Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 06/2020/TT- BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Quyết định số 2028/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Đồng Tháp;
Căn cứ Quyết định số 668/QĐ-UBND-HC ngày 26/6/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, danh mục vị trí việc làm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
Căn cứ Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 12/10/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại hội trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xây dựng Kế hoạch tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển tại Sở GDĐT năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển tại Sở GDĐT nhằm tuyển chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm cần tuyển, để bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của Sở GDĐT.
2. Tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển tại Sở GDĐT phải được thực hiện đúng theo quy định hiện hành, phù hợp với cơ cấu vị trí việc làm và nằm trong số chỉ tiêu biên chế được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao.
II. ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN
– Viên chức đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh, hưởng lương ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
– Viên chức đang công tác tại đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố trong tỉnh, hưởng lương ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN
Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, Sở GDĐT tiếp nhận viên chức vào làm công chức thuộc đối tượng tại Mục II nêu trên nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định là viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH TIẾP NHẬN VÀO CÔNG CHỨC
1. Tình hình quản lý, sử dụng biên chế công chức
– Tổng số biên chế công chức được giao năm 2024: 53 biên chế.
– Biên chế đã sử dụng: 50 biên chế (đến ngày 01/7/2024 còn 49 biên chế, do 01 chuyên viên Phòng Quản lý chất lượng nghỉ hưu).
– Biên chế chưa sử dụng: 03 biên chế.
2. Nhu cầu tiếp nhận vào công chức
Căn cứ vị trí việc làm, thực tế nhiệm vụ công việc được giao, Sở GDĐT cần tiếp nhận 03 (ba) viên chức vào làm công chức, bố trí tại Phòng Quản lý chất lượng và Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học Sở GDĐT, cụ thể như sau:
a) Vị trí việc làm chuyên viên về quản lý thi và văn bằng, chứng chỉ, ngạch chuyên viên – mã số 01.003 (bố trí tại Phòng Quản lý chất lượng, để thay thế 01 chuyên viên nghỉ hưu kể từ ngày 01/7/2024):
– Chỉ tiêu tiếp nhận: 01;
– Yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên tiếp nhận chuyên ngành công nghệ thông tin.
b) Vị trí việc làm chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục mầm non, ngạch chuyên viên – mã số 01.003 (bố trí tại Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học):
– Chỉ tiêu tiếp nhận: 01;
– Yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên tiếp nhận chuyên ngành giáo dục mầm non.
c) Vị trí việc làm chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục tiểu học, ngạch chuyên viên – mã số 01.003 (bố trí tại Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học):
– Chỉ tiêu tiếp nhận: 01;
– Yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên tiếp nhận chuyên ngành giáo dục tiểu học.
V. HỒ SƠ CỦA VIÊN CHỨC ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN VÀO LÀM CÔNG CHỨC
1. Sơ yếu lý lịch công chức, viên chức (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
2. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
4. Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
5. Thời gian nộp hồ sơ: chậm nhất 31/3/2024.
VI. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, SÁT HẠCH TIẾP NHẬN VÀO CÔNG CHỨC
1. Hình thức: Xét tuyển.
2. Nội dung
Nội dung xét tuyển tiếp nhận vào công chức được thực hiện theo quy trình sau:
a) Vòng 1
Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b) Vòng 2
– Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
– Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn). Nội dung phỏng vấn gồm 02 (hai) câu hỏi với nội dung:
+ Về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về công chức, công vụ;
+ Về kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu vị trí việc làm của người được đề nghị tiếp nhận.
– Thang điểm: 100 điểm.
VII. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐẠT KẾT QUẢ TIẾP NHẬN VIÊN CHỨC VÀO LÀM CÔNG CHỨC
Người đạt kết quả tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển phải có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên trong tổng số điểm của nội dung 2 câu hỏi.
VIII. THÔNG BÁO KẾT QUẢ
Thực hiện thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch và thực hiện quy trình tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển sau khi có kết quả của Hội đồng kiểm tra, sát hạch Sở GDĐT.
