Việc làm Tập đoàn Hòa Phát

Cập nhật 19/12/2024 14:45
Tìm thấy 5 việc làm đang tuyển dụng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách KHDN Khu vực TP.HCM
Tập đoàn Hòa Phát
162 việc làm 4 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Phó Giám đốc
Ngày đăng tuyển: 26/11/2024
Hạn nộp hồ sơ: 25/12/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 4 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Phụ cấp
  • Đồng phục
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Công tác phí
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm
  • CLB thể thao

Mô tả Công việc

1. Hỗ trợ Giám đốc Chi nhánhtrong công tác quản lý, tổ chức thực hiệnchức năngkinh doanh mảng KHDN tại Đơn vị

  • Nhận giao chỉ tiêu kinh doanh KHDN và triển khai việc lập kế hoạch thực hiện theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ.
  • Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động KHDN theo kế hoạch kinh doanh được giao nhằm đạt được các mục tiêu đã đề rariển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh được phê duyệt/ đăng ký nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.

2. Hỗ trợ Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh về KHDN

  • Tham gia tổ chức triển khai hiệu quả, an toàn việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên hệ thống kênh giao dịch với các đối tác hợp tác với Ngân hàng.
  • Tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả việc tiếp thị khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHDN (cấp tín dụng, huy động, bảo hiểm, ngân hàng số,…) của Ngân hàng trong phạm vi hoạt động theo quy định của Pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
  • Kiểm soát, duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ, quy trình kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh KHDN của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.
  • Phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan tại Hội sở thực hiện chức năng phát triển KHDN.
  • Tổ chức thực hiện có hiệu quả và đạt mục tiêu các chương trình hoạt động, kinh doanh KHDN theo chỉ đạo của Hội sở.
  • Tham gia đóng góp ý kiến và tham mưu về các vấn đề cơ chế, chính sách chung về KHDN hoặc đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh KHDN trên địa bàn.
  • Tổ chức triển khai công tác xử lý nợ đối với KHDN.
  • Kiểm soát, ký phê duyệt các tờ trình, đề xuất, hồ sơ nghiệp vụ, văn bản hành chính trong phạm vi thẩm quyền được Giám đốc chi nhánh phân công, ủy quyền về mảng KHDN.

3. Hỗ trợ Giám đốc, trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụKHDNtại chi nhánh

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, tình hình dân cư tại địa bàn quản lý để phục vụ cho việc xác định nhóm KHDN tiềm năng, đề xuất triển khai các phương pháp tiếp xúc khách hàng, ...
  • Chủ động đề xuất, tổ chức lập, trình phê duyệt và triển khai các kế hoạch kinh doanh và hoạt động marketing để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ KHDN trên địa bàn.
  • Theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động, động thái của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để kịp thời có hành động, đối sách phù hợp hoặc thông tin, báo cáo Giám đốc chi nhánh có ý kiến đề xuất với Hội sở nhằm điều chỉnh phù hợp các chính sách, cơ chế về KHDN của Ngân hàng.
  • Tổ chức thực hiện và trực tiếp tham gia việc tìm kiếm, mở rộng và phát triển KHDN sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
  • Tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHDN (cấp tín dụng, huy động, thanh toán, bảo hiểm, ngân hàng số,…) trực tiếp tới các khách hàng theo quy định.
  • Quản lý, kiểm soát công việc, các tờ trình, đề xuất cung cấp sản phẩm, dịch vụ KHDN (tờ trình tín dụng, đề xuất, các hồ sơ, chứng từ, hợp đồng liên quan) của Phòng KHDN theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh.
  • Kiểm soát, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, chính xác và tuân thủ của các hồ sơ, tờ trình, đề xuất thuộc mảng KHDN trước khi triển khai thực hiện hoặc trình Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng phê duyệt.
  • Trực tiếp quản lý, kiểm soát các hoạt động thuộc nghiệp vụ cấp tín dụng cho KHDN (cho vay, quản lý tín dụng) tại chi nhánh đảm bảo an toàn hiệu quả, tuân thủ quy định của Ngân hàng và pháp luật.
  • Giám sát, theo dõi và kiểm soát việc cập nhật danh mục khách hàng, tình hình, hiện trạng KHDN từng thời kỳ theo quy định.
  • Quản lý, theo dõi, giám sát và trực tiếp chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý sau cho vay, thu hồi nợ, quản lý tài sản bảo đảm của KHDN theo quy định.
  • Quản lý, chỉ đạo các bộ phận trực thuộc trong việc phối hợp với các bộ phận liên quan tại Hội sở để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời, an toàn đến các KHDN tại chi nhánh.
  • Định kỳ tổ chức việc phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện kinh doanh, danh mục khách hàng, cơ cấu tình hình dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả kinh doanh.
  • Kiểm soát và ký duyệt theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vung các giao dịch, hồ sơ, tờ trình...liên quan đến hoạt động cấp tín dụng KHDN phát sinh tại chi nhánh và các báo cáo liên quan theo quy định.
  • Quản lý, thực hiện việc quản lý, lưu trữ hồ sơ; công tác báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.
  • Kiểm soát, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh KHDN tại chi nhánh.
  • Giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến KHDN theo ủy quyền, phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng và quy định của Ngân hàng.

4. Hỗ trợ Giám đốc chi nhánh quản lý, tổ chức thực hiện công tác chất lượng dịch vụcung cấp cho KHDN

  • Cập nhật và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách, quy chế, quy định của Ngân hàng về chất lượng dịch vụ mảng KHDN.
  • Chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo, tăng cường chất lượng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, quan hệ với KHDN và phối hợp trong nội bộ đơn vị.
  • Chỉ đạo nghiên cứu, triển khai áp dụng các sáng kiến, biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ của Phòng KHDN và các bộ phận khác thuộc chi nhánh.
  • Tổ chức việc xử lý các khiếu nại, giải đáp các thắc mắc của KHDN, xử lý các rủi ro liên quan.
  • Giám sát, đánh giá, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác chất lượng dịch vụ của phòng KHDN.

5. Quản lý và phát triển nhân viênthuộc Phòng KHDN

  • Quản lý, tổ chức phân công công việc, giám sát, đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên thuộc Phòng KHDN.
  • Quản lý, tổ chức đào tạo, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp đối với CBNV tại Phòng KHDN.
  • Trực tiếp quản lý, tổ chức việc đào tạo, phát triển nhân viên tại Phòng KHDN và các bộ phận được giao quản lý khác (nếu có).
  • Tổ chức đào tạo, phổ biến và phát huy các nguyên tắc, chuẩn mực và nền tảng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng trong nội bộ Phòng KHDN và chi nhánh.
  • Hướng dẫn và phát triển các cấp quản lý (trưởng/phó trưởng phòng thuộc quyền giám sát) để nâng cao các kỹ năng và phát triển tiềm năng lãnh đạo của họ.
  • Cập nhật, chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn CBNV thực hiện các văn bản nội bộ liên quan đến mảng KHDN.
  • Tham gia tìm kiếm, đề xuất các nhân sự có năng lực và tham gia công tác tuyển dụng nhân sự theo quy định và phân công của Giám đốc chi nhánh/Giám đốc vùng.
  • Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý nhân sự và lên kế hoạch vị trí kế nhiệm tại chi nhánh theo quy định.

6. Công việc khác

  • Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện trong nội bộ.
  • Hỗ trợ Giám đốc chi nhánh trong các công tác đối ngoại, duy trì các mối quan hệ đối tác, quan hệ xã hội trên địa bàn.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc vùng.

Yêu Cầu Công Việc

  • Trình độ: Tốt nghiệp Đại học (chính quy) trở lên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp.
    Các chuyên ngành thuộc Khối ngành Kinh tế có liên quan.
  • Kinh nghiệm: Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm quản lý tại ngân hàng trong đó có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tại vị trí Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh / PGD trong hệ thống ngân hàng; Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có ít nhất 03 năm kinh nghiệm cụ thể về hoạt động cấp tín dụng/ thẩm định KHDN.
  • Kiến thức: Có kiến thức tổng thể về các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng trong đó am hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ: cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán, thẻ, bảo hiểm,… cho KHDN; Am hiểu các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ KHDN trong Ngân hàng; phương pháp, chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ KHDN; Am hiểu về tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh trong nước; Am hiểu quy định của Pháp luật liên quan đến hoạt động của NHTM; Nắm rõ nguyên lý hoạt động của NHTM.
  • Kỹ năng: Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch kinh doanh; Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đưa ra dự báo; Tầm nhìn dài hạn và khả năng dự báo xu hướng thị trường tương lai đối với dịch vụ khách hàng; Kỹ năng nhận định rủi ro hoạt động tài chính của Ngân hàng trong từng thời kỳ; Kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng, đàm phán tốt; Kỹ năng tạo lập quan hệ tốt với nội bộ và quan hệ với bên ngoài; Kỹ năng về quản trị nhân sự, kỹ năng về quản lý và kiểm soát nguồn lực; Khả năng dẫn dắt, đào tạo và truyền cảm hứng cho CBNV, đội nhóm.

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát Xem trang công ty
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
66 Nguyễn Du

Tập đoàn Hòa Phát thành lập năm 1992 là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. 

Chính sách bảo hiểm

  • Được tham gia BHXH theo quy định của Pháp luật

Các hoạt động ngoại khóa

  • Có cơ hội đi du lịch, nghỉ mát hàng năm, theo quy chế của Tập đoàn
  • Tham gia hội thao
  • Liên hoan
  • Dã ngoại

Lịch sử thành lập

  • Năm 1992, Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.
  • Năm 1995, Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát
  • Năm 1996, thành lập công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát
  • Năm 2000, thành lập Cty cổ phần Thép Hòa Phát, nay là Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát
  • Năm 2001, thành lập Cty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và Cty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
  • Năm 2004, thành lập Cty TNHH Thương Mại Hòa Phát
  • Năm 2007, tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với công ty mẹ là Cty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và các công ty thành viên
  • Năm 2007, cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là HPG
  • Năm 2016, hành lập Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát
  • Năm 2017, hành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi
  • Năm 2018, công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm tôn mạ chất lượng cao.
  • Năm 2019, công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát

Mission

Cung cấp các sản phẩm dẫn đầu, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo niềm tin cho khách hàng. Tập đoàn cũng hướng đến tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng, hợp tác bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cho các cổ đông và nhân viên.

Những nghề phổ biến tại Tập đoàn Hòa Phát

Bạn làm việc tại Tập đoàn Hòa Phát? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo Tập đoàn Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát

Click để đánh giá