bảo điều kiện về trình độ ngoại ngữ theo quy định thì Sở Giáo dục và Đào tạo hủy kết quả tuyển dụng.
Vòng 2: Nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức xét tuyển: Thực hành;
– Nội dung: Cách thức tổ chức một hoặc một số hoạt động giáo dục trong một tiết lên lớp theo yêu cầu;
– Thời gian: 15 phút (thí sinh có thời gian 30 phút để chuẩn bị nội dung trước khi trình bày);
– Thang điểm: 100 điểm.
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

– Có kết quả xét tuyển tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 4 Mục V Thông báo này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm (từng môn học theo từng đơn vị dự tuyển).
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại tiết 2 điểm a khoản này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phỏng vấn để quyết định người trúng tuyển.
c) Người không được tuyển dụng trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Đối tượng ưu tiên, điểm ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
VI. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
Sở GDĐT thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn của Sở GDĐT và niêm yết công khai về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng; cụ thể như sau:
1. Thời gian
Thời gian thực hiện việc tuyển dụng viên chức cụ thể như sau:
a) Thông báo kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển từ ngày 12/8/2024.
b) Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 12/8/2024 đến hết ngày 10/9/2024.
c) Ngày 12/9/2024, Sở GDĐT sẽ niêm yết danh sách những người đã đăng ký dự tuyển đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện để người dự tuyển nộp phí tuyển dụng; danh sách người dự tuyển phải tham dự sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ; thời gian, địa điểm thu phí tuyển dụng và hướng dẫn nội dung, tài liệu ôn tập trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (không tổ chức ôn tập tập trung).

d) Tổ chức thu phí tuyển dụng: Ngày 13/9/2024 và 14/9/2024.
Những người không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển. đ) Ngày 17/9/2024: tổ chức sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự
tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ;
e) Ngày 18/9/2024: niêm yết công khai tại bảng niêm yết của Sở GDĐT và trên website www.danang.edu.vn danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 2, giờ đến tập trung tại phòng thi của mỗi thí sinh.
g) Ngày 20/9/2024: người dự tuyển có mặt tại Hội trường Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn lúc 14 giờ 30 ngày 20/9/2024 để dự Lễ khai mạc kỳ xét tuyển và phổ biến nội quy, quy chế kỳ xét tuyển.
k) Tổ chức xét tuyển vòng 2: Ngày 21/9/2024 và ngày 22/9/2024 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
l) Công bố kết quả điểm xét tuyển vòng 2: ngày 25/9/2024.
m) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Sở GDĐT thông báo công khai trên trang thông tin điện tử www.danang.edu.vn và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký; thông báo thời hạn người trúng tuyển đến Sở GDĐT để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
2. Địa điểm nhận hồ sơ
Địa điểm nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
– Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng;
– Địa chỉ: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, số điện thoại: 0236.3 881 888./.

Khu vực
Báo cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng

  • Địa điểm: Tầng 21 Trung tâm hành chính Thành phố Đà Nẵng, 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

  • Điện thoại: 0236.382.1066;

  • Email: [email protected] - [email protected];

  • Website: http://www.danang.edu.vn/

  • Giám đốc: bà Lê Thị Bích Thuận

Ngoài công tác đẩy mạnh chất lượng học tập thì Sở GD&ĐT Đà Nẵng còn chú trọng đến phát triển giáo dục nhân cách, chính sách tư tưởng, dân trí, giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, tạo mọi điều kiện và cơ sở vật chất tốt nhất để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Công việc của Giáo Viên Kỹ năng sống là gì?

Giáo viên Kỹ năng sống là người thực hiện quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Mô tả công việc của Giáo viên Kỹ năng sống 

Giảng dạy và hướng dẫn

Giáo viên Kỹ năng sống thiết kế và thực hiện các bài giảng về các kỹ năng thiết yếu cho cuộc sống, bao gồm quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Bạn phải tạo ra môi trường học tập tích cực và tương tác, giúp học sinh áp dụng các kỹ năng trong tình huống thực tế. Giáo viên cũng đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy khi cần.

