161 việc làm
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tuyển dụng LĐHĐ năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắk Nông
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bạc Liêu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh
Trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Trà Vinh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lâm Đồng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Vĩnh Phúc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương
Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM tuyển dụng trợ giảng
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh
Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nam Định
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ
Trường ĐH Cần Thơ tuyển dụng lao động năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ
Thỏa thuận
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Kỹ Năng Ngôi Sao
TUYỂN GIÁO VIÊN/SINH VIÊN TRỢ GIẢNG PARTTIME - Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Kỹ Năng Ngôi Sao
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Reigate Grammar Việt Nam
Trợ giảng tiếng Anh (Teaching Assistant/Support Staff)
Trường TH, THCS và THPT Reigate Grammar
10 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 5 ngày trước
6 - 7.5 triệu
Đồng Nai
Đăng 19 ngày trước
6 - 7.5 triệu
Đồng Nai
Đăng 25 ngày trước
6 - 7.5 triệu
Đồng Nai
Đăng 25 ngày trước
7 - 8 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 27 ngày trước
7 - 8 triệu
Hồ Chí Minh, Long An
Đăng 27 ngày trước
7 - 7.5 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 27 ngày trước
Thỏa thuận
Lâm Đồng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
12 - 15 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 27 ngày trước
6 - 7.5 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
2 - 5 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
6 - 7.5 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tuyển dụng LĐHĐ năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 15/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 15/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 306
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Căn cứ Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT- BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày
02/02/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh quản lý;
Căn cứ Quyết định số 4989/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao số lượng lao động hợp đồng làm giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm 2024 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 106/SNV-CCVC ngày 11/01/2024 và Công văn số 335/SNV-CCVC ngày 21/02/2024 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động làm giáo viên mầm non và phổ thông công lập theo Nghị định số 111/2022/ NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên các đơn vị trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT được hỗ trợ kinh phí tại các trường THPT, THCS&THPT trực thuộc Sở theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên theo số lượng UBND tỉnh giao, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các đơn vị trực thuộc Sở.

2. Yêu cầu
– Việc xét tuyển hợp đồng giáo viên phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu cụ thể được giao đảm bảo về số lượng, chất lượng, điều kiện và tiêu chuẩn nghiệp vụ của vị trí việc làm.
– Việc xét tuyển phải thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng các quy định hiện hành của Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính công bằng, bình đẳng; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

II. NỘI DUNG

1. Thực trạng đội ngũ các trường THPT, THCS&THPT
– Tổng số lớp: 2.552; trong đó THPT là 2.469 và THCS là 83.
– Biên chế được UBND tỉnh giao năm 2024: 5.750; trong đó THPT là 5.605 và THCS là 145.
– Biên chế hiện có: 5.433; trong đó: THPT là 5.324 và THCS là 109.
– Nhu cầu số lượng người làm việc theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT: 6.613; trong đó: THPT là 6.455 và THCS là 158.
– Số lượng người làm việc còn thiếu so với nhu cầu: 1.180 người.

2. Chỉ tiêu và số lượng xét tuyển

2.1. Chỉ tiêu
Tổng số: 306 chỉ tiêu.

2.2. Số lượng xét tuyển
Xét tuyển 306 chỉ tiêu, gồm:
Ngữ văn 43, Lịch sử 37, Địa lý 31, Giáo dục KT&PL 22, Tiếng Anh 42, Toán 38, Tin học 5, Vật lý 7, Kỹ thuật Công nghiệp 01, Kỹ thuật Nông nghiệp 04, Sinh học 04, Hóa học 02, Thể dục 31, Quốc phòng 11, Âm nhạc 18, Mỹ thuật 10.
(Chỉ tiêu từng môn ở mỗi đơn vị theo Phụ lục 01 gửi kèm)

3. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển
Cá nhân tham gia đăng ký xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
c) Có đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; đ) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
e) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
g) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ đào tạo của giáo viên THPT theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-
BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Cụ thể về trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc theo Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/01/2022 của Bộ GD&ĐT.

