102 việc làm
Công Ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam
Kỹ Sư Khung Gầm - Hết hạn
Clark Material Handling Việt Nam
8 - 10 triệu
Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam
Kỹ Sư Khung Gầm
Clark Material Handling Việt Nam
25 việc làm 4 lượt xem
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: 8 - 10 triệu
Chức vụ: Chuyên Viên- Nhân Viên
Ngày đăng tuyển: 09/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 30/11/2024
Hình thức: Toàn thời gian cố định
Kinh nghiệm: Trên 1 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hưng Yên

Mô tả công việc

Thiết kế và phát triển các bộ phận nội thất, ngoại thất của xe nâng.
Thiết kế và phân tích cấu trúc khung gầm xe nâng.

Yêu cầu công việc

Giao tiếp tiếng Anh tốt là một lợi thế
Tốt nghiệp kỹ thuật cơ khí hoặc tương đương
Ưu tiên có kinh nghiệm thiết kế, phân tích và phát triển Kết cấu
Ưu tiên hiểu biết về CAD (2D/3D, NX, UG,..)

Quyền lợi

Hưởng đầy đủ quyền lợi theo Luật Lao động Việt Nam hiện hành
Hưởng 100% lương khi thử việc
Thưởng lương tháng thứ 13
Ăn trưa miễn phí tại công ty
Đánh giá nâng lương hàng năm
Được tổ chức đi du lịch hàng năm
Có xe đưa đón từ nội thành tp Hải Dương
Được đóng BHXH

Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-09 21:30:03

Khu vực
Báo cáo

Công Ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam
Clark Material Handling Việt Nam Xem trang công ty
Quy mô:
100 - 200 nhân viên
Địa điểm:
Km 38 Quốc Lộ 5, X. Cẩm phúc, H. Cẩm Giàng,Hải Dương

Ngày 14/08/2018 Công ty Clark Material Handling Việt Nam được thành lập tại Cẩm Giàng, Hải Dương, Việt Nam đánh dấu bước khởi đầu mới cho sự phát triển không ngừng của tập đoàn.

Đến ngày 17/06/2019 dưới sức ép của thị trường, quy mô hiện tại đã không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và nước ngoài. Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập và xây dựng thêm nhà máy thứ 02 tại Bình Giang, Hải Dương, Việt Nam.

Và ngay lập tức đến ngày 05/11/2019 nhà máy thứ 03 của Clark Material Việt Nam cũng được thành lập tại Chí Linh, Hải Dương, Việt Nam theo chiến dịch mở rộng quy mô sản xuất đồng thời giảm bớt gánh nặng cho nhà máy 01 và nhà máy 02.

Công việc của Kỹ Sư Kết Cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. Công việc của kỹ sư kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và ổn định của các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư bê tông, Kỹ sư cầu nối cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.

Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư kết cấu

Đánh giá chi phí xây dựng

Chủ đầu tư luôn tìm kiếm những kỹ sư có kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn giỏi để giảm thiểu chi phí xây dựng và theo sát quá trình xây dựng kết cấu công trình. Kỹ sư kết cấu cần tìm kiếm, tính toán chi phí xây dựng phù hợp với quy mô xây dựng một cách tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuỳ thuộc vào quy mô công trình sẽ có mức chi phí khác nhau, việc tính giá sẽ giúp tối ưu chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

Đề xuất giải pháp hiệu quả về kết cấu

Kết cấu công trình cần được thiết kế một cách chi tiết, tỉ mỉ và chuẩn xác. Kỹ sư kết cấu thường là người tư vấn cho chủ đầu tư, người thi công,... để tạo ra sản phẩm công trình có kết cấu bền vững và an toàn. Bên cạnh đó, các công trình hoạt động dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của con người nên cần phải thiết kế kết cấu phù hợp, giúp các kỹ sư công trình xây dựng đúng với bản vẽ của kỹ sư thiết kế.

Đảm bảo an toàn về mặt công trình

Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết. Để an toàn cho con người, kỹ sư kết cấu cần thiết kế công trình có kết cấu vững chắc, chịu lực và tải trọng tốt.

Triển khai bản vẽ kết cấu vào thực tế

Các kỹ sư kết cấu là người hiểu rõ nhất về bản vẽ thiết kế nên họ sẽ trực tiếp triển khai và mô tả cho các kỹ sư công trình một cách cặn chi tiết. Đồng thời, trong suốt quá trình thi công, kỹ sư thiết kế cần theo sát công trình để đảm bảo việc triển khai xây dựng đúng với ý tưởng cũng như bản vẽ đã được đề ra trước đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư.

Kỹ Sư Kết Cấu có mức lương bao nhiêu?

169 - 247 triệu /năm
Tổng lương
156 - 228 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
13 - 19 triệu
/năm

Lương bổ sung

169 - 247 triệu

/năm
169 M
247 M
130 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ Sư Kết Cấu

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ Sư Kết Cấu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ Sư Kết Cấu
169 - 247 triệu/năm
Kỹ sư Xây dựng
138 - 205 triệu/năm
Giám sát Xây dựng
139 - 218 triệu/năm
Kỹ Sư Kết Cấu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
30%
2 - 4
30%
5 - 7
25%
8+
15%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Kết Cấu?