Xây dựng chương trình đào tạo

Giáo viên phát triển chương trình đào tạo và tài liệu học tập phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của học sinh. Bạn cần phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo nội dung giảng dạy đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục và nhu cầu của cộng đồng. Công việc này bao gồm việc cập nhật và cải thiện chương trình dựa trên phản hồi từ học sinh và các kết quả đánh giá.

Tư vấn và hỗ trợ cá nhân

Ngoài việc giảng dạy, giáo viên Kỹ năng sống cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ cá nhân cho học sinh trong các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống. Bạn có thể tổ chức các buổi tư vấn cá nhân hoặc nhóm để giải quyết các thách thức cụ thể mà học sinh gặp phải và hướng dẫn họ phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Giáo Viên Kỹ năng sống có mức lương bao nhiêu?

91 - 117 triệu /năm
Tổng lương
84 - 108 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 9 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 117 triệu

/năm
80 M
110 M
90 M 120 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giáo Viên Kỹ năng sống

Tìm hiểu cách trở thành Giáo Viên Kỹ năng sống, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giáo Viên Kỹ năng sống
91 - 117 triệu/năm
Giáo Viên Kỹ năng sống

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo Viên Kỹ năng sống?

Yêu cầu tuyển dụng Giáo viên Kỹ năng sống  

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Giáo viên Kỹ năng sống thường yêu cầu bằng cấp liên quan đến giáo dục hoặc tâm lý học, chẳng hạn như bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực Giáo dục, Tâm lý học hoặc một ngành học liên quan. Bằng cấp này cung cấp kiến thức cơ bản về các phương pháp giáo dục, phát triển tâm lý và quản lý lớp học, là nền tảng quan trọng cho việc giảng dạy hiệu quả. Một số vị trí có thể yêu cầu bằng cấp thêm hoặc chứng chỉ chuyên môn liên quan đến kỹ năng sống.
  • Kiến thức chuyên môn: Giáo viên cần có kiến thức sâu rộng về các kỹ năng sống thiết yếu như giao tiếp, giải quyết xung đột, quản lý thời gian và ra quyết định. Bạn cũng nên hiểu biết về các phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với từng độ tuổi và đặc điểm cá nhân của học sinh. Kiến thức về các xu hướng và công cụ mới trong giáo dục kỹ năng sống là cần thiết để cập nhật chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy.
  • Kinh nghiệm và chứng chỉ bổ sung: Kinh nghiệm trong việc giảng dạy hoặc tư vấn liên quan đến kỹ năng sống là một lợi thế, giúp giáo viên có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn và xử lý các tình huống học tập đa dạng. Các chứng chỉ bổ sung như chứng chỉ đào tạo về kỹ năng mềm hoặc tư vấn, có thể giúp nâng cao khả năng và sự tin cậy trong vai trò này. Kinh nghiệm thực tế và sự tham gia vào các khóa đào tạo chuyên môn cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả để truyền đạt thông tin và kiến thức đến học sinh một cách dễ hiểu. Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng lắng nghe và phản hồi phù hợp để tạo môi trường học tập tích cực và hỗ trợ học sinh. Giao tiếp hiệu quả giúp giáo viên xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh và đồng nghiệp, đồng thời giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.
  • Kỹ năng quản lý lớp học: Kỹ năng quản lý lớp học quan trọng trong việc duy trì trật tự và tổ chức trong môi trường học tập. Giáo viên cần có khả năng thiết lập và duy trì các quy tắc lớp học, xử lý các tình huống xung đột và khuyến khích sự tham gia của học sinh. Quản lý lớp học hiệu quả giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
  • Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Giáo viên cần có khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch giảng dạy một cách hệ thống và khoa học. Kỹ năng này bao gồm việc chuẩn bị tài liệu học tập, thiết kế chương trình đào tạo,và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Tổ chức tốt giúp đảm bảo rằng tất cả các mục tiêu giảng dạy được đạt được và học sinh nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
  • Kỹ năng tư vấn và hỗ trợ cá nhân: Kỹ năng tư vấn và hỗ trợ cá nhân giúp giáo viên cung cấp sự hỗ trợ cá nhân hóa cho học sinh, giải quyết các vấn đề và thách thức cụ thể mà họ gặp phải. Kỹ năng này bao gồm khả năng đưa ra lời khuyên, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong việc phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Tư vấn hiệu quả giúp học sinh vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giáo viên cần có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Kỹ năng này giúp họ điều chỉnh phương pháp giảng dạy, xử lý xung đột và tìm ra giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Các yêu cầu khác

  • Tinh thần trách nhiệm và đam mê: Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giảng dạy và hỗ trợ học sinh. Đam mê với công việc và sự phát triển của học sinh giúp bạn duy trì sự nhiệt huyết và tận tâm trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và giải quyết các vấn đề học tập.
  • Khả năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là quan trọng trong việc phối hợp với các đồng nghiệp, phụ huynh và các bộ phận khác để đạt được mục tiêu giáo dục chung. Khả năng này giúp giáo viên tạo ra môi trường học tập đồng bộ và hỗ trợ, cũng như chia sẻ và học hỏi từ các đồng nghiệp.
  • Khả năng cập nhật và học hỏi liên tục: Giáo viên cần sẵn sàng cập nhật các phương pháp giảng dạy mới và xu hướng trong lĩnh vực kỹ năng sống. Việc học hỏi liên tục và áp dụng các kiến thức mới giúp bạn nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng tốt hơn với sự thay đổi trong nhu cầu của học sinh.
  • Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Sư phạm ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của Giáo viên Kỹ năng sống  

Khi theo đuổi công việc giáo viên kỹ năng sống, bạn sẽ trải qua một lộ trình phát triển rõ rệt, bắt đầu từ những bước cơ bản và dần mở rộng trách nhiệm. Lộ trình này phản ánh sự gia tăng về kinh nghiệm và sự trưởng thành trong nghề, dẫn đến việc cải thiện mức lương trung bình theo từng giai đoạn. Hiểu rõ lộ trình sự nghiệp giúp bạn định hình kế hoạch phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả.

Kinh nghiệm 

Vị trí 

Mức lương 

0 - 1 năm 

Thực tập sinh giáo dục công dân

2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng

2 - 6 năm

Giáo viên Kỹ năng sống

8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Trên 6 năm

Trưởng bộ môn Kỹ năng sống

15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

1. Thực tập sinh 

Mức lương: 2 - 4 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. 

>> Đánh giá: Đây là giai đoạn quan trọng để sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển kỹ năng và kiến thức cơ bản. Mặc dù mức lương có thể thấp, nhưng trải nghiệm thực tế và cơ hội học hỏi trong giai đoạn này là vô cùng quý giá, giúp chuẩn bị cho sự nghiệp lâu dài.

2. Giáo Viên Kỹ năng sống

Mức lương: 8 - 15 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 6 năm

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 - 1 năm, bạn có thể lên vị trí giáo viên Kỹ năng sống. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

>> Đánh giá: Vị trí giáo viên Kỹ năng sống đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm và liên tục học hỏi để phát triển chuyên môn. Đây là giai đoạn mà bạn có cơ hội nâng cao kỹ năng giảng dạy, xây dựng mối quan hệ với học sinh và đồng nghiệp, và định hình con đường thăng tiến trong sự nghiệp giáo dục.

3. Trưởng bộ môn Kỹ năng sống

Mức lương: 15 - 20 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 6 năm

Sau khoảng 1 - 6 năm làm giáo viên GDCD/Kỹ năng sống, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí Trưởng bộ môn. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những món ăn độc đáo, bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên tài trợ thương mại, làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.

>> Đánh giá: Vị trí Trưởng bộ môn Kỹ năng sống yêu cầu khả năng lãnh đạo, quản lý và phát triển chiến lược giáo dục. Đây là cấp bậc cao hơn, đòi hỏi bạn phải chứng minh năng lực qua thành tích nổi bật và khả năng điều hành đội ngũ, đồng thời đưa ra các chiến lược và kế hoạch để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cơ hội thăng tiến từ vị trí này có thể bao gồm các chức vụ cấp cao hơn trong ngành giáo dục hoặc quản lý giáo dục.

Xem thêm:

Việc làm giáo viên Kỹ năng sống mới nhất

Việc làm giáo viên Giáo dục công dân

Việc làm giảng viên tâm lý đang tuyển dụng

Việc làm giáo viên

Tìm việc theo nghề nghiệp