IX. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN
Thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Tổ chức cán bộ Sở
Chủ trì, tham mưu cho Giám đốc Sở GDĐT tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch này.
2. Phòng Quản lý chất lượng và Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học Sở
Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ trong việc chọn lựa nội dung câu hỏi phỏng vấn, tham dự hoặc tham mưu đề xuất người tham gia phỏng vấn, báo cáo kết quả phỏng vấn.
3. Tổ chức xét tuyển
Sở GDĐT sẽ tổ chức xét tuyển ngay khi có hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau.
Địa điểm phỏng vấn xét tuyển: Tại trụ sở làm việc của Sở GDĐT (số 6, đường Võ Trường Toản, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Trên đây là Kế hoạch tiếp nhận viên chức vào làm công chức không qua thi tuyển của Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2024./.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
-
Địa điểm: Số 6 Võ Trường Toản, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
-
Điện thoại: 0277.3851025 - Fax: 0277.3853018
-
Email: [email protected]
-
Website: http://dongthap.edu.vn
-
Giám đốc: bà Nguyễn Thúy Hà
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý giáo dục là gì?
Chuyên viên quản lý giáo dục (Education Manager) là người có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục hoặc tổ chức liên quan. Công việc của chuyên viên quản lý giáo dục bao gồm việc lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các chương trình và dự án giáo dục. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đề ra.
Mô tả công việc của Chuyên viên quản lý giáo dục
Các chuyên viên quản lý giáo dục thường phải làm việc với các giáo viên, học sinh, phụ huynh và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng môi trường giáo dục hoạt động hiệu quả. Họ tham gia vào việc phát triển chính sách giáo dục, quản lý nguồn lực và ngân sách, và giám sát các vấn đề liên quan đến hành vi học sinh và quản lý lớp học. Các nhiệm vụ chính của một Chuyên viên quản lý giáo dục là:
Phát triển và quản lý chương trình giáo dục
Chuyên viên quản lý giáo dục chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và triển khai các chương trình giáo dục, khóa học, và các hoạt động đào tạo. Họ nghiên cứu và phân tích nhu cầu giáo dục của học sinh, sinh viên hoặc các đối tượng khác để xây dựng các chương trình học phù hợp. Công việc này bao gồm việc lựa chọn tài liệu giảng dạy, thiết lập mục tiêu học tập và đánh giá hiệu quả của các chương trình nhằm đảm bảo chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo dục và nhu cầu của người học.
Quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục
Chuyên viên quản lý giáo dục thực hiện các hoạt động đánh giá và giám sát chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Họ thiết lập và duy trì hệ thống đánh giá hiệu suất của giáo viên, học sinh và các chương trình học. Công việc này bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu đánh giá, thực hiện các khảo sát chất lượng, và tổ chức các cuộc họp phản hồi để cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Họ cũng sẽ đề xuất các biện pháp cải tiến và điều chỉnh chương trình nếu cần thiết.
Quản lý ngân sách và tài nguyên giáo dục
Chuyên viên quản lý giáo dục quản lý ngân sách và phân bổ tài nguyên cho các hoạt động giáo dục và chương trình đào tạo. Họ lập kế hoạch và theo dõi chi phí, đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị, và tài liệu giáo dục được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Công việc này yêu cầu họ phải phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch ngân sách, quản lý tài chính và thực hiện các báo cáo tài chính liên quan đến các hoạt động giáo dục.
Quản lý giáo dục có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
260 - 390 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý giáo dục
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý giáo dục, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý giáo dục?
Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên quản lý giáo dục
Ứng viên vị trí Chuyên viên quản lý giáo dục cần có trình độ chuyên môn vững chắc, tập trung vào học sinh và luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất trong giáo dục. Một số yêu cầu cụ thể là:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Yêu cầu nhân viên có có chứng chỉ nghiệp vụ công tác giáo vụ trường học, bồi dưỡng chuyên môn và bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ ở trường phổ thông) trở lên.
- Yêu cầu có chứng chỉ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Yêu cầu có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01 được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Yêu cầu về kỹ năng
- Thành thạo Microsoft Word, Excel, PowerPoint trong công việc.
- Tự tin, nhanh nhẹn, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp với mọi người tốt.
- Có kỹ năng theo dõi, quản lý và hỗ trợ học sinh;
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình giáo dục có hiệu quả cao cho nhà trường
- Khả năng đa nhiệm, sắp xếp công việc một cách khoa học.
- Khả năng tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng phối hợp tổ chức kỳ kiểm tra của nhà trường.
- Có tinh thần chủ động và trách nhiệm cao trong công việc.
- Có năng lực quản lý hồ sơ học sinh của nhà trường;
- Bên cạnh đó, nhân viên giáo vụ cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định đối với vị trí giáo vụ.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên quản lý giáo dục
Mức lương trung bình của chuyên viên quản lý giáo dục các ngành liên quan
- Quản lý giáo dục 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
- Giảng viên ngành quản lý giáo dục 15.000.000 - 40.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
Dưới đây là chi tiết về lộ trình thăng tiến của chuyên viên quản lý giáo dục
1. Nhân viên quản lý giáo dục
Mức lương: 10 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 3 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Nhân viên quản lý giáo dục. Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ trong ngành Giáo dục. Nhân viên quản lý giáo dục sẽ có vai trò thực hiện các nhiệm vụ thực hiện và hỗ trợ các hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục.
>> Đánh giá: Mỗi ngày làm việc đối với một Nhân viên quản lý giáo dục là một ngày học thêm được nhiều điều mới. Đặc biệt, có rất nhiều Nhân viên quản lý giáo dục thường xuyên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, các cuộc hội thảo online,... để đi sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của mình. Như vậy, các hoạt động này đối với công việc của Nhân viên quản lý giáo dục là vô cùng hữu ích.
2. Chuyên viên quản lý giáo dục
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3-4 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Chuyên viên quản lý giáo dục. Bạn sẽ đảm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nâng cao hơn, bao gồm quản lý các chương trình học, đánh giá học phần, và tham gia vào việc phát triển các chính sách giáo dục. Vị trí này đòi hỏi kỹ năng quản lý chuyên sâu hơn.
>> Đánh giá: Nghề Chuyên viên quản lý giáo dục dễ thăng tiến. Nếu có năng lực, bạn có thể được cất nhắc dù chỉ đi làm trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nhiều Chuyên viên quản lý giáo dục kinh nghiệm còn nói rằng họ tìm được cơ hội mới ở công ty một cách nhanh chóng.
3. Quản lý giáo dục cấp khu vực
Mức lương: 30 - 40 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý giáo dục cấp khu vực, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của bạn sẽ lớn hơn đối với việc đảm nhận các trách nhiệm lãnh đạo trong bộ phận giáo vụ, giám sát việc triển khai các chính sách và quy trình giáo dục, cung cấp hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên thấp hơn và tham gia vào việc quản lý các hoạt động và tài nguyên của một hoặc nhiều cơ sở giáo dục.
>> Đánh giá: Không thể phủ nhận, môi trường làm việc và các đặc thù công việc của nghề Quản lý giáo dục cấp khu vực yêu cầu bạn phải giao tiếp, tương tác và xây dựng mối quan hệ thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn tiếp tục phát triển con đường sự nghiệp của mình. Quản lý giáo dục cấp khu vực thường xuyên làm việc với những người có cùng đam mê, với các cá nhân xuất sắc và có trình độ chuyên môn, có kỹ năng thành thạo. Đây cũng chính là cơ hội để mở rộng và củng cố mạng lưới quan hệ, làm hậu thuẫn vững chắc cho con đường thăng tiến sau này của bạn.
4. Quản lý giáo dục cấp trung ương
Mức lương: 40 - 60 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 9 năm
Đây là vị trí cao cấp mà bất kì bạn Chuyên viên quản lý giáo dục nào cũng muốn hướng đến. Quản lý giáo dục cấp trung ương là người định hình chính sách giáo dục, quản lý tài nguyên ngân sách lớn, và tham gia vào việc định hình hướng phát triển giáo dục quốc gia.