4. Thành phần, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

4.1. Thành phần hồ sơ
Mỗi người đăng ký tham gia dự tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên nộp 1 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ như sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển áp dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ;
b) Bản sao văn bằng, bảng điểm toàn khoá, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
c) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
d) Minh chứng kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác (đối với giáo viên đã nghỉ hưu).
đ) Các hợp đồng lao động làm giáo viên; Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm; Xác nhận của hiệu trưởng về hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao (đối với giáo viên hợp đồng).

4.2. Thời hạn nộp hồ sơ
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo xét tuyển công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Địa điểm nộp hồ sơ
Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT (số 02 Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá).
* Lưu ý: Mỗi người chỉ được nộp hồ sơ đăng ký và tham gia xét tuyển 01 vị trí việc làm nêu tại điểm 2.2 khoản 2 mục II Kế hoạch này tại 01 đơn vị có nhu cầu xét tuyển. Nếu đăng ký xét tuyển từ 02 vị trí việc làm trở lên (hoặc tại 2 đơn vị trở lên) sẽ bị loại khỏi danh sách tham gia dự xét tuyển, đồng thời sẽ không được hoàn trả lại hồ sơ đã nộp.

5. Thực hiện xét tuyển và xác định người trúng tuyển
Việc xét tuyển được thực hiện qua 2 vòng như sau:
Vòng 1. Kiểm tra Hồ sơ đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 mục II Kế hoạch này thì người dự tuyển được tham dự xét vòng 2.
Vòng 2. Xét trúng tuyển đối với từng trường theo từng môn học có nhu cầu tuyển.
a) Trường hợp 1: Ở vị trí việc làm có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu xét tuyển thì người dự tuyển là người trúng tuyển.
b) Trường hợp 2: Ở vị trí việc làm có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển nhiều hơn chỉ tiêu xét tuyển thì thực hiện xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
Bước 1: Ưu tiên xét trúng tuyển trước đối với người đã hoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao, giảng dạy tại vị trí đăng ký dự tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Sau khi thực hiện xét trúng tuyển trước cho đối tượng nêu trên, nếu còn chỉ tiêu, thực hiện xét tuyển đến các đối tượng khác, nhưng không là giáo viên đã nghỉ hưu.
Bước 3: Sau khi thực hiện xét trúng tuyển trước cho các đối tượng nêu trên, nếu còn chỉ tiêu thì thực hiện xét tuyển đến đối tượng là giáo viên giảng dạy cấp THPT đã nghỉ hưu.
Nguyên tắc khi xét trúng tuyển ở mỗi bước thực hiện như sau:
– Vị trí việc làm có số lượng hồ sơ ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu xét tuyển thì người dự tuyển là người trúng tuyển.
– Vị trí việc làm có số lượng hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu xét tuyển thì Hội đồng xét tuyển sẽ thực hiện như sau:
+ Ở bước 1 và bước 2: Tổ chức sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm cần tuyển bằng hình thức phỏng vấn; điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100. Thời gian thực hiện phỏng vấn tối đa 30 phút (thời gian chuẩn bị của mỗi thí sinh không quá 15 phút). Người trúng tuyển là người có kết quả điểm xét trúng tuyển (tổng điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của mỗi vị trí việc làm của đơn vị. Điểm ưu tiên thực hiện theo quy định tại điều 6, Nghị định số 115/2020/NĐ- CP và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Ở bước 3: Xét kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác (không thực hiện phỏng vấn). Người trúng tuyển là người có kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác nhiều hơn lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu của mỗi vị trí việc làm của đơn vị.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định người trúng tuyển.

6. Thẩm quyền, hình thức và thời hạn ký hợp đồng lao động

6.1. Thẩm quyền, hình thức
Căn cứ Quyết định công nhận kết quả xét trúng tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên của Giám đốc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản theo mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ (Phụ lục II), ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BNV ngày 03/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

6.2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn ký hợp đồng lao động không quá 12 tháng.

7. Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng
Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm đến chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Lao động hợp đồng làm giáo viên được áp dụng trả tiền lương theo trình độ đào tạo quy định tại bảng 3, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật.

8. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét tuyển
Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2.3 mục 2 Công văn số 106/SNV- CCVC ngày 11/01/2024 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động làm giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Hội đồng xét tuyển được thành lập sau khi kết thúc việc thu hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hội đồng xét tuyển chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xét tuyển hợp đồng giáo viên theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Tổ chức cán bộ
Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Sở các bước quy trình thực hiện việc xét tuyển:
– Thông báo xét tuyển; thành lập Hội đồng xét tuyển; thành lập Ban kiểm tra hồ sơ, Ban kiểm tra sát hạch, các bộ phận giúp việc.
– Chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký và tổng hợp danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển.
– Chủ trì xây dựng lịch làm việc của Hội đồng; chuẩn bị đầy đủ các nội dung, văn bản, tài liệu; công tác tổ chức thực hiện xét tuyển.
– Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Sở Nội vụ kết quả xét tuyển theo quy định.

2. Phòng Kế hoạch – Tài chính
Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ lập dự toán, quyết toán đảm bảo cho việc xét tuyển thực hiện đúng quy định.

3. Văn phòng
Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan chuẩn bị điều kiện làm việc của Hội đồng theo quy định; hợp đồng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở các thông tin liên quan đến xét tuyển hợp đồng giáo viên.

4. Các trường THPT, THCS&THPT
Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản theo mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ sau khi có Quyết định công nhận kết quả xét trúng tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên của Giám đốc Sở.
Trên đây là Kế hoạch xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT được hỗ trợ kinh phí đối với các trường THPT, THCS&THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ./.

*****Tệp đính kèm: 

– Phụ lục chi tiết

Phiếu đăng ký dự tuyển

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

Khu vực
Báo cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa

  • Địa chỉ: số 2, Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa

  • Điện thoại: 02373.852.328 - Fax: 02373.850.236

  • Email: [email protected]

  • Website: http://thanhhoa.edu.vn/

  • Giám đốc: ông Trần Văn Thức

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học. Sở GD&ĐT Thanh Hóa luôn luôn đẩy mạnh và quan tâm đến giáo dục các bậc mầm non, tiểu học và trung học phổ thông một cách toàn diện nhất. Chú trọng nâng cao kiến thức cho trẻ em, học sinh về cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp, tệ nạn xã hội và bảo vệ môi trường

Công việc của Trợ giảng Ngữ Văn là gì?

Trợ giảng (Teaching Assistant) là người hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp, dạy chính trong buổi học. Họ sẽ điều phối, quản lý lớp, theo dõi, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho học sinh và phụ huynh xuyên suốt quá trình học.

Trợ giảng Ngữ Văn là tên một trợ giảng cụ thể cho môn tiếng anh, ngoài ra còn rất nhiều các trợ giảng khác như trợ giảng tiếng Đức, trợ giảng Ngữ Văn, trợ giảng Toán…

Mô tả công việc của Trợ giảng ngữ văn

Hỗ trợ giảng dạy và chuẩn bị tài liệu học tập

Trợ giảng ngữ văn sẽ hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị và tổ chức các tiết học, bao gồm việc soạn thảo và biên tập tài liệu học tập, chuẩn bị các bài tập và tài liệu tham khảo. Công việc này bao gồm việc cập nhật và chỉnh sửa tài liệu giảng dạy để đảm bảo phù hợp với chương trình học, giúp giáo viên tổ chức các hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả.

Hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập

Trợ giảng sẽ làm việc trực tiếp với học sinh để giải đáp thắc mắc, hướng dẫn và cung cấp hỗ trợ thêm trong các bài tập và dự án. Công việc này bao gồm việc tổ chức các buổi học bổ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm và đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội để nâng cao kỹ năng ngữ văn của mình.

Theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của học sinh

Trợ giảng ngữ văn có trách nhiệm theo dõi sự tiến bộ của học sinh, đánh giá kết quả học tập và cung cấp phản hồi cho học sinh và giáo viên. Công việc này bao gồm việc ghi chép và phân tích kết quả kiểm tra, bài tập và các hoạt động học tập khác, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về hiệu quả giảng dạy và điều chỉnh phương pháp dạy học khi cần thiết.

 

Trợ giảng Ngữ Văn có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ giảng Ngữ Văn

Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng Ngữ Văn, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng Ngữ Văn
78 - 130 triệu/năm
Trợ giảng Ngữ Văn

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng Ngữ Văn?

Yêu cầu tuyển dụng trợ giảng

Trợ giảng Ngữ văn cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:

Yêu cầu bằng cấp và chuyên môn

  • Bằng cấp và chuyên môn liên quan đến ngữ văn: Ứng viên cần có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong ngành Ngữ văn, Văn học, hoặc một lĩnh vực liên quan. Bằng cấp này chứng tỏ ứng viên có nền tảng kiến thức vững chắc về ngữ pháp, văn học, và các lý thuyết văn học, từ đó có khả năng hỗ trợ giáo viên và hướng dẫn học sinh hiệu quả trong các hoạt động học tập và giảng dạy.

  • Kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy: Ứng viên nên có kinh nghiệm giảng dạy hoặc trợ giảng, hoặc tham gia vào các hoạt động giáo dục trong lĩnh vực ngữ văn. Kinh nghiệm này giúp ứng viên phát triển kỹ năng hướng dẫn học sinh, quản lý lớp học, và chuẩn bị tài liệu giảng dạy. Kỹ năng giao tiếp và khả năng giải thích khái niệm phức tạp một cách rõ ràng và dễ hiểu là rất quan trọng để hỗ trợ học sinh hiệu quả.

Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng giảng dạy và giao tiếp: Trợ giảng cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả để truyền đạt kiến thức cho học sinh và hỗ trợ giáo viên trong việc giải thích các chủ đề ngữ văn. Kỹ năng giảng dạy bao gồm khả năng trình bày thông tin một cách dễ hiểu, sử dụng các phương pháp và công cụ giảng dạy phù hợp để hỗ trợ học sinh trong việc học tập.

  • Kỹ năng viết và biên tập: Việc biên tập và soạn thảo tài liệu học tập là một phần quan trọng trong công việc của trợ giảng. Kỹ năng viết tốt, khả năng chỉnh sửa văn bản và tạo ra nội dung học tập chất lượng là cần thiết. Trợ giảng cần có khả năng viết rõ ràng, mạch lạc và chính xác để tạo ra các tài liệu học tập, bài tập, và đề kiểm tra hiệu quả.

  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Trợ giảng cần có khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian hiệu quả để hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị lớp học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, và tổ chức các hoạt động bổ trợ. Kỹ năng quản lý thời gian giúp trợ giảng xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc và đảm bảo các công việc được thực hiện đúng hạn.

  • Kiến thức vững về ngữ văn: Trợ giảng cần có nền tảng vững chắc về ngữ văn, bao gồm kiến thức về văn học, ngữ pháp, và các phương pháp phân tích văn bản. Sự hiểu biết sâu rộng về các chủ đề ngữ văn sẽ giúp trợ giảng cung cấp hỗ trợ chính xác và hiệu quả cho học sinh và giáo viên.

  • Kỹ năng hỗ trợ và tư vấn học sinh: Khả năng lắng nghe và tư vấn cho học sinh khi họ gặp khó khăn trong việc học là rất quan trọng. Trợ giảng cần có khả năng tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ và khuyến khích, giúp học sinh vượt qua những khó khăn và phát triển kỹ năng ngữ văn của mình. Kỹ năng này bao gồm khả năng nhận biết nhu cầu của học sinh và cung cấp hướng dẫn và phản hồi hữu ích.

  • Kỹ năng sử dụng công nghệ giáo dục: Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và phần mềm giáo dục như bảng tương tác, phần mềm soạn giáo án, và các ứng dụng học tập trực tuyến. Kỹ năng này giúp trợ giảng hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức lớp học và triển khai các hoạt động học tập kỹ thuật số.

Lộ trình thăng tiến của Trợ giảng Ngữ văn

Số năm kinh nghiệm Vị Trí Mức lương
0 - 3 năm

Giám sát lớp học

5.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng
3 – 5 năm

Trợ giảng chính

8.000.000  - 11.000.000 đồng/tháng

5 – 6 năm

Giảng viên

10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
6 - 8 năm 

Quản lý đào tạo

15.000.000 - 20.000.000 đồng/t

Mức lương bình quân của Trợ giảng Ngữ văn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

1. Giám sát lớp học

Mức lương: 5 - 7 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 3 năm

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí giám sát lớp học. Nhiệm vụ chính của giám sát lớp học là thực hiện các công việc hỗ trợ học viên hàng ngày, như kiểm tra bài tập, hướng dẫn thêm cho học sinh hay giải đáp các thắc mắc. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường giáo dục và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày.

2. Trợ giảng chính

Mức lương: 8 - 11 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3 - 5 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng. Với nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Giảng viên 

Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 6 năm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

4. Quản lý đào tạo

Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 6 - 8 năm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý đào tạo. Vai trò của Quản lý đào tạo là quản lý các hoạt động hàng ngày của lớp học, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

5 bước giúp Trợ giảng ngữ văn thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn

Để thăng tiến trong sự nghiệp, trợ giảng ngữ văn nên không ngừng mở rộng kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình. Điều này có thể đạt được bằng cách tham gia các khóa học bổ sung, các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngữ văn, hoặc theo học các chứng chỉ và bằng cấp liên quan. Sự đầu tư vào việc nâng cao trình độ học vấn không chỉ giúp cải thiện khả năng giảng dạy mà còn tạo ra cơ hội để đảm nhận các vai trò và trách nhiệm cao hơn trong lĩnh vực giáo dục.

Phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học

Kỹ năng giảng dạy là yếu tố quan trọng giúp trợ giảng ngữ văn nổi bật trong công việc. Việc học và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, kỹ thuật quản lý lớp học hiệu quả, và các chiến lược động viên học sinh có thể cải thiện chất lượng bài giảng và tạo ra một môi trường học tập tích cực. Thực hiện các buổi đào tạo và workshops về kỹ năng giảng dạy cũng là một cách hiệu quả để phát triển chuyên môn và tăng cường khả năng lãnh đạo trong lớp học.

Tham gia vào nghiên cứu và phát triển chương trình giảng dạy

Để chứng tỏ khả năng và nâng cao giá trị của mình trong tổ chức, trợ giảng ngữ văn có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu hoặc phát triển chương trình giảng dạy. Tham gia vào việc thiết kế, đánh giá và cải tiến các chương trình giảng dạy giúp không chỉ cải thiện kỹ năng chuyên môn mà còn tạo cơ hội để thể hiện năng lực sáng tạo và tư duy phân tích. Điều này có thể mở ra cơ hội để trở thành một giảng viên chính thức hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục ngữ văn.

Xây dựng mối quan hệ mạng lưới chuyên nghiệp

Mở rộng mối quan hệ mạng lưới trong cộng đồng giáo dục có thể tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến cho trợ giảng ngữ văn. Tham gia các hội thảo, hội nghị, và các tổ chức giáo dục là cách hiệu quả để kết nối với các chuyên gia trong ngành và cập nhật các xu hướng mới. Mối quan hệ mạng lưới này không chỉ cung cấp cơ hội học hỏi từ những người khác mà còn có thể dẫn đến các cơ hội nghề nghiệp mới hoặc các vị trí cao hơn trong tương lai.

Thực hiện các dự án cá nhân và đóng góp cho cộng đồng

Chủ động thực hiện các dự án cá nhân liên quan đến ngữ văn, chẳng hạn như viết sách, tạo nội dung giáo dục, hoặc tổ chức các sự kiện văn học, có thể nâng cao danh tiếng và sự công nhận của trợ giảng ngữ văn trong cộng đồng giáo dục. Đồng thời, việc đóng góp cho các tổ chức cộng đồng hoặc các hoạt động ngoại khóa có thể giúp xây dựng hình ảnh tích cực và tạo dựng uy tín cá nhân, từ đó mở ra cơ hội thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.

Xem thêm: 

Việc làm của Trợ giảng Ngữ Văn mới cập nhật

Việc làm Giáo viên tiếng Việt lương cao

Việc làm Gia sư Tiếng Việt mới cập nhật

Việc làm Giảng viên mới nhất

Việc làm Trợ giảng mới cập nhật

Tìm việc theo nghề nghiệp