209 việc làm
18 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
12 - 14 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
9 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
KHU DU LỊCH RỪNG THÔNG NÚI VOI
Chuyên viên Thiết kế - Hết hạn
Du lịch Rừng Thông Núi Voi - L.TC Dalat Land
Thỏa thuận
Lâm Đồng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CP QUỐC TẾ SƠN HÀ
Nhân viên thiết kế - Hết hạn
QUỐC TẾ SƠN HÀ
4.2
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty TNHH MTV Cơ Khí Xây Dựng Ausabaco
Nhân Viên Thiết Kế - Hết hạn
Cơ Khí Xây Dựng Ausabaco
9 - 12 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
25 - 35 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN HỘI PHÁT FOSUP
Kiến Trúc Sư nội thất- QLDA/ Giám Sát Nội Thất công trình
VẠN HỘI PHÁT FOSUP
10 việc làm 11 lượt xem
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: 18 - 20 triệu
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 20/09/2024
Hạn nộp hồ sơ: 31/10/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 5 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương

Mô tả Công việc

1. Kiến Trúc Sư công trình nội thất đến Triển Khai:

- Thiết kế ý tưởng kiến trúc công trình Nội Thất

  • - Trực tiếp Triển khai / Điều hành, quản lý công việc triển khai hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Kiến trúc, Nội thất các công trình do Công ty phân công. Đảm bảo công tác triển khai này đúng chất lượng, đúng tiến độ, đúng quy định hiện hành. Thực hiện triển khai công việc theo Tiến độ, Quy trình, Sơ đồ tổ chức phân công được Trưởng Bộ phận/ Chủ nhiệm thiết kế hoặc Tổng Giám đốc quy định, ban hành
  • - Làm việc và phối hợp với các họa viên, kiến trúc sư, kỹ sư và Chủ trì bộ phận để cập nhật thông tin chính xác, đầy đủ trong quá trình Lập phương án thiết kế và Triển khai thiết kế. Đảm bảo chất lượng hồ sơ thiết kế tốt đúng quy định hiện hành và đúng yêu cầu chuẩn mực của công ty
  • - Tham gia các công việc đối ngoại, báo cáo chủ đầu tư, bảo vệ hồ sơ thiết kế trước các Cơ quan Ban Ngành liên quan
  • - Lập kế hoạch chi tiết thực hiện công việc cho phù hợp sự hướng dẫn của Trưởng Bộ phận tuân thủ tiến độ chung của công trình. Thực hiện triển khai công việc theo Tiến độ, Quy trình, Sơ đồ tổ chức phân công được Trưởng bộ phận hoặc Tổng giám đốc quy định, ban hành.
  • - Quản lý hồ sơ, tài liệu nội bộ về chuyên ngành kiến trúc xây dựng. Lưu trữ hồ sơ, sắp xếp file trên máy tính cá nhân và máy chủ theo đúng quy định
  • - Chủ động phối hợp với các bộ phận chuyên môn khác để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ và tính chính xác của hồ sơ. Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để phát huy hiệu quả công việc.
  • + Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy, quy chuẩn, quy phạm về chuyên ngành kiến trúc xây dựng.
  • + Phối hợp độc lập với đối tác để thực hiện công việc khi có yêu cầu.
  • + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc hoặc theo yêu cầu của cá nhân được bổ nhiệm và ủy quyền của Tổng Giám đốc.
  • - Giám sát tác giả công trình, dự án do mình tham gia thiết kế. Tham gia giám sát thi công các dự án Design & Build.

    2. Giám sát Nội thất công trình/xây dựng

    Quản lý nhân sự của công trình phụ trách : Xây dựng kế hoạch nhân sự của phòng; phân công, điều phối, hướng dẫn, kiểm tra công việc các nhân viên trong phòng
  • Tổ chức quản lý thi công đối với các dự án của công ty:
  • Quản lý, điều hành công tác thi công tại hiện trường dự án
  • Xây dựng bộ máy điều hành tại hiện trường phù hợp với quy mô và đặc thù của từng dự án;
  • Điều phối nguồn nhân lực thực hiện dự án, tổ chức kiểm tra, giám sát, tập huấn, đào tạo các vị trí đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân sự tại hiện trường;
  • Lập và trực tiếp kiểm tra kế hoạch tổ chức thi công gồm kế hoạch tiến độ, nhân lực, vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị… của dự án;
  • Quản lý tổng thể quá trình triển khai thi công tại các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và các quy định hiện hành. Tổng hợp báo cáo từ Ban chỉ huy công trình hàng ngày, trực tiếp xử lý hoặc đề xuất các phương án xử lý kịp thời;
  • Kiểm tra, giám sát kỹ thuật, tiến độ, chất lượng của dự án;
  • Chỉ đạo và kiểm tra công tác an toàn lao động tại hiện trường các dự án;
  • Tổ chức, thực hiện, giám sát công tác nghiệm thu và thanh quyết toán;
  • Nghiên cứu, phát triển, quản lý thiết bị thi công;
  • Kiểm tra lại các lỗi khắc phục theo yêu cầu;
  • Kiểm tra các kế hoạch thiết bị, các kế hoạch điều chuyển thiết bị và có ý kiến kịp thời cho hoạt động cung cấp máy móc thiết bị;
  • Triển khai xây dựng các biện pháp thi công, biện pháp quản lý chất lượng các công trường;
  • Tham gia hỗ trợ, tư vấn và kiểm tra biện pháp thi công, đề xuất điều chỉnh biện pháp thi công hợp lý để đẩy nhanh tiến độ hoặc đáp ứng yêu cầu tiền độ của chủ đầu tư.
  • Đánh giá chất lượng nhân sự và đưa ra các giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả sau dự án.
  • Kiểm tra năng lực của nhà thầu.
  • · Nhận và kiểm tra bản vẽ, khảo sát, kiểm tra mặt bằng, đo đạc kích thước hiện trạng;

    · Nghiên cứu hiểu rõ và triển khai chính xác bản vẽ cùng biện pháp thi công. Trao đổi phối hợp với bộ phận thiết kế và sản xuất;

    · Lập phương án thi công tổng thể, lên kế hoạch nhân sự, kế hoạch triển khai giai đoạn/ chi tiết;

    · Làm việc trực tiếp với đội thi công, thầu phụ, nhà cung cấp trong phạm vi trách nhiệm được giao;

    · Làm các thủ tục liên quan để triển khai thi công;

    · Triển khai biện pháp thi công chi tiết (shop drawings) cho các công tác thi công trên công trường;

    · Cùng với Giám sát trưởng/Chỉ huy trưởng Lập tiến độ thi công chi tiết cho công tác thi công; Cùng với Giám sát trưởng/Chỉ huy trưởng kiểm tra và tổ chức thực hiện tiến độ thi công thi công theo đúng tiến độ được phê duyệt;

    · Làm việc với Ban Quản lý CĐT, Tư vấn giám sát, thầu phụ, đội thợ khoán,…Hiểu nghề và phối hợp khớp nối được các hạng mục trên công trình (phối hợp với xây dựng, kính, đá, gỗ, nội thất, M&E,…) hiệu quả.

    · Tổ chức quản lý, phân công công việc cho nhân viên lắp đặt/ đội khoán tại công trường đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, đúng tiến độ đề ra.

    · Giám sát, kiểm tra kết quả thi công các hạng mục, các đội lắp đặt đạt chất lượng.

    · Chủ động giải quyết các phát sinh trên công trường. Thông tin, phối hợp các bộ phận liên quan kịp thời để giải quyết nhanh gọn các phát sinh sao cho hiệu quả, tối ưu.

    · Giải quyết các mâu thuẫn, phát sinh tại công trường của nhân viên, của khách hàng, của đối tác hợp lý, khéo léo.

    · Phối hợp các bộ phận làm hồ sơ thanh quyết toán, nghiệm thu khối lượng thi công.

    · Báo cáo, nhật ký công việc hàng ngày với cấp trên

    · Đảm bảo hình ảnh công ty với CĐT, đối tác.

    · Bàn giao khối lượng, chất lượng, nghiệm thu được với CĐT

    · Đề xuất/ báo cáo tổng kết các chi phí phát sinh chính xác trung thực.

Yêu Cầu Công Việc

- Tốt nghiệp chuyên ngành Đại Học .

- Riêng Thiết kế Kiến trúc hoặc Quy hoạch ưu tiên các trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, Đại học Bách khoa Tp.HCM, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội => ƯU TIÊN Vị trí : Kiến Trúc Sư.

