Thiết kế, đề xuất ý tưởng và chỉnh sửa hình ảnh đồ họa, trải nghiệm người dùng website
Thiết kế các bộ nhận diện thương hiệu/truyền thông/ marketing/ bán hàng
Tham gia thực hiện các dự án thiết kế sáng tạo.
Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ công việc tham giaYêu cầu công việc:
Tốt nghiệp chuyên ngành đồ họa
Có kinh nghiệm thiết kế trong lĩnh lực thương mại điện tử
Có khả năng chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh là một lợi thế
Sử dụng thành thạo các ứng dụng đồ hoạ photoshop, canvas...
Linh hoạt và sẵn sàng với những thay đổi.
Quản lý thời gian tốt, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Thái độ và tư duy "Can-do"
Tuổi từ 22 đến 29, mọi giới tính.Chính sách:
Lương: thỏa thuận khi phỏng vấn tùy theo năng lực. (upto 14mil)
BHXH, BHYT theo qui định nhà nước
Thưởng quy, thưởng tháng 13, 14 theo hiệu suất công việc
Review tăng lương mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.
Công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam được thành lập vào ngày 07/06/2017, chuyên phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sản phẩm chính của Mediastep là nền tảng quản lý bán hàng GoSELL được ra mắt ngày 24/07/2019 cùng với kênh xuất khẩu hàng hóa GoEXPORT.
Mediastep có hoạt động rất sôi nổi trên thị trường thương mại điện tử. Công ty là thành viên chính thức của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Ngoài ra, Mediastep còn là đối tác chiến lược của sàn TMĐT quốc tế Alibaba.com giúp các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm: BHYT, BHXH, BHTN
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Party
- Bóng đá
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam được thành lập vào ngày 07/06/2017
Mission
- “GoSELL – Giúp bạn bán hàng nhiều hơn” chính là kim chỉ nam xuyên suốt từ khi thành lập công ty cho đến nay. Chúng tôi hiểu rằng, bất kỳ doanh nghiệp, nhà bán lẻ nào đều mong muốn có thể bán ra được nhiều sản phẩm nhất có thể. Đó cũng chính là tầm nhìn và sứ mệnh mà Mediastep mong muốn có thể đem lại cho quý khách hàng sử dụng nền tảng GoSELL và GoEXPORT.
- Mediastep đang cố gắng và không ngừng nỗ lực mỗi ngày để trở thành nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á. Để thực hiện được điều này, Mediastep cung cấp đến các doanh nghiệp những giải pháp giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0.
Review Mediastep Software
Ban lãnh đạo công ty và bộ phận nhân sự vẫn luôn lắng nghe, thay đổi từng ngày để tạo điều kiện thuận lợi (rv)
Với mớ source code hiện tại của GS thì khả năng scale up là chuyện không thể
Công ty đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Sản phẩm phát triển 3-4 năm nhưng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đến mức họ đòi hoàn tiền
Công việc của Nhân Viên Visual Effects là gì?
Nhân viên Visual Effects/VFX Artist là người chịu trách nhiệm tạo ra hiệu ứng hình ảnh số trong ngành công nghiệp phim, truyền hình và trò chơi điện tử. Công việc của họ bao gồm sử dụng các phần mềm và công cụ đồ họa máy tính để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, như hình ảnh siêu thực, đồ họa 3D, hợp thành hình ảnh và phối cảnh.
Mô tả công việc
VFX artist là người tạo ra hình ảnh chân thực bằng các công cụ kỹ thuật số. Họ tích hợp các hiệu ứng vào hành động trực tiếp trong phim, truyền hình, và trò chơi điện tử, v.v nhằm tạo cho người xem cảm giác chân thực và hấp dẫn nhất.
VFX artist sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ sau:
- Tạo ra chất lượng hình ảnh và video tốt nhất
- Lên ý tưởng và thiết kế ra những hiệu ứng đặc biệt
- Làm việc với nhà sản xuất, nhà giám sát để theo dõi và quản lý tiến độ công việc của từng bộ phận
- Tổ chức các cuộc họp hàng ngày, ghi chép và theo dõi các thông tin quan trọng
-
Truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả tới các thành viên trong team
-
Giám sát việc cung cấp nội dung đến khách hàng ở các giai đoạn
- Quản lý các nội dung chỉnh sửa với bộ phận biên tập
Nhân Viên Visual Effects có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Visual Effects
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Visual Effects, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Visual Effects?
Yêu cầu tuyển dụng của nhân viên Visual Effects
Yêu cầu về bẳng cấp và kiến thức chuyên môn
- Mặc dù nghề nghiệp này không yêu cầu bạn phải có một bằng cấp cụ thể, tuy nhiên việc sở hữu bằng cấp liên quan được coi là một lợi thế cực kỳ lớn.
- Nếu chưa các khóa học liên quan đến VFX artist nhưng có nền tảng về truyền thông, công nghệ truyền thông, thiết kế đồ họa, v.v, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi công việc trở thành một VFX artist và tích lũy kinh nghiệm dần dần.
- Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần xây dựng một portfolio ấn tượng để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.
Yêu cầu về kinh nghiệm và kĩ năng
- Có khả năng tạo và thực hiện các hiệu ứng hình ảnh chất lượng cao
- Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 3D như AE, FXhome, v.v
- Sử dụng Nuke thành thạo.
- Biết sử dụng Adobe Photoshop, After Effects, Premiere, Illustrator.
- Có kinh nghiệm trong mảng render, lookdev và có kiến thức vững về renderpass, 3D compositing.
- Đã có kinh nghiệm từ 1+ năm trong ngành Hậu kỳ, ưu tiên kinh nghiệm thực chiến trong mảng MV và TVC.
- Có kinh nghiệm lead 1 team nhỏ từ 3 – 5 người cho những dự án nhỏ và trung bình (Migweight).
Các kỹ năng khác
- Tư duy màu sắc – hình ảnh tốt, gu thẩm mỹ cao
- Kỹ năng liên kết con người xuất sắc
- Ham học hỏi, không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
- Giao tiếp tốt
- Làm việc nhóm và làm việc độc lập xuất sắc
- Quan sát tốt, quản lý thời gian hiệu quả
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Visual Effects
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
Dưới 2 năm |
VFX Runner/Production Assistant (Trợ lý sản xuất) |
Khoảng 3 - 5 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 4 năm |
Điều phối viên VFX (VFX Coordinator) |
Khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng. |
Từ 2 - 5 năm |
Compositor/Compositing Artist |
Khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng. |
Từ 3 - 6 năm |
CG Generalist
|
Khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng |
Từ 4 - 8 năm |
VFX Artist |
Khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng |
Từ 6 - 10 năm |
Nhà sản xuất VFX/VFX Producer |
Khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng |
Từ 8 - 12 năm |
Giám sát VFX/VFX Supervisor |
Khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng |
1. VFX Runner/Production Assistant (Trợ lý sản xuất)
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 1 - 3 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 3 - 5 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 5 - 8 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm kinh nghiệm
VFX Runner hỗ trợ bất kỳ và tất cả thành viên trong studio và đảm bảo rằng mọi người đều có những gì họ cần để thành công. Runner thực hiện nhiều công việc khác nhau, như cập nhật cơ sở dữ liệu cho nhóm sản xuất và hoàn thành các nhiệm vụ hành chính khác.
>> Đánh giá: Khi đảm nhận vị trí cấp đầu vào này, bạn là người trợ giúp đa năng trong studio VFX.
2. Điều phối viên VFX (VFX Coordinator)
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 5 - 8 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 2 - 4 năm
Các điều phối viên hỗ trợ các nhà sản xuất và giám sát VFX để đảm bảo tài sản đang di chuyển qua đường dẫn VFX và luôn có một luồng thông tin liên tục trong quá trình này.
>> Đánh giá: Đây là một vị trí đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kĩ năng xử lý tình huống tốt, cũng như là nắm bắt tốt các kiến thức và kĩ năng liên quan.
3. Compositor/Compositing Artist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 8 - 10 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 2 - 5 năm
Compsitor sử dụng các yếu tố kỹ thuật số khác nhau như tấm nền, hiệu ứng đặc biệt, hoạt ảnh và đồ họa rồi ghép chúng lại với nhau để tạo nên một bức tranh chân thực và/hoặc đáng tin cậy.
>> Đánh giá: Các nghệ sĩ tổng hợp tạo ra khung hình, cảnh quay hoặc chuỗi VFX cuối cùng.
4. CG Generalist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 10 - 12 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 15 - 25 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 3 - 6 năm
CG Generalist dự kiến sẽ có kiến thức rộng hơn về toàn bộ quy trình VFX. Thông thường, họ có kiến thức chuyên sâu về quy trình tạo nội dung CG (Tạo mô hình, Họa tiết và Ánh sáng).
>> Đánh giá: Những người tổng quát về CG là những nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm và có thể học hỏi trong công việc đồng thời cung cấp nội dung chất lượng cao.
5. VFX Artist
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 12 - 15 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 18 - 20 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 8 năm
Một nhân viên Visual Effects tạo ra các hiệu ứng hình ảnh trong phim, chương trình truyền hình và trò chơi. Chúng chịu trách nhiệm tạo ra lửa, khói, nước và sự hủy diệt cũng như các hiệu ứng nhỏ hơn như các vật thể va chạm hoặc mô phỏng chất lỏng trong ly.
>> Đánh giá: Nghệ sĩ FX là rất cần thiết. Trong thế giới giải trí ngày nay, nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và trò chơi yêu cầu hiệu ứng kỹ thuật số.
6. Nhà sản xuất VFX/VFX Producer
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 6 - 10 năm
Nhà sản xuất VFX quản lý toàn bộ quá trình tạo VFX cho phim hoặc chương trình truyền hình. Họ đảm bảo rằng khách hàng, thường là nhà sản xuất hoặc đạo diễn của phim hoặc phim truyền hình dài tập, hài lòng với những gì hãng phim VFX tạo ra.
>> Đánh giá: Kĩ năng đối thoại và lắng nghe vô cùng quan trong ở vị trí này, để có thể hiểu và đáp ứng đầy đủ các mong muốn của khách hàng và khán giả.
7. Giám sát VFX/VFX Supervisor
Mức lương:
- Mức lương thấp: khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng.
- Mức lương trung bình: khoảng 25 - 40 triệu VND/tháng.
- Mức lương cao: trên 50 triệu VND/tháng.
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 12 năm
Người giám sát VFX chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án VFX. Vai trò của họ là quản lý quy trình VFX, bao gồm tất cả các nghệ sĩ VFX làm việc trong quy trình này.
>> Đánh giá: Họ có trách nhiệm rất lớn đối với tất cả các yếu tố VFX do công ty hoặc studio của họ sản xuất cho một dự án.
Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX
Để xác định nghề VFX cần học gì thì trước hết bạn cần phải xác định được vị trí của bạn trong lĩnh vực VFX. Dưới đây là các vị trí công việc chính khi làm việc trong ngành VFX bạn nên tham khảo để có thể xác định mục tiêu phát triển trong ngành VFX rõ ràng hơn.
Phòng Mỹ Thuật – Art Department
Phòng mỹ thuật là bộ phận làm nhiệm vụ biến ý tưởng của đạo diễn từ dạng kịch bản, văn bản thành hình ảnh dễ hiểu. Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì phòng mỹ thuật chính là vẽ, bạn phác thảo ý tưởng lên thành hình ảnh để người xem dễ hiểu nhất. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để các thành viên khác có thể hiểu được nhân vật, bối cảnh. Sau khi đã phác thảo được hình ảnh sẽ xác định được góc quay chuẩn xác.
Pre-viz
Pre-viz là công đoạn thực hiện nhiệm vụ biến hình ảnh 2D thành các đoạn phim 3D giản thể. Từ đây, toàn bộ các thành viên trong ekip sản xuất và hậu kỳ sẽ có hướng nhìn chung. Nhờ có công đoạn Pre-viz mà đạo diễn, quay phim, diễn viên sẽ có định hướng chuẩn cho từng cảnh quay. Cụ thể là quay từ góc nào, tiêu chuẩn hình ảnh ánh sáng ra sao, tư thế và biểu cảm của diễn viên phải biểu đạt như thế nào,...
Sáng tạo các thành phần trong VFX - Asset Department
VFX làm nhiệm vụ sáng tạo các thành phần sẽ phụ trách thiết kế các bối cảnh có trong phim. Công việc Asset Department được thực hiện xuyên suốt cho đến hết hậu kỳ. Công việc này không phải làm một mình mà sẽ được hỗ trợ từ nhiều bộ phận khác để đảm bảo tạo nên khung hình sống động nhất.
Nghiên cứu và phát triển – R&D: Research and Development
Ở công đoạn R&D, nghiên cứu và phát triển, VFX Artist phải tạo ra các công cụ phù hợp với yêu cầu công việc. Công việc này yêu cầu cao về kiến thức tổng quát, khoa học và kinh nghiệm - kỹ năng xử lý vấn đề điện ảnh. Vì vậy để làm được ở vị trí nghiên cứu và phát triển không hề đơn giản.
Diễn hoạt – Animation
Khi đảm nhận công đoạn Animation, VFX Artist sẽ thực hiện công việc liên quan đến chuyển động của các vật thể có trong đoạn phim. Nói dễ hiểu hơn khi nhân vật di chuyển, nói, cười, nhíu mày,... đều cần đến Animation.
Matchmove
Bạn có thể hình dung matchmove như một app chụp ảnh trên smartphone. Bạn chỉ cần mở matchmove và chọn các dữ liệu đã có khi quay phim, sau đó gắn lên những đối tượng thành phần trong video có sẵn.
Mô phỏng – FX Simulation
Đây là vị trí VFX đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo, yếu tố kỹ thuật và khả năng quan sát thực tế. Phân đoạn này sẽ thực hiện mô phỏng lại những hiện tượng khó kiểm soát ở đời thực. Như: mưa, bão, lốc xoáy, sóng thần, động đất, vụ nổ bom nguyên tử,...
Ánh sáng – Lighting
Lighting là người làm ánh sáng. Người phụ trách ánh sáng sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế toàn bộ ánh sáng cho các cảnh quay giúp cho hình ảnh giống với mục đích của đạo diễn nhất. Khi nhận nhiệm vụ này bạn phải đảm bảo hiệu ứng ánh sáng luôn tốt nhất nhằm tạo ra những cảnh quay sống động, kích thích thị giác nhất.
Matte Paint
Nhiệm vụ của Matte Paint là tạo nên các bối cảnh, background cho các cảnh quay trong phim. Những VFX làm ở công đoạn này thường phải có khả năng hiểu bối cảnh và vẽ tay tốt.
Tách nhân vật khỏi nền – Rotoscoping
Mục đích của Rotoscoping là tách nhân vật ra khỏi phông nền để gắn nhân vật vào một phông nền khác. Hoặc tách nhân vật ra khỏi phông nền để chỉnh màu, làm mờ nhân vật hoặc thêm ánh sáng cho bối cảnh.
Compositing
Người thực hiện Compositing sẽ kết hợp một vật thể 3D không có thật vào thước phim có sẵn. Để có thể đảm nhận việc Composting bạn phải là người có khiếu thẩm mỹ và thành thạo việc sử dụng màu sắc, ánh sáng. Bạn sẽ có thêm lợi thế hơn khi bạn là người có khả năng nắm bắt tâm lý người xem.