Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
-
Quản lý danh mục nợ:
- Theo dõi, quản lý và phân tích danh mục nợ của khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN) trong khu vực.
- Đánh giá tình hình tài chính, rủi ro tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng.
-
Xử lý nợ quá hạn:
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng kế hoạch thu hồi nợ.
- Trực tiếp đàm phán, làm việc với khách hàng để thu hồi nợ gốc và lãi theo các phương án được duyệt.
- Đề xuất các biện pháp xử lý nợ hiệu quả, bao gồm tái cấu trúc nợ, gia hạn, hoặc các biện pháp pháp lý.
-
Thẩm định và báo cáo:
- Thực hiện các báo cáo định kỳ về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và kết quả xử lý.
- Đánh giá chất lượng tín dụng, đưa ra khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
-
Tuân thủ quy định:
- Đảm bảo các hoạt động quản lý và xử lý nợ tuân thủ quy định pháp luật, chính sách của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước.
- Cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến xử lý nợ và các quy định nội bộ của ngân hàng.
-
Hỗ trợ hoạt động kinh doanh:
- Tư vấn, hướng dẫn các bộ phận kinh doanh trong việc xét duyệt tín dụng và kiểm soát rủi ro.
- Phối hợp với đội ngũ bán hàng để hỗ trợ khách hàng trong các tình huống đặc biệt, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
Yêu Cầu Công Việc
-
Trình độ:
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, hoặc các ngành liên quan.
-
Kinh nghiệm:
- Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, quản lý rủi ro, hoặc xử lý nợ tại các tổ chức tài chính/ngân hàng.
-
Kiến thức và kỹ năng:
- Hiểu biết sâu về quy trình tín dụng, quản lý nợ và các quy định pháp luật liên quan.
- Kỹ năng phân tích tài chính, đàm phán và xử lý tình huống tốt.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý tín dụng và tin học văn phòng.
-
Tố chất cá nhân:
- Trung thực, cẩn thận, có trách nhiệm cao trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
- Chịu được áp lực cao, sẵn sàng đi công tác trong khu vực Tây Nam Bộ.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 77/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/12/2016 và được phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 28/3/2017.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo luật bảo hiểm.
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động thể thao: Bóng đá do công ty tài trợ 1 tuần/ 1 lần.
- Tổ chức các bữa tiệc party, các sự kiện như: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10, Tổ chức tiệc sinh nhật theo quý cho các thành viên trong công ty,…
- Du lịch
- Team building
Lịch sử thành lập
Ngày 25/4/2023, SHBFinance được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính thức chuyển đổi từ Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Mission:
Cung cấp các giải pháp tài chính tiêu dùng thông minh,dễ tiếp cận cho mọi người dân Việt.
Review SHB Finance
Thời gian làm việc linh hoạt, 2 ngày hybrid/tuần (RV)
Lương thưởng ổn định, không có tình trạng layoff (IT)
Thời gian thoải mái, không gò bò giờ giấc, được ở nhà làm tuần 2 ngày. Mấy clb mở ra cũng được nhưng hơi ít
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên xử lý nợ là gì?
Nhân viên xử lý nợ là người có vai trò quản lý các thông tin khách hàng có khoản nợ xấu để đốc thúc hoàn trả lại tiền cho tổ chức, hoặc có những biện pháp xử lý khác nếu cần thiết, là những người tham gia đốc thúc đòi tiền khách hàng nợ và áp dụng pháp luật với những trường hợp khó thương lượng.
Mô tả công việc của Nhân viên xử lý nợ
Quản lý hồ sơ
Tiếp nhận thông tin/hồ sơ vay của các khách hàng đang có nợ xấu tại ngân hàng/ tổ chức tài chính để xử lý. Kiểm tra định kỳ, gian hạn nợ, đánh giá phân loại các khoản nợ, điều chỉnh lại các điều khoản trong hợp đồng theo các nguyên tắc vi phạm tại hợp đồng cũ của khách hàng.
Tìm kiếm và tư vấn khách hàng cần vay
Đa phần thời gian làm việc của Nhân viên xử lý nợ là phải tìm kiếm, khai thác các khách hàng có nhu cầu vay tiền hoặc vay vốn. Sau đó, họ sẽ chịu trách nhiệm việc giới thiệu những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng khách. Khi đã nắm bắt được mong muốn và yêu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm tín dụng của doanh nghiệp, thì chuyên viên tín dụng sẽ phải thuyết phục được khách hàng sử dụng những sản phẩm đó.
Thẩm định và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ
Sau khi xác định được khách hàng cần vay khoản gì và sử dụng dịch vụ nào thì Nhân viên xử lý nợ sẽ tiến hành việc thẩm định và hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục giấy tờ, hồ sơ vay. Đồng thời, chuyên viên tín dụng cần phải chịu trách nhiệm trong quá trình sàng lọc, không xử lý cấp khoản vay cho người không đáp ứng yêu cầu.
Theo dõi hiệu quả sử dụng tín dụng của khách hàng
Trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ và số vốn đã vay, Nhân viên xử lý nợ vẫn cần phải theo dõi, giám sát xem họ sử dụng có hiệu quả không, mục đích chính đáng hay không. Để tránh trường hợp khách hàng sử dụng nguồn vốn này vào mục đích bất chính, dễ xảy ra rủi ro với những khách hàng làm việc phi pháp.
Thực hiện công tác xử lý nợ
Thông qua việc tiếp nhận thông tin và quản lý hồ sơ, các Nhân viên xử lý nợ sẽ thực hiện quy trình tìm hiểu nguyên nhân xảy ra quá hạn của khoản nợ, từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết về hợp đồng và khoản vay. Đưa ra các kế hoạch thu hồi nợ cụ thể đối với các khoản vay theo các tiêu chuẩn về thu hồi, xử lý nợ của đơn vị, tổ chức.
Nhân viên xử lý nợ có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên xử lý nợ
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên xử lý nợ, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên xử lý nợ?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên xử lý nợ
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
- Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Nhân viên xử lý nợ pháp lý cần hiểu và áp dụng các quy định, luật pháp liên quan đến nợ nần và hợp đồng. Kiến thức về pháp luật về nợ nần, quyền và nghĩa vụ hợp đồng, quy trình tố tụng và quy định về bảo vệ người nợ là rất quan trọng trong việc xử lý nợ pháp lý. Kiến thức về pháp luật về nợ nần, quyền và nghĩa vụ hợp đồng, quy trình tố tụng và quy định về bảo vệ người nợ là rất quan trọng trong việc xử lý nợ pháp lý.
- Yêu cầu về kinh nghiệm
Tất nhiên, không phải nơi nào tuyển Nhân viên xử lý nợ cũng yêu cầu kinh nghiệm từ trước hoặc có quy định cụ thể cho vị trí công việc này. Thông thường, Nhân viên xử lý nợ nên có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên sẽ dễ được nhận hơn. Bên cạnh đó, phải cần hiểu biết rõ và có kiến thức chuyên sâu về quyền và nghĩa vụ hợp đồng, quy trình tố tụng. Đây là yêu cầu cơ bản và vô cùng cần thiết đối với một Nhân viên xử lý nợ.
Yêu cầu về kỹ năng
- Đọc và xử lý thông tin
Đọc và xử lý thông tin là kỹ năng quan trọng cần có đầu tiên của một người xử lý nợ. Trước những thông tin được cung cấp, chuyên viên phải hệ thống, nhìn nhận lại vấn đề trước khi tìm hiểu hay giao tiếp với khách hàng.
- Kỹ năng lập kế hoạch
Nhân viên xử lý nợ còn phải lên kế hoạch, vạch ra quy trình làm việc hợp lý dựa trên những phân tích đánh giá hồ sơ để có những bước đi chính xác và quyết đoán trong công việc. Vì thế, kỹ năng xử lý thông tin là yêu cầu tối thiểu đối với vị trí này để thực hiện tốt những bước tiếp theo trong quy trình xử lý nợ.
- Nắm bắt tâm lý tốt
Trong công việc và kinh doanh, khách hàng luôn là yếu tố cốt lõi tạo nên doanh thu, lợi nhuận. Vì thế, nhân viên cần tìm hiểu kỹ càng, nắm bắt thông tin chính xác và thể hiện mong muốn trợ giúp cho khách hàng bằng cách hiểu nhu cầu của họ. Để giải quyết tốt công việc xử lý nợ, chuyên viên không đơn thuần chỉ đốc thúc khách hàng nhanh chóng thanh toán khoản vay mà phải thấu hiểu, nắm bắt tâm lý tốt để tạo ra điều khác biệt trong việc xử lý nợ.
- Giao tiếp, đàm phán
Nếu khách hàng có khoản vay chưa trả, quên trả hoặc với lý do cá nhân nào đó mà chưa thanh toán cho ngân hàng, doanh nghiệp thì việc nhắc nhở lịch sự là một cách thức làm việc hiệu quả của chuyên viên xử lý nợ. Người làm vị trí này phải sử dụng kỹ năng giao tiếp để trao đổi, đàm phán với các khách hàng đang có nợ xấu, thuyết phục họ tiến hành tuân thủ điều khoản đã đề ra như trong thỏa thuận ban đầu.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên xử lý nợ
Lộ trình thăng tiến của nhân viên xử lý nợ có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh xử lý nợ
Mức lương: 2 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh xử lý nợ là những bạn trẻ đang trong quá trình học tập và làm việc tại các tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc các công ty cho vay. Công việc chính của họ là hỗ trợ các nhân viên chính thức trong việc quản lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn của khách hàng.
>> Đánh giá: Ở vị trí này thực tập sinh sẽ được trang bị kiến thức về cách quản lý và thu hồi các khoản nợ, giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình thu hồi nợ và các công cụ pháp lý liên quan. Và có thể học cách phân tích tình trạng tài chính của khách hàng và đánh giá khả năng thu hồi nợ. Vị trí này thường yêu cầu giao tiếp với khách hàng để thương thuyết và thu hồi nợ. Đây là cơ hội tuyệt vời để phát triển kỹ năng giao tiếp và đàm phán.
2. Nhân viên xử lý nợ
Mức lương: 6 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên xử lý nợ là người có nhiệm vụ quản lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn của khách hàng cho một tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc công ty cho vay. Họ là những người trực tiếp liên hệ với khách hàng để nhắc nhở, đàm phán và tìm ra giải pháp để khách hàng có thể trả hết nợ.
>> Đánh giá: Vị trí này sẽ được cung cấp kinh nghiệm quý giá trong việc quản lý và thu hồi nợ, cùng với kỹ năng đàm phán và giao tiếp hiệu quả. Có thể mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý nợ, phân tích tín dụng, hoặc các vai trò chiến lược trong tài chính. Cải thiện khả năng phân tích tình trạng tài chính của khách hàng và phát triển giải pháp phù hợp.
3. Trưởng nhóm thu hồi nợ
Mức lương: 10 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Trưởng nhóm thu hồi nợ là người đứng đầu một nhóm nhân viên có nhiệm vụ thu hồi các khoản nợ quá hạn của khách hàng cho một tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc công ty cho vay. Họ không chỉ trực tiếp tham gia vào việc thu hồi nợ mà còn có trách nhiệm quản lý, đào tạo và hướng dẫn đội ngũ nhân viên của mình để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
>> Đánh giá: Đóng vai trò quan trọng và đầy thách thức trong doanh nghiệp, yêu cầu sự lãnh đạo xuất sắc, kỹ năng quản lý đội ngũ, và khả năng phát triển chiến lược hiệu quả. Đây là một cơ hội tốt để nâng cao kỹ năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi khả năng xử lý áp lực và quản lý các tình huống khó khăn.
5 bước giúp Nhân viên xử lý nợ thăng tiến nhanh trong trong công việc
Cải Thiện Kỹ Năng Chuyên Môn
Tham gia các khóa đào tạo và hội thảo về xử lý nợ, quản lý tài chính, và các kỹ năng mềm như đàm phán và giải quyết vấn đề. Nắm bắt các quy định pháp lý mới liên quan đến thu hồi nợ để đảm bảo bạn luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và có thể tư vấn chính xác.
Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp và Đàm Phán
Học cách giao tiếp rõ ràng, thuyết phục và lắng nghe để hiểu đúng nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Rèn luyện khả năng đàm phán để có thể thương lượng các điều khoản thanh toán một cách hiệu quả và đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Đạt Kết Quả Xuất Sắc
Xác định các mục tiêu cá nhân và công việc rõ ràng, ví dụ như tỷ lệ thu hồi nợ, thời gian xử lý hồ sơ, và số lượng hồ sơ xử lý. Luôn theo dõi hiệu quả công việc của mình và tìm cách cải thiện quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả.
Xây Dựng Mối Quan Hệ và Mạng Lưới
Xây dựng mối quan hệ tốt với các phòng ban khác trong công ty, như phòng tài chính, phòng pháp lý và phòng khách hàng. Thiết lập mối quan hệ tích cực với khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.
Chủ Động và Đề Xuất Cải Tiến
Luôn chủ động tìm hiểu và học hỏi các phương pháp mới trong ngành và cách áp dụng chúng vào công việc. Đề xuất các cải tiến quy trình làm việc, công cụ hỗ trợ hoặc chính sách liên quan đến xử lý nợ để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên kiểm soát nội bộ đang tuyển dụng