- Chủ động, tận tâm, nhiệt huyết và có trách nhiệm trong công việc. Chịu khó, năng động. Kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Tối thiểu  5 năm kinh nghiệm.

- Nắm rõ vật liệu, quy trình thi công, có kinh nghiệm thiết kế - giám sát - quản lý thi công nội thất là một lợi thế.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ công việc (Revit, Autocad, Sketchup, Lumion, Photoshop, shopdrawing, G8, MS Office…)​

- Ưu tiên: Có chứng chỉ hành nghề

Địa điểm làm việc

Hồ Chí Minh
38 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Dưới 37
  • Lương: 18 Tr - 20 Tr VND
Khu vực
Báo cáo

CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN HỘI PHÁT FOSUP
VẠN HỘI PHÁT FOSUP Xem trang công ty
Quy mô:
25 - 100 nhân viên
Địa điểm:
38 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình

Công ty Fosup chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau :

1-Thiết kế, Quản lý xây dựng, và Xây dựng công trình với thương hiệu FOSUP Design & Build    ,

2-Giáo dục Song ngữ quốc tế từ bậc Mầm non đến Trung học với thương hiệu TESLA   , 

3-Đầu tư xây dựng và Cho thuê văn phòng làm việc hạng B  cho khách hàng đối tác doanh nghiệp với thương hiệu SOHO Biz   .

Thực hiện dịch vụ Design & Build, chúng tôi thực hiện công việc các công việc như sau

1. Phác thảo nắm bắt ý tưởng mong muốn của chủ đầu tư, thu thập thông tin cần thiết.

2. Tìm đưa phương án thiết kế thích dụng, và đạt thẩm mỹ cao, phù hợp nhu cầu chủ đầu tư .

Tìm những ý tốt nhất từ những team tốt nhất để đáp ứng mong muốn của khách hàng 1 cách tốt nhất.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
  • Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7

Các hoạt động ngoại khóa

  • Du lịch hàng năm 
  • Team building theo quý 
  • Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
  • Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..

Lịch sử thành lập

  •  Công ty được thành lập năm 2010

Mission

Chúng tôi thực hiện xây dựng Công trình trên Máy tính bằng Revit & các Phần mềm chuyên dụng khác. Ứng dụng công nghệ BIM trong quá trình thiết kế kĩ thuật và quản lý thi công xây dựng để xử lý các vướn mắc kĩ thuật, các va chạm kĩ thật giữa các hệ thống khác nhau (Kết cấu, M/E/P), xây dựng biện pháp thi công, lập tiến độ thi công, và mô phỏng quá trình thi công trên máy tính.

Công việc của Kiến trúc sư là gì?

1. Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người thông qua các bản vẽ thiết kế công trình. Từ đó tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,...). Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh thiết kế, Nhân viên thiết kế đồ họa,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Kiến trúc sư

Thực chất, công việc chính của họ là thiết kế bản vẽ. Nhưng ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Đây là bản mô tả công việc Kiến trúc sư đảm nhận hàng ngày:

Xây dựng kế hoạch thiết kế

Kiến trúc sư phải thường xuyên gặp gỡ, trình bày dự án với khách hàng, đề xuất các phương án và thông báo dự trù ngân sách. Họ cũng là người lên kế hoạch thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành. Trao đổi với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực liên quan nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo xây dựng một bản thiết kế có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt.

Quản lý công tác thiết kế

Kiến trúc sư là người thiết kế bản vẽ chi tiết cao bằng tay và bằng cách sử dụng các ứng dụng thiết kế chuyên dụng (AutoCad, 3D Max, Photoshop, Sketchup, Luminon, Revit). Họ cũng phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm quy định về quy hoạch, môi trường.

Giám sát công trình

Kiến trúc sư là người trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Thường xuyên phối hợp với quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hạng mục xây dựng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước. Cũng như phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất.

Lập báo cáo, đề xuất cách xử lý sự cố 

Kiến trúc sư là người lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình bày lên chủ đầu tư, khách hàng cưng như điều chỉnh một vài yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên vật liệu, nhân công,... Họ là người trình bày giải pháp khắc phục lỗi phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công hay nghiệm thu công trình.

2. Nghề kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu?

Hiện nay, tại thị trường lao động việc làm Việt Nam, một Kiến trúc sư mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm bạn sẽ được hưởng mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Nếu có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương bạn nhận được trên 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu bạn có cơ hội được làm cho các công ty nước ngoài thì thu nhập của một Kiến trúc sư không hề nhỏ. Nó có thể vượt con số 30 – 50 triệu đồng/tháng.

Năm kinh nghiệm Vị trí Mức lương 
0 - 2 năm Kiến trúc sư mới ra trường  8 - 15 triệu VNĐ/ tháng 
3- 5 năm Kiến trúc sư có kinh nghiệm trung bình 15 - 25 triệu VNĐ/ tháng
Trên 5 năm Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm 25 - 50 triệu VNĐ/ tháng
Trên 10 năm Kiến trúc sư cấp cao/ quản lý 50 - 100 triệu/ tháng

3. Kiến trúc sư học ngành gì, trường nào?

Kiến Trúc Sư Là Gì? Công Việc, Vai Trò & Nhiệm Vụ Kiến Trúc Sư

Kiến trúc sư là một nghề đòi hỏi sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, yêu cầu các sinh viên phải học các ngành học chuyên biệt để phát triển kỹ năng thiết kế, xây dựng và quản lý công trình. Dưới đây là một số ngành học liên quan đến kiến trúc cùng các trường đào tạo uy tín.

Ngành Kiến trúc

Ngành Kiến trúc là ngành học cơ bản nhất dành cho những ai muốn trở thành kiến trúc sư. Sinh viên sẽ học về thiết kế kiến trúc, các nguyên lý xây dựng, mỹ thuật, không gian và công năng trong các công trình. Ngoài ra, họ cũng sẽ học về lịch sử và lý thuyết kiến trúc để áp dụng vào thực tiễn công việc. Các khóa học trong ngành này bao gồm Thiết kế cơ bản, Lý thuyết kiến trúc, Xây dựng bền vững và Kiến trúc cảnh quan.

Ngành Xây dựng

Ngành Xây dựng là ngành học liên quan chặt chẽ đến kiến trúc, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về kết cấu và thi công các công trình. Sinh viên ngành này sẽ học về các nguyên lý xây dựng, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình và quản lý dự án xây dựng. Họ cũng sẽ được trang bị kỹ năng trong việc thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình công cộng. Một số khóa học cơ bản bao gồm Vật liệu và công nghệ xây dựng, Kết cấu công trình, Quản lý dự án xây dựng.

Ngành Quy hoạch đô thị

Ngành Quy hoạch đô thị cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách tạo ra, tổ chức và phát triển không gian đô thị một cách hợp lý. Sinh viên sẽ học về quy hoạch tổng thể, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đô thị. Họ sẽ được đào tạo để thiết kế các khu dân cư, khu công nghiệp và các công trình hạ tầng. Các khóa học trong ngành này bao gồm Quy hoạch không gian đô thị, Hệ thống giao thông đô thị, và Quản lý phát triển đô thị.

Ngành Nội thất

Ngành Nội thất chuyên sâu vào thiết kế và sáng tạo không gian nội thất cho các công trình như nhà ở, văn phòng, khách sạn và các công trình thương mại. Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về thiết kế không gian, vật liệu trang trí, và yếu tố thẩm mỹ trong nội thất. Các khóa học trong ngành này bao gồm Thiết kế nội thất, Vật liệu và trang trí, Tạo dựng không gian sống.

Các khóa học/chứng chỉ có thể học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, kiến trúc sư có thể học thêm các chứng chỉ và khóa học chuyên sâu để nâng cao trình độ và mở rộng khả năng nghề nghiệp. Các chứng chỉ phổ biến bao gồm:

  • Chứng chỉ Quản lý dự án xây dựng: Giúp kiến trúc sư nắm vững các kỹ năng quản lý dự án, kiểm soát tiến độ và chi phí công trình.
  • Khóa học thiết kế kiến trúc bền vững: Cung cấp kiến thức về thiết kế các công trình thân thiện với môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả.
  • Chứng chỉ Kiến trúc cảnh quan: Học cách tạo ra các không gian xanh trong khu đô thị.
  • Khóa học CAD và phần mềm thiết kế: Cung cấp kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, Revit, SketchUp trong thiết kế kiến trúc.

Các trường đào tạo kiến trúc sư tại Việt Nam rất đa dạng và uy tín. Những trường hàng đầu trong việc đào tạo ngành kiến trúc bao gồm Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến trúc Hà Nội, và Đại học Bách Khoa TP.HCM. Các trường này cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng, từ cử nhân đến thạc sĩ, giúp sinh viên có kiến thức vững chắc và kỹ năng thực tiễn để phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham gia vào các chương trình thực tập và các dự án thực tế ngay từ khi còn học để tích lũy kinh nghiệm quý báu.

4. Sản phẩm của kiến trúc sư là gì?

Sản phẩm của kiến trúc sư chủ yếu là các thiết kế và công trình xây dựng mà họ tạo ra dựa trên yêu cầu của khách hàng, dự án và các yếu tố môi trường. Dưới đây là một số sản phẩm chính của kiến trúc sư:

Sản phẩm Mô tả
Bản thiết kế kiến trúc Bao gồm các bản vẽ chi tiết về không gian, hình thức và chức năng của công trình.
Mô hình 3D và mô phỏng không gian Mô hình 3D giúp khách hàng dễ dàng hình dung công trình trước khi xây dựng.
Bản vẽ kỹ thuật và chi tiết thi công Các bản vẽ chi tiết kỹ thuật về kết cấu, vật liệu, hệ thống điện nước, điều hòa, v.v.
Quản lý và giám sát thi công Kiến trúc sư giám sát và điều phối các công đoạn thi công để đảm bảo công trình đúng tiến độ và chất lượng.
Sáng tạo không gian và môi trường Tạo ra các không gian sống và làm việc tối ưu, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

5. Kỹ sư Xây dựng và Kiến trúc sư có gì khác nhau?

Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư đều là những chuyên gia quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên, họ có những vai trò và trách nhiệm khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển một công trình. Mặc dù cả hai đều tham gia vào các dự án xây dựng, nhưng công việc của họ có sự khác biệt rõ rệt về mặt chuyên môn và mục tiêu cuối cùng. Dưới đây là bảng phân loại giúp làm rõ sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư.

Tiêu chí Kỹ sư xây dựng Kiến trúc sư
Vai trò chính Thiết kế kết cấu, thi công và đảm bảo an toàn công trình. Thiết kế mặt bằng, hình dáng và tạo ra không gian công trình.
Mối quan hệ với công trình Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, kết cấu và chất lượng công trình. Chịu trách nhiệm về thẩm mỹ, hình dáng và sự tiện nghi của công trình.
Công việc cụ thể Tính toán kết cấu, vật liệu, và giám sát thi công. Vẽ thiết kế, lập bản vẽ thi công và quy hoạch không gian.
Chuyên môn Kỹ thuật, kết cấu, vật liệu xây dựng, quản lý công trình. Nghệ thuật, mỹ thuật, quy hoạch không gian.
Khóa học/đào tạo Đại học chuyên ngành Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng. Đại học chuyên ngành Kiến trúc, Thiết kế công trình.

Sự khác biệt này không có nghĩa là một nghề quan trọng hơn nghề kia, mà mỗi nghề đều đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển công trình. Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư cần phải phối hợp chặt chẽ để đảm bảo rằng công trình không chỉ đẹp mắt mà còn an toàn và bền vững.

6. Tìm việc Kiến trúc sư ở đâu?

Trang web tuyển dụng trực tuyến

Các trang web tuyển dụng trực tuyến là một trong những nguồn tìm việc hiệu quả. Các website như VietnamWorks, JobStreet, MyWork, CareerBuilder, LinkedIn, và Indeed cung cấp hàng nghìn cơ hội việc làm cho Kiến trúc sư. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm theo ngành nghề, kinh nghiệm và địa điểm, giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi tìm việc.

Công ty thiết kế kiến trúc

Các công ty chuyên về thiết kế kiến trúc, như Vietcom, Arup, RDT, DP Architects, và nhiều công ty khác, thường xuyên tuyển dụng Kiến trúc sư cho các dự án lớn. Đây là những nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm việc làm trong ngành, đặc biệt là nếu bạn muốn tham gia vào các dự án thiết kế phức tạp và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Mạng lưới và sự kiện nghề nghiệp

Tham gia các hội thảo, triển lãm, hoặc các sự kiện nghề nghiệp về kiến trúc là một cách tuyệt vời để kết nối và tìm kiếm cơ hội việc làm. Những sự kiện này giúp bạn xây dựng mạng lưới cá nhân, trao đổi kinh nghiệm và gặp gỡ các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đây cũng là cơ hội để bạn nâng cao kỹ năng, tìm hiểu về xu hướng mới trong ngành và mở rộng các mối quan hệ nghề nghiệp.

Công ty xây dựng và bất động sản

Các công ty xây dựng và phát triển bất động sản lớn, như Tập đoàn Vingroup, Novaland, Phú Mỹ Hưng, thường xuyên tuyển dụng Kiến trúc sư để tham gia vào các dự án xây dựng và phát triển đô thị. Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường lớn, tham gia vào các dự án quy mô, đây là những công ty phù hợp để bạn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.

Cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế

Các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế như các sở quy hoạch, các tổ chức phi chính phủ thường cần Kiến trúc sư để tham gia vào các dự án công cộng, quy hoạch đô thị hoặc bảo vệ di sản. Các dự án này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp bạn đóng góp vào những sáng kiến phát triển cộng đồng và xã hội.

>> Việc làm Kiến trúc sư

>> Việc làm Kỹ sư xây dựng

>> Việc làm Kỹ sư kết cấu

>> Việc làm Nhân viên thiết kế nội thất 

Kiến trúc sư có mức lương bao nhiêu?

165 - 248 triệu /năm
Tổng lương
152 - 229 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
13 - 19 triệu
/năm

Lương bổ sung

165 - 248 triệu

/năm
165 M
248 M
65 M 585 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kiến trúc sư

Tìm hiểu cách trở thành Kiến trúc sư, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kiến trúc sư
165 - 248 triệu/năm
Kiến trúc sư quy hoạch
180 - 360 triệu/năm
Kiến trúc sư

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
5%
2 - 4
25%
5 - 7
30%
8+
40%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiến trúc sư?

Yêu cầu tuyển dụng của Kiến trúc sư

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Kiến trúc sư phải tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc những chuyên ngành liên quan.

  • Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết và sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft, phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế như AutoCad, Photoshop,... Có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt là một lợi thế.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Khả năng vẽ: Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
  • Tư duy logic, óc thẩm mỹ: Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kiến trúc sư, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, Kiến trúc sư phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 
  • Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến các phần mềm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với đối tác,...
  • Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành kiến trúc lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
  • Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kiến trúc sư sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh kiến trúc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
  • Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Kiến trúc sư sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Kiến trúc sư là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
  • Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành kiến trúc nói chung, làm Kiến trúc sư nói riêng cần phải có.
  • Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành kiến trúc ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Các yêu cầu khác 

  • Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
  • Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
  • Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến

Lộ trình nghề nghiệp của Kiến trúc sư

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh Kiến trúc 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
2 - 5 năm Kiến trúc sư 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Trên 5 năm Kiến trúc sư quy hoạch 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Kiến trúc sư và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh Kiến trúc

Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Vị trí Thực tập sinh Kiến trúc là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, doanh nghiệp,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.

>> Đánh giá: Thực tập sinh Kiến trúc là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức. Cơ hội việc làm Thực tập sinh Kiến trúc cũng khá rộng mở.

2. Kiến trúc sư

Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí kiến trúc sư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

>> Đánh giá: Kiến trúc sư sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty xây dựng. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Kiến trúc sư có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.

3. Kiến trúc sư quy hoạch

Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm

Vai trò của Kiến trúc sư quy hoạch là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

>> Đánh giá: Là một Kiến trúc sư có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Kiến trúc sư quy hoạch. Việc làm Kiến trúc sư Quy hoạch có mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

5 bước giúp Kiến trúc sư thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn

Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn về kiến trúc, trau dồi kiến thức về các thể loại kiến trúc, quy trình thi công xây dựng, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên sâu. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,... là những kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ vị trí nào trong ngành kiến trúc. Tham gia các dự án kiến trúc nhỏ, tự sáng tạo nội dung và đăng tải lên mạng xã hội để xây dựng portfolio.

Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế

Để không chỉ là một kỹ sư thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.

Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo

Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.

Đảm nhận thêm các công việc

Kiến trúc sư có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.

Xem thêm:

Việc làm Kiến trúc sư huy hoạch đang tuyển dụng

Việc làm Kỹ sư xây dựng đang tuyển dụng

Việc làm Kỹ sư bảo trì đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp