Mô tả công việc
- Lên phương án và chi phí cho món mới
- Kiểm soát hiệu quả việc ra món được đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
- Xây dựng và áp dụng nội quy cho bộ phận bếp
- Đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, điều hành và kiểm soát hiệu quả công việc của bộ phận bếp
- Làm việc cùng thu mua lên kế hoạch mua NVL, CCDC cho bộ phận bếp
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Chịu trách nhiệm nguyên vật liệu đầu vào
- Quản lý vấn đề vệ sinh khu vực bếp
- Bảo quản thực phẩm
- Đào tạo và quản lý nhân sự bếp.
- Hỗ trợ bộ phận nhà hàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng và nhân viên về món ăn và NVL đầu vào
- Công việc cụ thể theo JD trao đổi khi phỏng vấn
- Quản lý và kiểm soát chất lượng món ăn phục vụ khách
- Bảo quản và quản lý CCDC cho bộ phận bếp
- Ca làm việc:
+ Ca liền: 13:00- 22:00
+ Ca gãy: 9:00- 13:00 & 17:00- 22:00
𝑸𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒍𝒐̛̣𝒊:
- Có thưởng đột suất theo năng lực. Làm tốt được chia vào đội nhóm chia doanh thu
- 30 phút nghỉ ngơi
- Đóng BHXH đầy đủ
- Tháng được off 4 ngày
- Các chế độ khác: hiếu, hỉ, thưởng lễ, tết, lương tháng 13,...
- Hỗ trợ cơm ca
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-30 21:10:03
Tọa lạc trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng,nhà hàng Hải sản Mỹ Hạnh là một trong những nhà hàng hải sản nổi tiếng ở Đà Nẵng
Nguồn hải sản Thượng hạng, tươi sống được chọn lọc khắc khe. Nhà hàng có hồ hải sản nuôi dưỡng hải sản sống cho thực khách tự chọn.Nhà hàng quan tâm đến ATTP đảm bảo sức hỏe người dùng. Nguyên liệu chế biến trực tiếp, không lạm dụng gia vị, chất bảo quản và màu thực phẩm.
Đội ngũ phục vụ tận tình thân thiện hy vọng sẽ mang đến cảm giác ấm áp gần gũi.
Nhà hàng hải sản MỸ HẠNH ĐÀ NẴNG có vị trí đặc biệt sát bờ biển Mỹ Khê, một trong những bãi biển được bình chọn là đẹp nhất thế giới. Với không gian rất rộng rãi và thoáng mát.
Nhà hàng hải sản MỸ HẠNH ĐÀ NẴNG là địa điểm lý tưởng để khách du lịch đến Đà Nẵng dừng chân gặp gỡ bạn bè, tiếp khách và thưởng thức món hải sản tươi ngon nhất.
Ngoài ra Nhà hàng cũng mong muốn góp phần truyền tải nét văn hóa thật thà, nhiệt tình, mến khách của người dân dân Đà Nẵng đến mọi du khách khi ghé đến Đà Nẵng, góp phần khẳng định Đà Nẵng là thành phố du lịch, xinh đẹp và đáng sống.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Đầu bếp là gì?
1. Đầu bếp là gì?
Đầu bếp, thường được gọi là "người chế biến thực phẩm" hoặc "đầu bếp chuyên nghiệp," là người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị và nấu các món ăn trong một nhà hàng hoặc nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực. Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về các kỹ thuật nấu nướng, khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn, cũng như khả năng quản lý thời gian và tài nguyên để đảm bảo rằng món ăn được phục vụ đúng thời điểm và chất lượng tốt nhất. Đầu bếp thường là trái tim của một nhà hàng, và sự tài năng của họ có thể quyết định sự thành công và uy tín của nơi đó trong ngành ẩm thực. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên dịch vụ F&B, Chuyên gia dinh dưỡng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Lương và những công việc của Đầu bếp
Mức lương của Đầu bếp
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Đầu bếp, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức Đầu bếp. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Đầu bếp theo số năm kinh nghiệm dao dộng từ 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng:
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh Đầu bếp |
2.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng |
1 – 2 năm |
Phụ bếp |
4.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Phó đầu bếp |
7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
Đầu bếp trưởng |
10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng |
Mô tả công việc của Đầu bếp
Đầu bếp (Chef) là người đứng đầu trong bếp của một nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở ẩm thực khác. Công việc của Đầu bếp là quản lý và điều hành mọi khía cạnh của hoạt động bếp để đảm bảo rằng các món ăn được chuẩn bị và phục vụ với chất lượng tốt nhất. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của một Đầu bếp:
Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn
Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệmkiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước cũng như sau khi kết ca. Công việc này còn giúp họ phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên. Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng. Quan trọng hơn cả, người làm nghề đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.
Bảo quản thiết bị và không gian bếp
Đầu bếp cũng chịu trách nhiệm bảo quản tốt các thiết bị nhà bếp như bếp lò, tủ lạnh, dao kéo… để đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả. Sau khi hoàn tất nấu nướng, việc vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp lại dụng cụ là cần thiết để duy trì môi trường bếp an toàn và gọn gàng. Các nguyên liệu chưa sử dụng hết sẽ được bảo quản đúng cách, giúp duy trì độ tươi và tránh lãng phí.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong nhà bếp. Đầu bếp phải thực hiện và giám sát quy trình vệ sinh chặt chẽ, bao gồm việc khử trùng bề mặt làm việc và dụng cụ nấu nướng, cũng như hướng dẫn nhân viên về tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này giúp tránh rủi ro về ngộ độc thực phẩm và đảm bảo rằng mọi món ăn đều an toàn cho khách hàng.
Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên
Trong một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc. Ngoài ra, bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi.
3. Đầu bếp dịch sang tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, “Chef” là từ được dùng để nói về đầu bếp. Định nghĩa cụ thể của “Chef” trong tiếng anh là: “a professional cook, typically the chief cook in a restaurant or hotel”. Nghĩa là: Người nấu ăn chuyên nghiệp làm trong các nhà hàng hoặc khách sạn.Hiểu một cách cụ thể hơn, người đầu bếp không chỉ nấu nướng mà còn đảm nhận những công việc như: lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên vật liệu,… và nhiều việc khác nữa.
Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai từ “Chef” và “Chief”. Tuy nhiên, để nói về người đầu bếp, “Chef” mới là từ đúng. Còn “Chief” có nghĩa là người đứng đầu một tổ chức. Hai từ này có cách viết khá giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn, nên bạn hãy cẩn thận khi sử dụng.
4. Nghề đầu bếp có từ khi nào?
Cho đến bây giờ vẫn chưa ai tìm được tài liệu ghi chép về lịch sử nghề đầu bếp có từ khi nào. Nhưng lịch sử lại ghi Coroebus of Elis, người dành giải nhất cuộc đua nước rút tại Olympic năm 776 trước công nguyên là một đầu bếp chuyên nghiệp. Như vậy, có thể thấy nghề đầu bếp xuất hiện từ khá lâu đời.
Khoảng thế kỷ IX - XV (thời trung cổ) ở miền Bắc nước Pháp, nghề đầu bếp là nghề nghiệp phổ biến trong cộng đồng và đầu bếp được thừa nhận là một người thợ có chuyên môn.
Ở Trung Quốc và thời nhà Minh (1368-1644), nghề nấu ăn (đầu bếp) rất được coi trọng, họ chế biến các món ăn phục vụ những người buôn bán, quan chức và địa chủ. Sự phát triển ẩm thực Trung Hoa ở triều đại nhà Minh là do sự xuất hiện của các giống cây trồng mới như ngô, khoai tây và ớt. Những nguyên liệu này đã giúp đầu bếp sáng tạo ra những món ăn mới, thậm chí nó còn được ghi chép thành những công thức nấu nướng.
5. Cơ hội của nghề đầu bếp
Nghề đầu bếp giúp bạn chăm sóc gia đình tốt hơn
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, vì thế học trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng lựa chọn món ăn cho bản thân và gia đình. Vì thế, lý do này chắc chắn bạn không thể bàn cãi bởi nếu bạn học nấu ăn chuyên nghiệp từ hệ Trung cấp trở lên bạn sẽ có kiến thức chuyên sâu về ẩm thực, cách thức lên thực đơn và chế biến các món ăn cùng sự kết hợp từng loại thực phẩm, gia vị tạo nên món ăn bổ dưỡng.
Chúng ta thường hay “nói nhỏ” với nhau ‘Con đường dễ nhất để chinh phục được trái tim một người đàn ông chính là phải thông qua cái dạ dày’, vì vậy muốn ‘cưa đổ’ được người đàn ông của bạn cũng như muốn gia đình vui vẻ, quây quần bên những bữa ăn hợp khẩu vị, hấp dẫn, bổ dưỡng và tăng thêm lửa ấm hạnh phúc gia đình thì nhất định bạn phải học nấu ăn.
Nghề đầu bếp – Nhu cầu cao, lương hấp dẫn
Với bất cứ bạn trẻ nào cũng vậy trước khi quyết định theo đuổi một ngành nghề nào đó thì vấn đề được quan tâm đầu tiên đó chính là thu nhập. Chẳng những vậy, với thị trường lao động đang bão hòa thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường với tấm bằng cử nhân đang thất nghiệp rất nhiều hay phải làm trái ngành trái nghề là một trong những vấn đề nan giải của xã hội hiện nay. Việc lựa chọn học nghề với thời gian ngắn, chi phí thấp là một cơ hội tuyệt vời với những bạn xác định rõ con đường nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội làm việc tại nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia hay Đài Loan với mức lương bình quân là 1200 – 1500 USD/tháng và tăng lương sau 3 – 6 tháng làm việc.
Có kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực
Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh lĩnh vực ẩm thực thì việc theo học một khóa đào tạo bài bản trung cấp hay cao đẳng nấu ăn bạn không chỉ được học cách chế biến món ăn mà qỏ đó bạn còn được học quản trị về chế biến món ăn thực sự điều này là vô cùng cần thiết, để có thể dễ dàng theo đuổi sự nghiệp nấu ăn chuyên nghiệp cũng như sinh lời từ mô hình kinh doanh ăn uống của chính bản thân mình.
Thể hiện tính cách và địa vị qua cách nấu ăn của bạn
Nấu ăn ngon đáp ứng được cả thị giá, vị giác lẫn cảm giác của thực khách là cả một nghệ thuật cũng như nghệ thuật hội họa, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật sống,… Muốn nấu ăn ngon ngoài năng khiếu thì cần cả sự đam mê, sáng tạo không ngừng để có thể tạo lên những món ăn ngon, độc đáo thu hút được nhiều thực khách.
6. Thách thức của nghề đầu bếp
Luôn đòi hỏi phải có sức khỏe và tinh thần tốt
Trở thành một đầu bếp sẽ yêu cầu bạn phải liên tục đứng và di chuyển không ngừng trong ít nhất 8 giờ làm việc. Bởi khối lượng công việc trong nhà bếp rất dày đặc, không chỉ phải đứng bếp để nấu nướng mà còn bao gồm cả việc dọn dẹp khu vực bếp, mang vác và bưng bê các vật dụng nặng như túi nguyên liệu hay nồi thức ăn lớn có thể lên đến chục ký. Bên cạnh đó, việc phải tiếp xúc với không khí có chứa nhiều khí dầu hóa lỏng, khỏi bếp và dầu ăn nóng, đặc biệt là với các món chiên rán trong nhiệt độ cao (trên 100 độ) sẽ làm sản sinh nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của các đầu bếp.
Bạn sẽ thường xuyên bị quát mắng
Công việc của một đầu bếp không hề đơn giản và nhẹ nhàng như bạn nghĩ. Không khí trong gian bếp luôn trong tình trạng căng thẳng vừa do sức nóng từ bếp và cũng do sức ép thời gian để phục vụ thực khách. Thao tác nhanh nhưng phải khéo léo, chế biến nhiều nhưng phải kịp thời gian,…Vậy nên những bạn mới làm sẽ rất dễ mắc lỗi và bị bếp trưởng quát mắng. Chuyện đó là rất bình thường và sẽ diễn ra như “cơm bữa”. Nếu chán nản, tủi thân hay có ý định buông xuôi thì chắn chắc, bạn sẽ chẳng bao giờ “leo” lên được vị trí cao hơn hiện tại.
Thời gian làm việc không bình thường
Nghề đầu bếp thường yêu cầu làm việc vào buổi tối, cuối tuần và các ngày lễ. Điều này có thể gây khó khăn trong việc cân nhắc giữa công việc và cuộc sống của cá nhân. Đồng thời, làm việc trong những ca làm việc dài và không có thời gian nghỉ ngơi giải trí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự cân bằng bằng cuộc sống của người đầu bếp.
Đòi hỏi kỹ năng chuyên môn
Nghề đầu bếp không chỉ đơn giản là nấu ăn. Mà người nấu ăn còn phải học hỏi kiến thức về nhiều lĩnh vực. Cụ thể như thực phẩm, kỹ thuật nấu nướng và quản lý nhà bếp. Để trở thành một đầu bếp giỏi, người ta cần phải bỏ ra nhiều thời gian. Bên cạnh đó, đầu bếp cần nỗ lực học hỏi và rèn luyện kỹ năng.
Đọc thêm: Việc làm của Thực tập sinh ẩm thực mới cập nhật
Đọc thêm: Việc làm phụ bếp tuyển dụng
Đọc thêm: Việc làm của Đầu bếp mới cập nhật
Đầu bếp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 179 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Đầu bếp
Tìm hiểu cách trở thành Đầu bếp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Đầu bếp?
Yêu cầu tuyển dụng của Đầu bếp
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Đầu bếp thường được xác định dựa trên hai tiêu chí quan trọng: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về nấu ăn: Đầu bếp cần phải có kiến thức về cách nấu ăn, bao gồm hiểu biết về các phương pháp nấu, xử lý thực phẩm, chế biến món ăn, và biết cách kết hợp các thành phần để tạo ra các món ăn ngon.
- Hiểu biết về thực phẩm: Đầu bếp cần phải có kiến thức về loại thực phẩm, nguồn gốc, chất lượng và cách bảo quản chúng. Họ cần biết cách lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon và phù hợp cho mỗi món ăn.
- Kiến thức về văn hóa ẩm thực: Đối với nhà hàng hoặc nhà bếp chuyên về ẩm thực đặc biệt, kiến thức về văn hóa ẩm thực của các quốc gia hoặc khu vực cụ thể có thể là một yêu cầu bổ sung.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng nấu ăn: Một trong những kỹ năng quan trọng và được yêu cầu đầu tiên chính là kỹ năng nấu ăn. Đầu bếp cần phải có kỹ năng nấu ăn cao cấp, bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, thời gian nấu, và sự kết hợp hương vị. Có như vậy thì họ mới có thể tạo ra các món ăn ngon phục vụ cho thực khách.
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Nhà bếp thường là môi trường có áp lực cao với thời gian giới hạn. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực để đảm bảo các món ăn được phục vụ đúng thời gian.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể xử lý nhiều món ăn cùng một lúc và đảm bảo chúng đều hoàn thành đúng lúc, Đầu bếp cần phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhà bếp, làm việc nhóm là quan trọng. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc cùng đồng nghiệp, đặc biệt là trong các nhà hàng và khách sạn lớn.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Đầu bếp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Đầu bếp và các ngành liên quan:
- Chuyên gia dinh dưỡng: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Thợ làm bánh: 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Đầu bếp thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Đầu bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Đầu bếp. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên dịch vụ F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên gia dinh dưỡng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thợ làm bánh đang tuyển dụng hiện nay