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư kết cấu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư kết cấu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức chuyên môn: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng kỹ sư kết cấu yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Tuy nhiên, làm việc trong ngành xây dựng thì văn bằng Thạc sĩ sẽ giúp kỹ sư có cơ hội thăng tiến cao.

  • Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật là thứ cực kỳ quan trọng để giúp các kỹ sư kết cấu khẳng định năng lực với các chủ đầu tư. Kỹ sư kết cấu phải hiểu về bản vẽ, biết đọc bản vẽ và sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế trên máy tính.

  • Kiến thức đọc hiểu bản vẽ: Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó. Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.

  • Kiến thức đảm bảo an toàn công trình: Đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc đối với Kỹ sư kết cấu nhằm bảo hộ lao động, nó không chỉ là trách nhiệm về mặt pháp lý mà còn là cam kết đạo đức giữa doanh nghiệp với người lao động. Điều này nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, tích cực giúp duy trì uy tín doanh nghiệp và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của kỹ sư kết cấu. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.

  • Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng: Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các kỹ sư kết cấu cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.

  • Kỹ năng phân tích: Giúp cho kỹ sư kết cấu phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế. 

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những sai sót hay các vấn đề phát sinh, vì thế kỹ sư kết cấu cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương án xử lý nhanh, hiệu quả cho những vấn đề mà mình đang gặp phải. 

Các yêu cầu khác 

  • Kinh nghiệm

Để có thể trở thành một kỹ sư kết cấu thành công thì bằng cấp và kiến thức, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư kết cấu phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm ở vị trí tương đương. Tóm lại, để trở thành Kỹ sư kết cấu, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.

  • Tham gia khóa học đào tạo Kỹ sư cao cấp

Nhằm hiểu được quy trình sử dụng  phần mềm SnagIt để chụp ảnh màn hình viết báo cáo thu hoạch hoặc báo lỗi kết cấu, biết đến các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quy định về nội dung của biên bản nghiệm thu chất lượng. Cơ sở pháp lý về nội dung của biên bản nghiệm thu

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu 

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Kỹ sư kết cấu

Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm

Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. 

>> Đánh giá: Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Do đó, bạn cần có năng lực chuyên môn tốt để có thể thăng tiến tốt nhất.

>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư kết cấu đang tuyển dụng

2. Kỹ sư xây dựng

Mức lương: 16 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm 

Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng. 

>> Đánh giá: Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư xây dựng hiện nay

3. Giám sát xây dựng

Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm

Giám sát xây dựng hay còn được gọi là giám sát công trình, giám sát thi công,... Đây là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.

>> Đánh giá: Công việc của Giám sát xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám sát xây dựng giỏi sẽ giúp phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án.

>> Xem thêm: Việc làm Giám sát xây dựng hiện tại

5 bước giúp Kỹ sư kết cấu thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn

Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến xây dựng, kết cấu.  Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ có uy tín như Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên và chỉ huy trưởng công trường. 

Tự tin vào chính mình

Khi đề xuất thăng tiến, bạn cần bộc lộ sự tự tin của mình để cấp trên thấy rằng bạn hoàn toàn xứng đáng với phần thưởng đó. Phong thái tự tin cũng là một yếu tố quan trọng khi sếp cân nhắc bạn lên một vị trí cao hơn, đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo nhiều hơn. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao bạn có thể tin vào cộng sự của mình? Và làm sao bạn toát ra đủ phong thái để dẫn dắt họ?

Hoàn thành tốt công việc hằng ngày

Khi nghĩ đến thăng tiến trong công việc, đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao. Hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Trong hầu hết mọi trường hợp, đầu tiên các cấp lãnh đạo sẽ nhìn vào hiệu quả trong công việc thường nhật của một người để xem xét liệu họ có xứng đáng được thăng tiến hay không.

Cải thiện điểm yếu của bản thân

Biến điểm yếu của bản thanh thành điểm mạnh. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không chấp nhận rằng khả năng của mình không hoàn hảo và sau đó lập một kế hoạch cụ thể để cải thiện. Nếu như bạn có thể rèn luyện một cách cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình, bạn không chỉ làm gương cho các kỹ sư khác mà còn đang cải thiện bản thân.

Không ngừng trau dồi kỹ năng mềm

Một người tài giỏi sẽ luôn biết rõ điểm thiếu sót của mình. Nếu các kỹ năng vốn có của bạn không được sử dụng thường xuyên thì cũng sẽ trở nên “mai một”. Chính vì thế,  đừng “Ngủ quên trên chiến thắng” và hãy luôn mài giũa để những kỹ năng quan trọng trong công việc luôn là điểm mạnh của bạn. 

Đọc thêm: 

Việc làm của Kỹ sư cầu nối mới cập nhật

Việc làm của Kỹ sư bê tông tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp