Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Khảo sát hiện trạng dự án, thu thập dữ liệu theo yêu cầu
- Lên ý tưởng, tư vấn, triển khai các phương án, bản vẽ kỹ thuật 2D, 3D
- Triển khai hoàn thiện bản vẽ thi công công trình nhà dân dụng và nhà xưởng công nghiệp
- Cập nhật xu hướng thiết kế mới và áp dụng vào công việc
- Thảo luận và trình bày ý tưởng, đồng thời tiếp nhận và chỉnh sửa theo phản hồi
- Các ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo.
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc hoặc các ngành có liên quan
- Không yêu cầu kinh nghiệm, chấp nhận sinh viên mới ra trường
- Nhiệt tình trong công việc, có mong muốn gắn bó lâu dài cùng Công ty.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Thời gian thử việc: 2 Tháng
- Độ tuổi: 22 - 35
- Thời gian làm việc: 8:00-17:00
- Đồng nghiệp: Đồng nghiệp thân thiện, đào tạo giúp đỡ người mới.
- Phúc lợi: Có KTX miễn phí toàn bộ chi phí ăn ở, điện nước.
- Lương: 10 Tr - 15 Tr VND
Công ty Cổ Phần Clearwater Metal VN là công ty chuyên về sản xuất tủ công cụ, các cấu kiện kim loại. Với nhà máy công nghệ cao, được thành lập từ năm 2005, tọa lạc tại Lô CN2, KCN Mai Trung, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Nhờ vào việc ứng dụng kỹ thuật và liên tục cải tiến, công ty tự hào là 1 trong 50 công ty lớn nhất tại Bình Dương, có chương trình đào tạo 6 sigma cho cán bộ, nhân viên.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người thông qua các bản vẽ thiết kế công trình. Từ đó tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,...). Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh thiết kế, Nhân viên thiết kế đồ họa,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kiến trúc sư
Thực chất, công việc chính của họ là thiết kế bản vẽ. Nhưng ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Đây là bản mô tả công việc Kiến trúc sư đảm nhận hàng ngày:
Xây dựng kế hoạch thiết kế
Kiến trúc sư phải thường xuyên gặp gỡ, trình bày dự án với khách hàng, đề xuất các phương án và thông báo dự trù ngân sách. Họ cũng là người lên kế hoạch thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành. Trao đổi với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực liên quan nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo xây dựng một bản thiết kế có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt.
Quản lý công tác thiết kế
Kiến trúc sư là người thiết kế bản vẽ chi tiết cao bằng tay và bằng cách sử dụng các ứng dụng thiết kế chuyên dụng (AutoCad, 3D Max, Photoshop, Sketchup, Luminon, Revit). Họ cũng phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm quy định về quy hoạch, môi trường.
Giám sát công trình
Kiến trúc sư là người trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Thường xuyên phối hợp với quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hạng mục xây dựng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước. Cũng như phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất.
Lập báo cáo, đề xuất cách xử lý sự cố
Kiến trúc sư là người lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình bày lên chủ đầu tư, khách hàng cưng như điều chỉnh một vài yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên vật liệu, nhân công,... Họ là người trình bày giải pháp khắc phục lỗi phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công hay nghiệm thu công trình.
Kiến trúc sư có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
165 - 248 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kiến trúc sư
Tìm hiểu cách trở thành Kiến trúc sư, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiến trúc sư?
Yêu cầu tuyển dụng của Kiến trúc sư
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp: Kiến trúc sư phải tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc những chuyên ngành liên quan.
-
Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết và sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft, phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế như AutoCad, Photoshop,... Có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt là một lợi thế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Khả năng vẽ: Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
- Tư duy logic, óc thẩm mỹ: Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kiến trúc sư, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, Kiến trúc sư phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến các phần mềm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với đối tác,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành kiến trúc lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kiến trúc sư sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh kiến trúc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Kiến trúc sư sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Kiến trúc sư là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành kiến trúc nói chung, làm Kiến trúc sư nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành kiến trúc ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
- Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến
Lộ trình nghề nghiệp của Kiến trúc sư
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kiến trúc | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Kiến trúc sư | 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Kiến trúc sư quy hoạch | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kiến trúc sư và các ngành liên quan:
- Kỹ sư quy trình: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kỹ sư Shopdrawing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Kiến trúc
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Kiến trúc là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, doanh nghiệp,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Kiến trúc là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức. Cơ hội việc làm Thực tập sinh Kiến trúc cũng khá rộng mở.
2. Kiến trúc sư
Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí kiến trúc sư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
>> Đánh giá: Kiến trúc sư sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty xây dựng. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Kiến trúc sư có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Kiến trúc sư quy hoạch
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Vai trò của Kiến trúc sư quy hoạch là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Là một Kiến trúc sư có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Kiến trúc sư quy hoạch. Việc làm Kiến trúc sư Quy hoạch có mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kiến trúc sư thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn về kiến trúc, trau dồi kiến thức về các thể loại kiến trúc, quy trình thi công xây dựng, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên sâu. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,... là những kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ vị trí nào trong ngành kiến trúc. Tham gia các dự án kiến trúc nhỏ, tự sáng tạo nội dung và đăng tải lên mạng xã hội để xây dựng portfolio.
Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế
Để không chỉ là một kỹ sư thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.
Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo
Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.
Đảm nhận thêm các công việc
Kiến trúc sư có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Kiến trúc sư huy hoạch đang tuyển dụng