Phúc lợi
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
Mô tả Công việc
TÓM TẮT CÔNG VIỆC:
- Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa thiết bị phục vụ cho sản xuất và các phương tiện vận chuyển trong Nhà máy.
- Thực hiện công việc khác theo sự phân công của Tổ trưởng Cơ điện.
NHIỆM VỤ CHÍNH:
- Thực hiện công tác bảo trì MMTB trong toàn NM
- Thực hiện công tác sửa chữa MMTB động lực trong toàn NM
- Thực hiện sửa chữa lớn MMTB theo kế hoạch đã đăng ký
- Thực hiện công tác hiệu chuẩn các thiết bị đo lường
- Tuân thủ ATLĐ, PCCC, BVMT, nội quy quy định của NM
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của các hệ thống quản lý đang áp dụng tại nhà máy đối với công việc của mình
- Cải tiến quy trình thực hiện công việc, cải tiến thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất công việc, hiệu suất sử dụng thiết bị
Yêu Cầu Công Việc
HỌC VẤN VÀ CHUYÊN NGÀNH
- Tốt nghiện đại học chuyên ngành Cơ Khí, Cơ điện tử, Điện, Điện tự động hóa hoặc các ngành kỹ thuật có liên quan
KINH NGHIỆM
- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ Khí, Cơ điện tử, Điện, Điện tự động hóa ít nhất 01 năm
KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN & CÁC KỸ NĂNG
- Có kiến thức về thiết bị thực phẩm
- Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.
- Kỹ năng sắp xếp công việc tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm
CÁC YÊU CẦU KHÁC
- Đọc hiểu các bản vẽ chế tạo, sơ đồ điện - điều khiển, P&ID toàn bộ thiết bị trong NM
- Đọc, hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành
- Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm ACAD, Word, Excel, Powerpoint
- Thiết kế được mạch điện, chi tiết cơ bản
- Cẩn thận, trung thực, nhiệt tình
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty sữa Vinamilk - tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa, các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan về sữa tại Việt Nam. Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Đóng bảo hiểm sức khỏe cho 100% nhân viên cũng như người thân của cán bộ thuộc cấp quản lý trong công ty.
- Bảo hiểm tư nhân cao cấp với chiết khấu cho các thành viên trong gia đình.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch, teambuilding 2 lần/năm nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các phòng ban, các cấp.
- Các hoạt động thể thao, văn nghệ, khiêu vũ và dã ngoại … tổ chức thường xuyên giúp bạn có những khoảnh khắc vui vẻ và bổ ích
- Các hoạt động nội bộ, câu lạc bộ thể thao, xã hội, gym, yoga, bơi lội…
Lịch sử thành lập
- Ngày 1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
- Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
- Năm 2000, Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
- Năm 2001, Vinamilk cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới; Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm; Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
- Năm 2016, Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới
- Năm 2017, trở thành một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới và là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với doanh thu và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD
- Năm 2021, Ra mắt hệ thống trang trại Green Farm và sản phẩm cao cấp sữa tươi Vinamilk Green Farm thơm ngon, thuần khiết.
Mission
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Review VinaMilk
Công ty già, tư duy lạc hậu không biết tận dụng, trân trọng lớp trẻ
Không tái ký hợp đồng cũng không thông báo cho nhân viên
Công ty tệ nhất trong các loại công ty, nhất khối cửa hàng bán lẻ
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Cơ Điện là gì?
Nhân viên cơ điện là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư cơ điện, Kỹ thuật Nhiệt cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Nhân viên cơ điện
Bảo trì hệ thống điện
Một trong những công việc chính của Nhân viên cơ điện là bảo trì toàn bộ hệ thống máy móc dây chuyền nhà máy và máy móc phụ trợ sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo thiết bị ổn định, an toàn. Sửa chữa hệ thống điện, điện điều khiển, hệ thống điện chiếu sáng máy và móc trang thiết bị trong toàn nhà máy khi có yêu cầu từ bộ phận sản xuất.
Sửa chữa thiết bị điện
Bên cạnh đó, Nhân viên viên cơ điện cũng tiến hành cài đặt, bảo trì và sửa chữa máy móc tự động cùng hệ thống cơ khí điều khiển bằng máy tính trong môi trường công nghiệp. Loại công việc này đòi hỏi kiến thức và đào tạo về ứng dụng quang tử. Họ phải biết cách tạo, kiểm soát và phát hiện sóng ánh sáng để các quy trình tự động diễn ra chính xác theo thiết kế của các kỹ sư.
