FPT Semiconductor, a driving force in Vietnam's booming semiconductor industry, designs Power Management ICs and IoT ICs for a global market.
As a proud member of the FPT Corporation, we strive to cultivate lasting partnerships, foster innovation, and contribute to the global technological ecosystem. Committed relentlessly to quality and precision, our cutting-edge technology and dedicated team ensure we stay at the forefront of the ever-evolving industry, meeting the diverse needs of domestic and foreign customers.
Join us in shaping the future of technology with FPT Semiconductor solutions, where innovation meets reliability!
Responsibilities
- Plan, organize, manage, and implement all the event, exhibitions.
- Market research and propose the events which are suitable with our industry.
- Control the distribution of information and event-related issues to customers through the media, ensuring all messages and images are conveyed correctly and appropriately for the event.
- Manage budgets for the event in accordance with the company's business performance and development orientation.
- Analyze the effectiveness of organized events and report results to the CEO.
- Cooperate with the Marketing team, Business Development team, RnD team,... to ensure that the events reach the goals.
- The other tasks assigned by CEO.
Requirements
- Bachelor's or Master's degree in Marketing or relevant.
- From 3 - 5 years of experience as progressive experience in Event Planning, especially international exhibitions.
- Strong English (equivalent to IELTS 6.5 or higher) and communication skills.
- Creative thinker with a strategic mindset.
- Strong administration and organizational skills.
- Management skill is a plus.
Benefit & Perks
Successful candidates will be part of a friendly, motivated and committed talent teams with various benefits and attractive offers:
- Competitive salary in labor market
- “FPT care” health insurance provided by PIJICO and is exclusive for FPT employees.
- Recharge and relax with paid annual summer vacation.
- 13th month salary.
Contact point
If you are interested in this position, please send your resume and attach Portfolio to email: [email protected] (Ms. Thu Huong – Mobile phone: 036.390.4039).
Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT (FPT Semiconductor.,JSC) được thành lập vào tháng 3 năm 2022 và là thành viên của tập đoàn FPT, là tập đoàn kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ Thiết kế vi mạch từ năm 2014, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với tốc độ tăng trưởng vượt bậc của thị trường toàn cầu, Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT đã thành lập.
Chúng tôi đã và đang chứng minh năng lực của mình với khách hàng với những bước tiến vững chắc không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Úc, Trung Quốc, thị trường Châu Âu. Với mục tiêu dài hạn, chúng tôi đang tập trung vào các dòng sản phẩm liên quan đến Chip nguồn và Chip IoT để mang lại giá trị cho khách hàng nói riêng và đóng góp cho ngành nói chung. Luôn củng cố và phát triển năng lực, chúng tôi sẵn sàng tạo ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới nhằm mang đến cho khách hàng giải pháp tốt nhất, lợi ích cao nhất.
Công việc của Chuyên viên tổ chức sự kiện là gì?
Chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Executive) là người phụ trách triển khai các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng/đối tác tiềm năng. Chuyên viên Event sẽ trực tiếp thiết lập kế hoạch và điều phối thực hiện, đảm bảo sự an toàn, thuận lợi trong suốt quá trình tổ chức sự kiện, đồng thời mang đến kết quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà tổ chức kỳ vọng. Bên cạnh đó, những vị trí như Nhân viên tổ chức sự kiện cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên tổ chức sự kiện
Lập kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện
Lên kịch bản sự kiện, dự kiến đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, số người tham gia, ước tính chi phí tổ chức sự kiện và xin duyệt ngân sách. Tiến hành kế hoạch, liên hệ với nhà cung cấp, đơn vị đối tác, sắp xếp, trang trí không gian tổ chức sự kiện. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho đại biểu, khách mời; chuẩn bị thiết bị chiếu sáng, âm thanh phục vụ cho sự kiện.
Quản lý nguồn lực
Họ phải quản lý các tài nguyên như nhân lực, thiết bị, và ngân sách. Điều này bao gồm thuê và quản lý nhà cung cấp, nhân viên, và các dịch vụ liên quan đến sự kiện. Cần phải xác định các hoạt động và công việc cụ thể, lên lịch trình, và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tìm kiếm nhà tài trợ
Với vai trò là người tổ chức sự kiện, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc xác định vị trí, lựa chọn và làm việc với các đối tác để trang bị đầy đủ tất cả những dụng cụ cần thiết cho việc tổ chức sự kiện. Vì khối lượng công việc này khá lớn nên trưởng bộ phận thường phân lại với từng hạng mục cụ thể cho từng cá nhân để tránh bị quá tải hay chậm tiến độ.
Giải quyết các vấn đề sau sự kiện
Sau khi sự kiện kết thúc, nhân viên tổ chức event sẽ bàn giao hợp đồng cho các đối tác hỗ trợ và tiến hành thanh lý hợp đồng. Đồng thời thực hiện các báo cáo phân tích về hiệu quả cũng như những sai sót của sự kiện, thu thập các khoản chi tiêu tài chính của sự kiện để gửi lên cấp trên, khách hàng hoặc bộ phận kế toán.
Chuyên viên tổ chức sự kiện có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên tổ chức sự kiện
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên tổ chức sự kiện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên tổ chức sự kiện?
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên tổ chức sự kiện
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên viên tổ chức sự kiện cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Yêu cầu ứng viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo liên quan đến Nghiên cứu Thị trường, Quảng cáo, Tiếp thị, Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện hoặc các lĩnh vực tương đương.
-
Kiến thức chuyên môn về ngành tổ chức sự kiện: Hiểu rõ các khâu trong quy trình tổ chức sự kiện, từ lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện đến đánh giá. Có kiến thức về các loại hình sự kiện khác nhau, các nhà cung cấp dịch vụ và các công cụ hỗ trợ tổ chức sự kiện.
-
Kiến thức tổ chức và quản lý: Có khả năng lên kế hoạch chi tiết, sắp xếp công việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả và phân công nhiệm vụ hợp lý cho các thành viên trong ekip.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá: Đã là một chuyên viên tổ chức sự kiện thì bạn cần có kỹ năng kiểm tra, giám sát và đánh giá bởi trước khi các sự kiện diễn ra chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề đồng thời cũng cần giám sát để mọi việc.
-
Kỹ năng dự đoán và quản trị rủi ro: Việc quản trị rủi ro cực kỳ quan trọng bởi nếu không biết cách đưa ra các phương án xử lý khi gặp rủi ro thì đến khi sự cố phát sinh chắc chắn sự kiện sẽ thất bại. Nên bạn cần cực kỳ chú ý và rèn luyện kỹ năng này thường xuyên nhé!
-
Sự cẩn thận và tỉ mỉ: Có thể bạn chưa biết thì việc tổ chức sự kiện đôi khi được coi như việc “con mọn” vậy đó, để tổ chức ra được một sự kiện hoàn chỉnh thì cần có rất nhiều đầu việc và bạn cần phải cực kỳ tỉ mỉ đối với từng đầu việc đó.
-
Kỹ năng giám sát và quản lý con người: Chuyên viên tổ chức sự kiện không chỉ làm việc với các bản proposal, hợp đồng hay nhà cung cấp, mà cũng cần có khả năng giám sát và quản lý con người. Với mỗi mảng thực thi khác nhau, sẽ có những đội ngũ nhỏ phụ trách khác nhau. Vì vậy, người tổ chức sự kiện giỏi cần có cái nhìn bao quát để quản lý các đội ngũ nhỏ này, từ đó đảm bảo mọi khía cạnh trong sự kiện được diễn ra suôn sẻ.
Yêu cầu khác
-
Sự nhiệt huyết: Bên cạnh những kỹ năng thì một chuyên viên tổ chức sự kiện cũng cần phải có sự nhiệt huyết bởi tổ chức sự kiện thực sự là một nghề cực kỳ vất vả, đôi khi bạn sẽ phải đi xa liên tục cũng như làm ngày làm đêm để sự kiện có thể diễn ra trơn tru. Do đó nếu không có sự nhiệt huyết chắc chắn sẽ không thể đảm đương được công việc.
-
Có tính cầu toàn: Những người sở hữu tính cách này thường rất thích hợp để làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Họ vừa có sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chú ý đến từng tiểu tiết, thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, lại vừa có khả năng quan sát tổng thể, bao quát sự kiện.
-
Sức khỏe tốt: Đã làm việc trong lĩnh vực sự kiện chắc chắn sẽ không thể nào tránh khỏi việc gặp gỡ các đối tác, đơn vị cung cấp, khách hàng. Hơn nữa, việc này còn diễn ra liên tục. Vì vậy, có sức khỏe tốt cùng với sự nhanh nhẹn là điều rất quan trọng giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên tổ chức sự kiện
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên tổ chức sự kiện có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên Event
Mức lương: 1 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Cộng tác viên Event là một người làm về hệ thống đường dây điện dân dụng, trong các tòa nhà, các đường dây truyền tải điện, máy móc văn phòng và các thiết bị điện liên quan. Người Cộng tác viên Event có thể lắp đặt các bộ phận thiết bị điện, hệ thống điện mới hoặc bảo dưỡng điện và cơ sở hạ tầng điện hiện.
>> Đánh giá: Hiện nay, công việc cộng tác viên ngày càng trở nên phong phú và phổ biến trên thị trường tuyển dụng lao động. Đa số công việc sự kiện cần cộng tác viên Event đều là những việc mang tính linh động, sáng tạo và không đòi hỏi quá nhiều về sự tuân thủ quy trình. Đối với những sinh viên chưa ra trường hoặc người đang thất nghiệp, trở thành cộng tác viên Event là con đường ngắn và dễ dàng giúp họ chống lại mối lo về tài chính sinh hoạt.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên Event tuyển dụng
2. Thực tập sinh tổ chức sự kiện
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Thực tập sinh tổ chức sự kiện là vị trí tập sự của công việc tổ chức sự kiện. Thực tập sinh là người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Với trọng trách đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
>> Đánh giá: Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc tổ chức sự kiện cho công ty. Tuy không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh tổ chức sự kiện tuyển dụng
3. Nhân viên tổ chức sự kiện
Mức lương: 8 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên tổ chức sự kiện (Event Staff) là những người chuyên quản lý hậu cần trong sự kiện, vận dụng sự sáng tạo, tính cẩn trọng và phối hợp nhịp nhàng với các bên để tạo nên một sự kiện hoàn hảo. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
>> Đánh giá: Trong thời buổi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, nhà hàng khách sạn đều muốn tìm kiếm nhân sự có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, lên kế hoạch và quản lý sự kiện cũng ngày một tăng lên. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Nhân viên tổ chức sự kiện vẫn luôn là một công việc hấp dẫn, "kén người" và chỉ chấp nhận những người tài năng, xuất sắc.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên tổ chức sự kiện tuyển dụng
4. Chuyên viên tổ chức sự kiện
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 8 năm
Chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Executive) là người phụ trách triển khai các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng/ đối tác tiềm năng. Chuyên viên Event sẽ trực tiếp thiết lập kế hoạch và điều phối thực hiện, đảm bảo sự an toàn, thuận lợi trong suốt quá trình tổ chức sự kiện, đồng thời mang đến kết quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà tổ chức kỳ vọng.
>> Đánh giá: Nghề chuyên viên tổ chức sự kiện không khó, nhưng cũng không mấy dễ dàng! Điều quan trọng là bạn cần trau dồi những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và những tố chất liên quan để có thể đảm nhiệm thật tốt công việc này. Nếu bạn thật sự yêu thích, đó sẽ là những thử thách xứng đáng để bạn có được vị trí ấy.
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên tổ chức sự kiện tuyển dụng
5 bước giúp Chuyên viên tổ chức sự kiện thăng tiến nhanh trong trong công việc
Phát triển tư duy sáng tạo
Chuyên viên tổ chức sự kiện không chỉ đơn thuần là một người đưa ra danh sách các việc cần làm. Họ cần sử dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những sự kiện độc đáo và ấn tượng. Thực tế, việc tận dụng tối đa các yếu tố như quy mô, tính chất và mục tiêu của sự kiện sẽ giúp bạn tạo ra những ý tưởng sáng tạo để phát triển sự kiện của mình thành một trải nghiệm độc đáo và khác biệt.
Tạo ra sự năng động cho bản thân
Công việc của Chuyên viên tổ chức sự kiện chủ yếu xoay quanh việc lên kế hoạch và triển khai, giám sát các sự kiện với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những người năng động, sáng tạo sẽ luôn có dồi dào năng lượng để xử lý và hoàn thành các nhiệm vụ với thái độ tích cực. Không những vậy, sự sáng tạo còn hỗ trợ bạn tạo ra nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo, mang lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Cần cù, chịu khó, chủ động trong công việc
Tổ chức sự kiện là ngành nghề đòi hỏi tính chủ động cao trong công việc. Vì vậy mà công việc này thường phù hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, công việc này cần sự chăm chỉ, chịu khó, khả năng chịu được áp lực cao trong công việc bởi bạn sẽ thường xuyên bận rộn, thời gian làm việc thất thường để đảm bảo theo kịp tiến độ.
Khẳng định vai trò lãnh đạo
Bất kể ở vị trí nào, mỗi nhân viên đều có cơ hội thể hiện tố chất lãnh đạo của mình mỗi ngày. Đối với Chuyên viên tổ chức sự kiện, bạn có thể phát huy những kỹ năng quan trọng bằng việc giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, v.vv.. Điều này không chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày mà còn khẳng định được vai trò của mình trong việc đóng góp vào thành công chung.
Xin nhận xét từ cấp trên
Nếu bạn muốn biết chính xác những gì cần thiết để được thăng chức. Bạn có thể tìm hiểu từ người quản lý hoặc người chủ của mình. Hãy trình bày trường hợp với cấp trên một cách chuyên nghiệp nhất có thể. Tạo một danh sách các trách nhiệm công việc, thành tích của bạn và các kỹ năng, kinh nghiệm bạn đã có được. Cho thấy công việc của bạn đã mang lại lợi ích như thế nào cho hoạt động của công ty, tốt nhất là bằng những con số hoặc ví dụ cụ thể.
Đọc thêm: