Tên phòng / ban: Phòng R&D
Quy trình công việc liên quan
Cấp trực tiếp quản lý: TP.R&D/Chủ tịch HĐQT
Chức danh dưới quyền trực tiếp: NVTK
Quan hệ công việc
Bên trong công ty:
Các phòng Thiết kế, Kỹ thuật-Mẫu, Kinh doanh, Marketing, Kho vận, Kế toán, Nhân sự
Bên ngoài công ty:
Khách hàng, Đối tác, Đơn vị vận chuyển liên quan
MỤC TIÊU CÔNG VIỆC:
Vị trí này trực thuộc sự quản lý của Công ty BW JAPAN (đơn vị chủ quản Thương hiệu Thời trang Cardina), chịu trách nhiệm quản lý và điều hành phòng Thiết kế, tổ chức thiết kế, duyệt mẫu hình ảnh mẫu sản xuất theo chỉ tiêu công ty, đảm bảo đúng xu hướng thị trường, thu hút khách hàng, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao.
1. Nghiên cứu xu hướng thị trường và khách hàng
Nghiên cứu, phân tích xu hướng thị trường trong và ngoài nước
Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh, khách hàng (1-2 buổi / tuần đi một mình hoặc có thêm thành viên khác của phòng )
Nghiên cứu chân dung khách hàng và định hướng phát triển tệp khách trong tương lai
Theo dõi thay đổi của thị trường , thời tiết , các dịp lễ v..v đề xuất các kế hoạch sản xuất phát sinh cho phù hợp
2. Tổng hợp xu hướng đưa ra định hướng thiết kế
Tổng hợp xu hướng đưa ra định hướng thiết kế theo mùa
Phân tích xu hướng đưa ra cơ cấu sản phẩm theo mùa
Định hình cơ bản về các dòng sản phẩm, hình thức chung của các mẫu mã để thiết kế, sao cho các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có tiềm năng phát triển
3. Trình BGĐ và các bộ phận thống nhất, chốt xu hướng và kế hoạch sản xuất của từng mùa để
Lập bảng thông tin xu hướng và cơ cấu hàng hóa đảm bảo dễ hiểu, dễ hình dung và trình lên BGĐ & các bộ phận có liên quan
Thảo luận và tiếp nhận các ý kiến góp ý, đưa ra phương án phù hợp nhất để đáp ứng được nhu cầu các kênh bán, cũng như đi đúng theo xu hướng.
Chốt lại phương án và tiến hành chỉnh sửa sau đó đưa vào triển khai
Tùy vào tình hình thực tế điều chỉnh kế hoạch thiết kế và sản xuất cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các kênh bán
=> Yêu cầu kết quả:1,2,
Thiết kế mẫu đảm bảo đúng xu hướng thị trường, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao
4. Tạo ý tưởng và thiết kế mẫu, phân chia công việc thiết kế và kiểm soát tiến độ
Tạo và tìm kiếm ý tưởng mới và đẹp, không bị trùng ý tưởng cũng như bao quát được toàn thị trường (sàn thương mại điện tử , thương hiệu Việt Nam , thương hiệu quốc tế v...v )
Thiết kế theo kế hoạch đã đưa ra (xu hướng, cơ cấu hàng hóa). Lựa chọn chất liệu và phụ liệu phù hợp. Sắp xếp mẫu để tổng duyệt với cả phòng.
Phân bổ công việc thiết kế cho các thành viên theo tuần/ tháng cho từng thành viên, gồm đầy đủ các mặt hàng theo bảng cơ cấu sản phẩm đã chốt.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát và sắp xếp công việc trong phòng, đảm bảo đúng tiến độ đề ra
5. Tham gia duyệt mẫu thiết kế, chỉnh sửa thiết kế và chốt mẫu đưa vào sản xuấtTham gia vào duyệt mẫu ý tưởng của cả phòng, đưa ra ý kiến về các mẫu thiết kế
Chọn lọc sản phẩm, chất liệu, màu sắc, phân tích từng mẫu thiết kế của các thành viên
Phân tích ưu nhược điểm của mẫu thiết kế để phòng nắm được và cải thiện thiết kế sản phẩm một cách tốt nhất, bám sát theo đúng định hướng
Chỉnh sửa thiết kế, chọn lọc cùng cả phòng để chốt các mẫu tiến hành lên mẫu. Đưa ra quyết định cuối cùng và
Gửi mẫu cho P. Kỹ thuật mẫu để lên mẫu, trao đổi trực tiếp với phòng Mẫu để lên kế hoạch triển khai sản phẩm mẫu theo tháng
6. Theo dõi quá trình sản xuất, nắm bắt số liệu để đưa ra phương án xử ly
Lên đơn hàng và phân chia đầu mẫu cho từng nhà gia công, đảm bảo sản lượng và tiến độ sản xuất
Theo dõi quá trình sản xuất, trao đổi thông tin với các Nhà gia công khi cần thiết, đảm bảo đơn hàng hoàn thành, không có vướng mắc.
Nắm bắt số liệu sản xuất, số lượng vải đã nhập đưa ra phương án xử lý thích hợp
Trường hợp có vướng mắc không thuộc thẩm quyền quyết định phải trình Ban Giám đốc xin chỉ đạo phương án giải quyết
Theo dõi quá trình bán hàng, tổng hợp thông tin về sản phẩm và cung cấp thông tin, nhắc nhở những bộ phận liên quan để có phương án thiết kế và sản xuất tối ưu nhất
7. Đào tạo, quản lý nhân sự phòng Thiết kế R&D
Phân công công việc và giám sát hoạt động và tiến độ công việc của các nhân sự trong phòng
Quản lý hoạt động của phòng, đánh hiệu quả công việc của các thành viên
Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân sự trong phòng như thiết kế , xu hướng , trưng bày ... trong cty (nếu cần thiết )
Giải quyết tất cả công việc nội bộ, các vướng mắc trong phòng của từng thành viên
8. Báo cáo định kỳ và phối hợp công việc với phòng ban liên quan
Trao đổi, thống nhất công việc với phòng Kỹ thuật mẫu, phòng Marketing để triển khai sản phẩm mẫu
Trao đổi phối hợp với các bộ phận liên quan, xử lý các công việc về thiết kế hoặc hỗ trợ các công việc chuyên môn
Bảo mật thông tin, các mẫu thiết kế và các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
Báo cáo theo tuần, tháng tình hình các công việc được giao, lên kế hoạch hoạt động trong trong tuần/ tháng tới
Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan nhằm đảm bảo công việc hiệu quả, thông suốt
Phát huy sáng kiến cải tiến trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao, doanh thu tốt
Thực hiện các công việc cấp trên yêu cầu
=> Yêu cầu kết quả:3,4,5,6,7
Phối hợp với các bộ phận liên quan, đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến, mang lại hiệu quả cao
QUYỀN HẠN
- Triệu tập họp định kỳ hoặc đột xuất đối với các nhân viên do mình phụ trách;
- Ký phê duyệt các văn bản, giấy tờ trong phạm vi quản lý;
- Đại diện cho công ty làm việc với Nhà gia công, Đối tác.
- Trao đổi với cấp quản lý trực tiếp trong trường hợp có thắc mắc hoặc kiến nghị về công việc;
- Đề xuất với Ban Giám đốc các cải tiến hoặc phương pháp mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn;
- Áp dụng các biện pháp tức thời để phòng ngừa và ngăn chặn ngay các sự việc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Thừa ủy nhiệm của BGĐ truyền đạt các chỉ đạo, chỉ thị đến các bộ phận liên quan, tổ chức phối hợp thực hiện công việc, nhằm hoàn thành cấc chỉ đạo, chỉ thị của Ban Giám đốc.
TRÁCH NHIỆM
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc được giao.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin cung cấp và trao đổi trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu thực hiện kiểm kê, kiểm soát
- Chịu trách nhiệm Giám sát các vị trí: nhân viên trực thuộc bộ phận mình quản lý
- Những trách nhiệm về tài sản, công cụ dụng cụ mà công ty trang bị.
- Bảo mật mọi thông tin liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.
Các phòng Thiết kế, Kỹ thuật-Mẫu, Kinh doanh, Marketing, Kho vận, Kế toán, Nhân sự
Khách hàng, Đối tác, Đơn vị vận chuyển liên quanYêu Cầu Công Việc
Trình độ học vấn tối thiểu: Đại học
Chuyên môn: Thiết kế thời trang
Chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề
Kiến thức cần thiết: Hiểu biết về xu hướng , màu sắc , vải , NPL và cách may cơ bản
Kỹ năng cần thiết
a. Kỹ năng nghề nghiệp:
- Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp.
- Kỹ năng tài liệu hóa, quy trình hóa trong triển khai công việc
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thuyết trình.
b. Kỹ năng quản lý:
- Kỹ năng xây dựng & quản lý đội nhóm
- Kỹ năng Lập kế hoạch và xác định mục tiêu
c. Kỹ năng bổ trợ: Thành thạo tin học văn phòng
Kinh nghiệm: > 2 năm ở vị trí tương đương
Yêu cầu về đặc tính con người:
- Trung thực, thẳng thắn
- Tận tụy, chu đáo
- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt, cần cù - chịu khó.
- Năng động, nhiệt tình, say mê với công việc
- Nhạy bén với số liệu, kinh doanh, hướng mục tiêu
Yêu cầu khác: Bảo mật các thông tin nhạy cảm.Laptop
Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Phụ cấp
Chế độ thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Đào tạo
Tăng lương
Nghỉ phép năm
CLB thể thao
Được thành lập vào năm 2010, khi thị trường thời trang mặc nhà còn chưa được chú trọng. Cardina chính là cái tên đặt bước tiến tiên phong trong lĩnh vực này. Sau hơn 12 năm phát triển, hiện Cardina vẫn có tầm nhìn trở thành Thương hiệu dẫn đầu thị trường dòng thời trang ứng dụng, lifewear tại việt Nam.
Với quy mô gần 300 nhân sự, BW JAPAN đã và đang nỗ lực đem lại một môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, năng động và đầy hứng khởi cho nhân sự.
Chính sách bảo hiểm
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm tai nạn
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Teambuilding hàng năm
- Du lịch
- Câu lạc bộ bóng đá, game, bi-lắc
Lịch sử thành lập
- Năm 2010: công ty được thành lập
Mission
Với tầm nhìn như trên, sứ mệnh của Cardina được xác định là sẽ cung cấp cho xã hội những sản phẩm thời trang với 5 đặc tính độc đáo, nổi bật nhất:
- Chất liệu mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, thân thiện với sức khỏe.
- Thiết kế tạo ra xu hướng, chú trọng nét tinh tế và tối giản làm chủ đạo.
- Phom dáng phù hợp với mọi hình thể người Việt.
- Màu sắc phong phú đáp ứng đa dạng sở thích.
- Chất lượng dịch vụ tận tâm và chuyên nghiệp.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhạc sỹ là gì?
Nhạc sĩ là một nghệ sĩ sáng tạo chuyên nghiệp trong việc tạo ra âm nhạc. Công việc của họ bao gồm sáng tác, phổ biến và biểu diễn các tác phẩm âm nhạc. Nhạc sĩ có thể tạo ra âm nhạc cho nhiều thể loại và mục đích khác nhau, bao gồm nhạc điện tử, nhạc pop, nhạc rock, nhạc cổ điển, nhạc phim, và nhiều thể loại khác. Họ thường là người có kiến thức sâu sắc về lý thuyết âm nhạc, kỹ năng chơi nhạc và sử dụng công cụ âm nhạc, cũng như có khả năng sáng tạo và cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật. Một số nhạc sĩ còn có khả năng viết lời, sản xuất và quản lý âm nhạc, tạo ra một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh từ ý tưởng ban đầu đến sản phẩm cuối cùng.
Mô tả công việc của Nhạc sĩ
Sáng Tác Âm Nhạc
Công việc cơ bản và quan trọng nhất của một nhạc sĩ là sáng tác âm nhạc. Quá trình này bao gồm việc tạo ra giai điệu, hòa âm, và phối khí cho một tác phẩm mới. Nhạc sĩ cần áp dụng kiến thức về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật sáng tác, và cảm xúc của bản thân để tạo nên các bản nhạc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ. Sáng tác không chỉ giới hạn ở việc viết nhạc mà còn có thể bao gồm viết lời cho các bài hát.
Phối Khí và Biên Soạn
Sau khi giai điệu cơ bản được tạo ra, nhạc sĩ tham gia vào quá trình phối khí và biên soạn, quyết định cách thức các nhạc cụ và giọng hát sẽ được sử dụng trong một tác phẩm. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính chất và khả năng của mỗi loại nhạc cụ, cũng như khả năng làm việc hiệu quả trong một nhóm hoặc với các nhạc công để đạt được âm thanh mong muốn.
Biểu Diễn
Nhạc sĩ cũng thường xuyên tham gia vào việc biểu diễn âm nhạc, có thể là biểu diễn solo hoặc như một phần của một nhóm nhạc. Biểu diễn không chỉ là cơ hội để họ thể hiện tác phẩm của mình trước công chúng mà còn là cách để kết nối và giao lưu với khán giả, nhận phản hồi và cảm nhận sâu sắc hơn về âm nhạc của mình.
Ghi Âm và Sản Xuất
Ghi âm và sản xuất là một phần quan trọng trong công việc của nhạc sĩ, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Nhạc sĩ cần phối hợp với kỹ sư âm thanh và sản xuất để ghi lại âm nhạc của mình trong các điều kiện tốt nhất và sản xuất ra các tác phẩm âm nhạc chất lượng cao. Điều này đòi hỏi kiến thức về công nghệ âm nhạc và quá trình sản xuất âm nhạc.
Giáo Dục và Chia Sẻ Kiến Thức
Nhiều nhạc sĩ cũng dành thời gian để giảng dạy, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau. Họ có thể làm việc tại các trường đại học, học viện âm nhạc, hoặc tổ chức các workshop và lớp học riêng. Việc này không chỉ giúp họ truyền đạt đam mê và kiến thức về âm nhạc mà còn giúp họ phát triển kỹ năng và hiểu biết của bản thân thông qua việc giáo dục.
Công việc của nhạc sĩ đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, niềm đam mê với âm nhạc, và khả năng làm việc chăm chỉ. Mỗi một phần công việc đều góp phần tạo nên sự nghiệp đa dạng và phong phú cho nhạc sĩ.
Nhạc sỹ có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 1300 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhạc sỹ
Tìm hiểu cách trở thành Nhạc sỹ, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhạc sỹ?
Yêu cầu tuyển dụng Nhạc sĩ
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
Yêu Cầu về Trình Độ
Khi tuyển dụng một nhạc sĩ, yêu cầu về trình độ thường rất quan trọng để đảm bảo ứng viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ứng viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng về âm nhạc hoặc có bằng cấp chuyên ngành liên quan. Kiến thức sâu rộng về lý thuyết âm nhạc, kỹ năng đọc và viết bản nhạc, hiểu biết về các phong cách âm nhạc khác nhau, cũng như thành thạo ít nhất một loại nhạc cụ, là các yếu tố cơ bản. Ngoài ra, khả năng sử dụng các phần mềm âm nhạc và công nghệ sáng tác hiện đại cũng ngày càng trở nên quan trọng, giúp nhạc sĩ mở rộng phạm vi sáng tạo và hiệu quả trong công việc.
Yêu Cầu về Kinh Nghiệm
Kinh nghiệm là một phần không thể thiếu trong yêu cầu tuyển dụng nhạc sĩ, thể hiện qua các dự án, sản phẩm âm nhạc, hoặc các buổi biểu diễn mà ứng viên đã tham gia. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm sáng tác và biểu diễn trong nhiều thể loại âm nhạc, cũng như có khả năng làm việc trong các môi trường khác nhau, từ studio đến biểu diễn trực tiếp. Kinh nghiệm làm việc với các nhóm nhạc, ca sĩ, hoặc trong các dự án âm nhạc cộng đồng cũng là một lợi thế. Ngoài ra, sự linh hoạt, sẵn sàng học hỏi và thích nghi với các xu hướng âm nhạc mới cũng là những yếu tố được đánh giá cao trong kinh nghiệm làm việc của một nhạc sĩ.
Yêu cầu về kỹ năng
Kiến Thức Sâu Sắc về Lý Thuyết Âm Nhạc
Một nhạc sĩ cần phải có kiến thức sâu sắc về lý thuyết âm nhạc để hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản và nâng cao của âm nhạc. Điều này bao gồm hiểu biết về hệ thống âm nhạc, cách xây dựng giai điệu, hòa âm, và phối khí, cũng như các khái niệm như tần số, nốt nhạc, và hợp âm.
Kỹ Năng Sáng Tác và Biên Soạn
Kỹ năng sáng tác và biên soạn là một phần quan trọng của công việc của nhạc sĩ. Họ cần phải có khả năng tạo ra các giai điệu và phối khí sáng tạo, kết hợp với lời ca phù hợp nếu cần. Đồng thời, họ cũng cần có khả năng biên soạn âm nhạc cho các nhạc cụ và giọng hát, tạo ra sự hài hòa và đồng nhất trong một tác phẩm.
Kỹ Năng Chơi Nhạc và Thực Hành
Một nhạc sĩ thường cần phải thành thạo ít nhất một loại nhạc cụ và có khả năng biểu diễn âm nhạc trực tiếp. Điều này đòi hỏi kỹ năng chơi nhạc và thực hành thường xuyên để duy trì và nâng cao trình độ. Có sự thành thạo trong việc chơi nhạc cụ và biểu diễn sẽ giúp nhạc sĩ tạo ra âm nhạc chất lượng và giao tiếp hiệu quả với các nhạc công khác trong quá trình biểu diễn.
Kỹ Năng Sản Xuất Âm Nhạc
Trong thời đại kỹ thuật số, kỹ năng sản xuất âm nhạc trở nên ngày càng quan trọng. Nhạc sĩ cần phải biết cách sử dụng các phần mềm và thiết bị sản xuất âm nhạc để ghi âm và chỉnh sửa các tác phẩm của mình một cách chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật âm thanh và sản xuất âm nhạc.
Kỹ Năng Giao Tiếp và Hợp Tác
Cuối cùng, kỹ năng giao tiếp và hợp tác là điều không thể thiếu đối với một nhạc sĩ. Họ thường cần làm việc với nhiều cá nhân khác nhau trong quá trình sáng tác, biên soạn, và biểu diễn. Khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm sẽ giúp nhạc sĩ thực hiện các dự án âm nhạc một cách mạch lạc và thành công.
Lộ trình thăng tiến của Nhạc sĩ
Lộ trình thăng tiến của một nhạc sĩ thường phản ánh sự phát triển của kỹ năng, kinh nghiệm, và thành tựu trong ngành công nghiệp âm nhạc. Dưới đây là một lộ trình phổ biến cho sự thăng tiến của nhạc sĩ theo thời gian và theo chức vụ:
Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Nhạc Sĩ Tự Do
Trong giai đoạn này, nhạc sĩ thường bắt đầu học và phát triển kỹ năng âm nhạc cơ bản. Họ có thể tham gia các lớp học, khóa học hoặc nhóm nhạc nhỏ để học hỏi và thực hành. Nhiều nhạc sĩ sẽ theo học chuyên ngành âm nhạc tại các trường đại học hoặc học viện âm nhạc để nhận được bằng cấp và kiến thức sâu rộng. Sau khi có kiến thức cơ bản và kỹ năng sáng tác, một số nhạc sĩ có thể bắt đầu làm việc như làm nhạc sĩ tự do. Trong vai trò này, họ có thể viết nhạc cho các nghệ sĩ khác, sản xuất âm nhạc độc lập, hoặc tham gia vào dự án âm nhạc tự sản xuất. Nhạc sĩ tự do thường phải làm việc một cách linh hoạt và tự chủ để tạo ra các cơ hội cho bản thân.
Từ 2 - 3 năm: Nhạc Sĩ có kinh nghiệm
Những nhạc sĩ có kỹ năng và sự sáng tạo nổi bật có thể thu hút sự chú ý của các công ty âm nhạc lớn hoặc các nhà sản xuất. Trong giai đoạn này, họ có thể ký hợp đồng với các nhãn đĩa hoặc công ty quản lý âm nhạc. Việc này mang lại cơ hội cho nhạc sĩ để làm việc chuyên nghiệp hơn, có nguồn tài trợ và sự hỗ trợ cho các dự án âm nhạc của mình.
Từ 5 năm trở lên: Nhạc Sĩ nổi tiếng
Những nhạc sĩ với thành công lớn và danh tiếng trong ngành âm nhạc có thể được coi là "nhạc sĩ nổi tiếng". Họ có thể đã có các bản nhạc nằm trong bảng xếp hạng, nhận được giải thưởng âm nhạc hoặc được mời biểu diễn tại các sự kiện lớn. Nhạc sĩ ở đây thường có sự ảnh hưởng lớn đến ngành âm nhạc và được nhiều người hâm mộ biết đến.