VOV.VN – Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thông báo về việc tuyển dụng viên chức cho Ban Kế hoạch – Tài chính, như sau:
1. Số lượng: 1 người.
2. Vị trí tuyển dụng: 1 Chuyên viên (Kế hoạch – Tài chính).
3. Nội dung, hình thức tuyển dụng: Xét tuyển (vấn đáp)
* Xét tuyển viên chức được thực hiện 2 vòng như sau:
– Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
– Vòng 2: Vấn đáp để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Điểm vấn đáp được tính theo thang điểm 100 và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi bằng hình thức vấn đáp, thực hành.
4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
5. Điều kiện dự tuyển
5.1. Tiêu chuẩn chung
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
5.2. Tiêu chuẩn cụ thể
– Có trình độ Đại học trở lên chuyên ngành: Tài chính, Kinh tế xây dựng, Kinh tế đầu tư, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kiến trúc.
6. Đối tượng và điểm ưu tiên
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
e) Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
7. Đăng ký dự tuyển, hoàn thiện hồ sơ dự tuyển
7.1. Đăng ký dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển (mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 7/12/2023 của Chính phủ).
7.2. Hoàn thiện hồ sơ dự tuyển: Sau khi trúng tuyển, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Đài Tiếng nói Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm:
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với các văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, người trúng tuyển phải nộp giấy công nhận văn bằng của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển, Đài TNVN sẽ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Lệ phí dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển nộp lệ phí là 500.000 đồng/người (Năm trăm nghìn đồng/người) theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
9. Thời gian, địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển
9.1.Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
– Sáng: 08h00- 11h30; Chiều: 14h00- 17h00, các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, bắt đầu từ ngày 01/8/2024 đến hết ngày 30/8/2024.
Hội đồng tuyển dụng thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi vòng 1, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử/ niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan.
9.2. Địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển
Địa chỉ: Ban Tổ chức cán bộ, Đài Tiếng nói Việt Nam (tầng 7, số 58 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Chi tiết liên hệ: Bà Cao Thị Thanh Thủy, Ban Tổ chức cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam. Điện thoại: 024 62727121.
Nguồn tin: vov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên kế hoạch là gì?
Nhân viên kế hoạch là người sẽ chịu trách nhiệm trong việc đề ra những dự định kế hoạch để tiến hành giải phóng mặt bằng cho những mục đích cụ thể và đền bù, bồi thường tiền mặt cho những chủ sở hữu đất, tham gia vào hỗ trợ tái định cư cho những dự án đất đai. Công việc của họ thuộc khối ngành quản lý dự án, cần tham gia hợp tác với nhiều người và có các kỹ năng nghiệp vụ, thương lượng và xử lý các vấn đề tốt để có thể giúp cho hai bên làm việc thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Mô tả công việc của Nhân viên kế hoạch
Dù công việc của Nhân viên kế hoạch đa dạng trong mọi ngành nghề và lĩnh vực, nhưng họ vẫn đảm nhiệm một số trách nhiệm chính sau đây:
Quản lý dự án dự thảo kế hoạch định kỳ
Dựa vào quy mô, mục tiêu phát triển dự án của tổ chức, Nhân viên kế hoạch cần lập các chiến lược ngắn hạn (theo tháng/quý), hoặc dài hạn (theo năm) cho các chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đề xuất bản dự thảo kế hoạch cho cấp quản lý duyệt hoặc điều chỉnh. Sau đó, Nhân viên kế hoạch cần lập chi tiết các đầu việc, thời gian hoàn thành của từng hạng mục chính, trình lại cấp trên phê duyệt một lần nữa.
Đảm bảo tiến độ của kế hoạch
Ngoài việc lập kế hoạch, Nhân viên kế hoạch còn phải theo dõi và giám sát việc thực hiện để đảm bảo tiến độ và chất lượng nhằm đưa dự án đi đúng kế hoạch theo ngân sách đề ra.
Công việc chi tiết hơn là điều phối, thúc đẩy nhân viên, điều chỉnh kịp thời những hoạt động chưa đạt chất lượng.
Không những vậy, họ còn phải linh hoạt khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất như thiếu nhân sự, thiếu nguyên vật liệu hay máy móc trục trặc.
Thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Chi tiết công việc sẽ gồm:
- Lập báo cáo chi tiết về các sự cố đã xảy ra liên quan trực tiếp đến kế hoạch dự án.
- Tham gia quản lý dự án, đề xuất các cách khắc phục vấn đề phát sinh.
- Trao đổi với cấp trên để lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.
- Theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện phương án.
Nhân viên kế hoạch có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên kế hoạch
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên kế hoạch, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên kế hoạch?
Yêu cầu tuyển dụng vị trí Nhân viên kế hoạch
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn:
- Yêu cầu trình độ học vấn: Muốn trở thành nhân viên phòng kế hoạch, ứng viên cần phải có bằng cấp về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại, ngoại thương… hoặc những ngành liên quan. Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên hoặc tương đương đối với các chuyên ngành: Kinh tế, Kỹ thuật, Quản trị.
- Yêu cầu chuyên môn: Khi tuyển dụng vị trí nhân viên kế hoạch, các công ty thường yêu cầu kiến thức chuyên môn như khả năng phân tích dữ liệu và lập kế hoạch chiến lược, cùng với kiến thức vững về quản lý dự án và kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích và báo cáo. Ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án, cũng như khả năng làm việc hiệu quả với các bộ phận khác trong tổ chức.
Yêu cầu kỹ năng
- Kỹ năng tổ chức: Nhân viên phòng kế hoạch phải hoạch định tất cả những nhiệm vụ liên quan quan đến kế hoạch đặt ra như đầu mũ công việc, thời gian hoàn thành, chi phí, nhận sự… Do vậy, kỹ năng tổ chức tốt sẽ giúp Nhân viên kế hoạch có thể phân công và quản lý công việc một cách hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Phòng kế hoạch có thể cùng lúc phải thực hiện nhiều dự án khác nhau với khối lượng công việc lớn. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp Nhân viên kế hoạch hoạch định những nhiệm vụ ưu tiên, bám sát được kế hoạch đặt ra và tránh bỏ sót công việc.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt: Nhân viên phòng kế hoạch phải thường xuyên trình bày kế hoạch dự án trước lãnh đạo và nhân viên nhiều phòng, ban khác. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình sẽ là nền tảng để nhân viên phòng kế hoạch trình bày công việc một cách dễ hiểu, sáng tạo. Đồng thời, giao tiếp tốt sẽ giúp họ có thể dễ dàng trao đổi về công việc và kết nối thành viên để hoàn thành dự án kịp thời.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Việc sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống quản lý nhân sự, quản lý chi phí, nguyên vật liệu… sẽ giúp họ lên kế hoạch và quản lý công việc một cách hiệu quả.
- Kỹ năng giải quyết tình huống: Trong quá trình thực hiện kế hoạch chắc chắn sẽ có những sự cố phát sinh, do vậy kỹ năng giải quyết tình huống sẽ giúp ứng viên có sự nhạy bén và bản lĩnh để thay đổi hoặc điều chỉnh phương án thực hiện kế hoạch một cách kịp thời.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm, ứng dụng cơ bản trong tin học văn phòng: Đã là một Nhân viên kế hoạch hay nói đúng hơn thì là một nhân viên hoạt động trong văn phòng thì việc nắm chắc các kĩ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo máy tính là điều cần có; bởi trong quá trình quản lý dự án các bản kế hoạch thì chắc chắn việc sử dụng đến máy tính và phần mềm, ứng dụng tin học là ở mức độ thường xuyên.
Các yêu cầu khác
- Kinh nghiệm
Hiểu biết về công việc của nhân viên kế hoạch là nền tảng quan trọng để đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả. Để trở thành nhân viên kế hoạch, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý kế hoạch sản xuất, điều này giúp bạn tránh khó khăn và sai phạm trong việc quản lý dự án và phát triển kế hoạch doanh nghiệp.
- Về thái độ
Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng trong thị trường lao động, không chỉ với Nhân viên kế hoạch. Cần có tính kỷ luật, trung thực, chăm chỉ, chịu được áp lực, và khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm với tinh thần trách nhiệm cao.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kế hoạch
Số năm kinh nghiệm | Vị trí công việc | Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh kế hoạch | 2.000.000 - 5.000.000 đồng/ tháng |
1 - 3 năm |
Nhân viên kế hoạch | 8.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Chuyên viên kế hoạch | 10.000.000 - 30.000.000 đồng/ tháng |
5 -7 năm | Trưởng phòng kế hoạch | 15.000.000 - 45.000.000 đồng/ tháng |
Trên 7 năm | Giám đốc kế hoạch | 20.000.000 - 60.000.000 đồng/ tháng |
Mức lương bình quân của Nhân viên kế hoạch có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên kế hoạch & phân tích tài chính: 20 - 28 triệu/tháng
- Nhân viên kế hoạch sản xuất: 12 - 18 triệu/tháng
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kế hoạch có thể được mô phỏng như sau:
1. Thực tập sinh kế hoạch
Mức lương: 2 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kế hoạch là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp. Thực tập sinh kế hoạch hỗ trợ trong việc lập và triển khai kế hoạch dự án, theo dõi tiến độ và phân tích dữ liệu. Vị trí này yêu cầu kỹ năng tổ chức, phân tích và làm việc nhóm, đồng thời cần tinh thần trách nhiệm cao và khả năng học hỏi nhanh.
>> Đánh giá: Vị trí thực tập sinh kế hoạch mang lại cơ hội thực hành kỹ năng lập kế hoạch, phân tích và quản lý dự án trong môi trường thực tế. Thực tập sinh có thể tích lũy kinh nghiệm quý giá, mở rộng mạng lưới kết nối nghề nghiệp và nâng cao khả năng làm việc nhóm.
2. Nhân viên kế hoạch
Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Chi tiết công việc sẽ gồm: Lập báo cáo chi tiết về các sự cố đã xảy ra liên quan trực tiếp đến kế hoạch dự án. Tham gia xây dựng, đề xuất các cách khắc phục vấn đề phát sinh.
>> Đánh giá: Vị trí nhân viên kế hoạch yêu cầu khả năng phát triển kỹ năng quản lý dự án, phân tích dữ liệu và ra quyết định chiến lược. Công việc này cũng cung cấp cơ hội làm việc với các bộ phận khác và học hỏi từ những chuyên gia trong lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.
3. Chuyên viên kế hoạch
Mức lương: 10 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên kế hoạch - Planning Specialist – là người đảm nhận nhiệm vụ đề xuất, xây dựng trình tự triển khai các bước trong một dự án, trong đó hội đủ mọi yếu tố giúp cho các bước được hoàn thành đúng kế hoạch, đạt tiêu chuẩn chuẩn và tiết kiệm nguồn lực nhất.
>> Đánh giá: Chuyên viên kế hoạch yêu cầu kỹ năng phân tích và tổ chức mạnh mẽ, cùng khả năng lập kế hoạch chi tiết và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này cần sự nhạy bén trong việc dự đoán xu hướng và khả năng làm việc độc lập cũng như phối hợp với các bộ phận khác.
4. Trưởng phòng kế hoạch
Mức lương: 15 - 45 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Trưởng phòng kế hoạch là người có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, từ đó lến kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh.
>> Đánh giá: Trưởng phòng kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo, lập chiến lược và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ, kỹ năng phân tích dữ liệu, và khả năng đưa ra quyết định chiến lược trong môi trường áp lực cao.
5. Giám đốc kế hoạch
Mức lương: 20 - 60 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm
Giám đốc kế hoạch tiếng anh là Director of Planning Coordination (DPC) còn được gọi là giám đốc điều phối kế hoạch. Công việc chính của các giám đốc kế hoạch là giám sát các hoạt động chính của phòng kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu được giao.
>> Đánh giá: Giám đốc kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo xuất sắc, kỹ năng phân tích chiến lược và kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai các kế hoạch dài hạn. Vị trí này yêu cầu tư duy chiến lược, quản lý đội nhóm hiệu quả và khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Lưu ý rằng thời gian kinh nghiệm chỉ là một tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, việc thăng tiến trong nghề còn phụ thuộc vào khả năng cá nhân, kỹ năng lãnh đạo và thành tích làm việc.
5 bước giúp Nhân viên kế hoạch thăng tiến nhanh trong công việc
Xây dựng kỹ năng chuyên môn vững vàng
Nhân viên kế hoạch nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, lập kế hoạch chiến lược và quản lý dự án. Việc cập nhật kiến thức mới và xu hướng trong ngành sẽ giúp họ đáp ứng yêu cầu công việc hiệu quả hơn và mở rộng cơ hội thăng tiến.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Để thăng tiến nhanh, nhân viên kế hoạch cần phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm và giao tiếp hiệu quả. Tham gia các khóa đào tạo hoặc chứng chỉ quản lý sẽ giúp nâng cao khả năng dẫn dắt và quản lý dự án.
Thiết lập mối quan hệ mạng lưới (Networking)
Xây dựng và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng nghiệp, đối tác và khách hàng có thể tạo ra cơ hội mới và hỗ trợ trong quá trình thăng tiến. Tham gia các sự kiện ngành và hội thảo cũng là cách tốt để mở rộng mạng lưới.
Chủ động đưa ra sáng kiến và giải pháp
Nhân viên kế hoạch nên chủ động đề xuất các sáng kiến cải tiến quy trình làm việc và giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Sự chủ động và sáng tạo trong công việc không chỉ thể hiện khả năng làm việc độc lập mà còn cho thấy giá trị đóng góp của họ đối với tổ chức.
Tìm kiếm phản hồi và đánh giá hiệu suất
Liên tục yêu cầu phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp về hiệu suất công việc để xác định các điểm cần cải thiện. Việc thường xuyên tự đánh giá và nhận xét từ người khác sẽ giúp nhân viên kế hoạch nhận diện được những điểm mạnh và yếu của mình, từ đó điều chỉnh và nâng cao hiệu quả công việc.
Đọc thêm:
Việc làm nhân viên kế hoạch mới cập nhật
Việc làm trưởng phòng kế hoạch