Phân tích, thu thập kết quả
Họ cũng phân tích, ghi lại kết quả kiểm tra và chuẩn bị tài liệu bằng văn bản để mô tả quá trình đã thực hiện cũng như kết quả cuối cùng. Kịp thời điều chỉnh, báo cáo những vấn đề khác biệt giữa sản phẩm mẫu và sản phẩm sản xuất hàng loạt.
Kiểm tra hệ thống điện
Ngoài ra, họ có thể phụ trách kiểm tra, vận hành hoặc bảo trì các thiết bị robot tại nơi làm việc. Thiết bị có thể bao gồm tàu ngầm không người lái, máy bay hoặc các loại thiết bị tương tự cho các mục đích sử dụng bao gồm khoan dầu, thăm dò đại dương sâu hoặc loại bỏ chất thải nguy hại.
Nhân Viên Cơ Điện có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
94 - 137 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Cơ Điện
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Cơ Điện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Cơ Điện?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên cơ điện
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Nhân viên cơ điện cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Vị trí Nhân viên cơ điện không yêu cầu quá cao về trình độ và bằng cấp. Thông thường để được nhận vào vị trí này, ứng viên cần tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành điện, cơ khí, hoặc các ngành kỹ thuật liên quan. Ứng viên có chứng chỉ hoặc bằng cấp liên quan đến điện, cơ khí, hoặc tự động hóa là một lợi thế.
-
Kiến thức vững về cơ sở điện và cơ khí: Nhân viên cơ điện cần phải có một loạt kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần có kiến thức vững về cơ sở điện và cơ khí để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện và máy móc. Điều này bao gồm hiểu biết sâu rộng về các loại máy biến áp, máy phát điện, hệ thống điện dự phòng, hệ thống chiếu sáng và các thể loại máy móc liên quan.
-
Kiến thức sửa chữa và bảo trì thiết bị điện và máy móc: Có khả năng sửa chữa và bảo trì các thiết bị điện và máy móc phức tạp. Điều này bao gồm việc xử lý các sự cố kỹ thuật, đo lường và chuẩn đoán sự cố một cách hiệu quả, cũng như thực hiện các biện pháp khắc phục.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật và tài liệu kỹ thuật: Đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật và tài liệu kỹ thuật là một kỹ năng quan trọng khác của nhân viên bảo trì cơ điện. Việc này giúp họ áp dụng thông tin từ các tài liệu này để thực hiện công việc bảo trì và sửa chữa một cách chính xác và hiệu quả.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Nhân viên cơ điện thường cần phải làm việc cùng với các đồng nghiệp, quản lý và khách hàng, do đó khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc trong môi trường đa văn hóa là rất cần thiết. Điều này khác với các định kiến thông thường rằng nhân viên kỹ thuật không cần kỹ năng mềm tốt.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi gặp phải vấn đề, nhân viên cơ điện cần có khả năng xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo hoạt động ổn định của các hệ thống điện và máy móc.
-
Kỹ năng cơ khí: Kỹ thuật viên cơ điện áp dụng lý thuyết và hướng dẫn của các kỹ sư bằng cách tạo hoặc chế tạo các linh kiện mới cho máy móc và thiết bị công nghiệp. Cũng giống với nhân viên kỹ thuật bảo trì Nhân Viên Cơ Điện họ phải có kinh nghiệm trong việc vận hành, sửa chữa máy móc, bao gồm máy khoan, máy mài và máy tiện.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Có doanh nghiệp không đòi hỏi ứng viên Nhân viên cơ điện phải có kinh nghiệm làm việc. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên cho những bạn có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc.
-
Sự chăm chỉ, tận tâm với nghề: Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu nhất định về năng lực và phẩm chất cá nhân. Với nghề Nhân viên cơ điện thì sự chăm chỉ và tận tâm được xem là yếu tố then chốt giúp bạn sáng tạo và làm ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên cơ điện
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên cơ điện có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Thực tập sinh hệ thống điện
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh hệ thống điện là một người làm về hệ thống đường dây điện dân dụng, trong các tòa nhà, các đường dây truyền tải điện, máy móc văn phòng và các thiết bị điện liên quan. Người thực tập sinh hệ thống điện có thể lắp đặt các bộ phận thiết bị điện, hệ thống điện mới hoặc bảo dưỡng điện và cơ sở hạ tầng điện hiện.
>> Đánh giá: Lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật không ngừng phát triển. Thêm vào đó là nhu cầu tuyển dụng Thực tập sinh hệ thống điện trong thực tế cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, cơ hội việc làm Thực tập sinh hệ thống điện ở hiện tại và cả trong tương lai đều rất rộng mở. Chính vì thế, nếu bạn mong muốn trở thành Nhân viên cơ điện, bạn phải xác định thật kỹ càng về sở thích, mục tiêu nghề nghiệp và lộ trình phát triển công việc của mình.
Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh hệ thống điện tuyển dụng
2. Nhân viên cơ điện
Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân Viên Cơ Điện là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định.
>> Đánh giá: So với các ngành nghề khác thì ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn hẳn. Lý do là vì ngành nghề này chú trọng vào tính ứng dụng cao. Vì vậy cơ hội việc làm cho Nhân viên cơ điện luôn rất dồi dào và không ngừng phát triển. Những bạn đang theo học ngành này cũng có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn chỉ cần nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì những vị trí việc làm tốt chắc chắn nằm trong tầm tay.
Xem thêm: Việc làm Nhân viên cơ điện cho người mới
3. Kỹ sư thiết kế điện
Mức lương: 12 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Kỹ sư Thiết kế điện là một công việc quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Người làm nghề này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống điện và điện tử cho các công trình, dự án công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng và nhiều ứng dụng khác.
>> Đánh giá: Kỹ sư thiết kế điện thường bị coi là một công việc có lương cao, nhiều cơ hội phát triển nhưng khá nguy hiểm vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn của bản thân và những người xung quanh. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Kỹ sư thiết kế điện vẫn luôn là một công việc hấp dẫn, "kén người" và chỉ chấp nhận những người tài năng, xuất sắc.
>> Xem thêm: Việc làm của Kỹ sư thiết kế điện mới cập nhật
4. Quản lý cơ điện
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 9 năm
Quản lý cơ điện (Electromechanical manager) là một trong số vị trí lãnh đạo quan trọng trong công ty. Họ là người giám sát, quản lý các công việc của nhân viên và kỹ sư cơ điện nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng thi công. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng để có thể đảm nhiệm được vị trí này thì cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng kỹ năng quản lý tốt.
>> Đánh giá: Công việc của Quản lý cơ điện đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Quản lý cơ điện giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng quản lý hệ thống điện.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cơ điện hiện tại
5 bước giúp Nhân viên cơ điện thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao bằng cấp, chứng chỉ
Bạn cần có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật điện để mở ra cơ hội trở thành kỹ sư điện, Am hiểu kiến thức về hệ thống mạch điện, có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện và thiết bị điện. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc lấy bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ nâng cao khác để có thêm lợi thế trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Không trì hoãn, hãy bắt tay vào hành động
Cuộc sống sẽ không thưởng cho những gì bạn muốn làm mà chỉ thưởng cho những gì bạn làm. Nên đừng lãng phí thời gian và sức lực vào việc do dự và lo lắng. Hãy học cách nâng cao khả năng thực thi của mình và làm mọi việc trước tiên, chỉ cần bạn đi trên đường, bạn sẽ ngày càng tiến gần đến đích. Mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, bạn nên động viên bản thân một cách hợp lý để kích thích sự nhiệt tình hành động.
Học hỏi tích lũy kinh nghiệm
Luôn trong tâm thế sẵn sàng học tập, bạn có thể học từ thầy cô, sách báo hay đồng nghiệp của mình. Đôi khi những kiến thức bạn học từ họ, ngay cả trong sách báo hay thầy cô cũng không có. Bởi họ là những người đi trước, từng trải nên kiến thức của họ sẽ đa dạng, phong phú, đúng với chuyên ngành đang làm.
Biết lắng nghe và có ý chí cầu tiến
Nếu muốn thăng tiến nhanh trong ngành điện thì bạn vừa phải có tài, có tâm, có đức. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết khiêm nhường và lắng nghe mọi người nói. Biết nhìn nhận lỗi sai, không bảo thủ, không khoác lác thì sẽ được tôn trọng, được yêu mến. Đặc biệt, luôn tập trung và lưu tâm lời nhận xét của người khác để biết cách phát triển bản thân, nâng cao giá trị của mình.
Đầu tư phát triển bản thân
Mỗi người trong chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu. Điều quan trọng nhất để tạo sự khác biệt so với những cá nhân khác là biết cách tận dụng điểm mạnh và phát huy năng lực. Giữ những thói quen tốt như đọc sách, giao lưu, tập thể dục cũng là một cách phát triển bản thân. Đồng thời, hãy thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế và không ngừng cải thiện chúng một cách toàn diện.
Đọc thêm: