Căn cứ Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT- BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày
02/02/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh quản lý;
Căn cứ Quyết định số 4989/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao số lượng lao động hợp đồng làm giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm 2024 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 106/SNV-CCVC ngày 11/01/2024 và Công văn số 335/SNV-CCVC ngày 21/02/2024 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động làm giáo viên mầm non và phổ thông công lập theo Nghị định số 111/2022/ NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên các đơn vị trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT được hỗ trợ kinh phí tại các trường THPT, THCS&THPT trực thuộc Sở theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên theo số lượng UBND tỉnh giao, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các đơn vị trực thuộc Sở.
2. Yêu cầu
– Việc xét tuyển hợp đồng giáo viên phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu cụ thể được giao đảm bảo về số lượng, chất lượng, điều kiện và tiêu chuẩn nghiệp vụ của vị trí việc làm.
– Việc xét tuyển phải thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng các quy định hiện hành của Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính công bằng, bình đẳng; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng đội ngũ các trường THPT, THCS&THPT
– Tổng số lớp: 2.552; trong đó THPT là 2.469 và THCS là 83.
– Biên chế được UBND tỉnh giao năm 2024: 5.750; trong đó THPT là 5.605 và THCS là 145.
– Biên chế hiện có: 5.433; trong đó: THPT là 5.324 và THCS là 109.
– Nhu cầu số lượng người làm việc theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT: 6.613; trong đó: THPT là 6.455 và THCS là 158.
– Số lượng người làm việc còn thiếu so với nhu cầu: 1.180 người.
2. Chỉ tiêu và số lượng xét tuyển
2.1. Chỉ tiêu
Tổng số: 306 chỉ tiêu.
2.2. Số lượng xét tuyển
Xét tuyển 306 chỉ tiêu, gồm:
Ngữ văn 43, Lịch sử 37, Địa lý 31, Giáo dục KT&PL 22, Tiếng Anh 42, Toán 38, Tin học 5, Vật lý 7, Kỹ thuật Công nghiệp 01, Kỹ thuật Nông nghiệp 04, Sinh học 04, Hóa học 02, Thể dục 31, Quốc phòng 11, Âm nhạc 18, Mỹ thuật 10.
(Chỉ tiêu từng môn ở mỗi đơn vị theo Phụ lục 01 gửi kèm)
3. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển
Cá nhân tham gia đăng ký xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
c) Có đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; đ) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
e) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
g) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ đào tạo của giáo viên THPT theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-
BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Cụ thể về trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc theo Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/01/2022 của Bộ GD&ĐT.
4. Thành phần, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
4.1. Thành phần hồ sơ
Mỗi người đăng ký tham gia dự tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên nộp 1 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ như sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển áp dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ;
b) Bản sao văn bằng, bảng điểm toàn khoá, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
c) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
d) Minh chứng kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác (đối với giáo viên đã nghỉ hưu).
đ) Các hợp đồng lao động làm giáo viên; Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm; Xác nhận của hiệu trưởng về hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao (đối với giáo viên hợp đồng).
4.2. Thời hạn nộp hồ sơ
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo xét tuyển công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.3. Địa điểm nộp hồ sơ
Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT (số 02 Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá).
* Lưu ý: Mỗi người chỉ được nộp hồ sơ đăng ký và tham gia xét tuyển 01 vị trí việc làm nêu tại điểm 2.2 khoản 2 mục II Kế hoạch này tại 01 đơn vị có nhu cầu xét tuyển. Nếu đăng ký xét tuyển từ 02 vị trí việc làm trở lên (hoặc tại 2 đơn vị trở lên) sẽ bị loại khỏi danh sách tham gia dự xét tuyển, đồng thời sẽ không được hoàn trả lại hồ sơ đã nộp.
5. Thực hiện xét tuyển và xác định người trúng tuyển
Việc xét tuyển được thực hiện qua 2 vòng như sau:
Vòng 1. Kiểm tra Hồ sơ đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 mục II Kế hoạch này thì người dự tuyển được tham dự xét vòng 2.
Vòng 2. Xét trúng tuyển đối với từng trường theo từng môn học có nhu cầu tuyển.
a) Trường hợp 1: Ở vị trí việc làm có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu xét tuyển thì người dự tuyển là người trúng tuyển.
b) Trường hợp 2: Ở vị trí việc làm có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển nhiều hơn chỉ tiêu xét tuyển thì thực hiện xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
Bước 1: Ưu tiên xét trúng tuyển trước đối với người đã hoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao, giảng dạy tại vị trí đăng ký dự tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Sau khi thực hiện xét trúng tuyển trước cho đối tượng nêu trên, nếu còn chỉ tiêu, thực hiện xét tuyển đến các đối tượng khác, nhưng không là giáo viên đã nghỉ hưu.
Bước 3: Sau khi thực hiện xét trúng tuyển trước cho các đối tượng nêu trên, nếu còn chỉ tiêu thì thực hiện xét tuyển đến đối tượng là giáo viên giảng dạy cấp THPT đã nghỉ hưu.
Nguyên tắc khi xét trúng tuyển ở mỗi bước thực hiện như sau:
– Vị trí việc làm có số lượng hồ sơ ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu xét tuyển thì người dự tuyển là người trúng tuyển.
– Vị trí việc làm có số lượng hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu xét tuyển thì Hội đồng xét tuyển sẽ thực hiện như sau:
+ Ở bước 1 và bước 2: Tổ chức sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm cần tuyển bằng hình thức phỏng vấn; điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100. Thời gian thực hiện phỏng vấn tối đa 30 phút (thời gian chuẩn bị của mỗi thí sinh không quá 15 phút). Người trúng tuyển là người có kết quả điểm xét trúng tuyển (tổng điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của mỗi vị trí việc làm của đơn vị. Điểm ưu tiên thực hiện theo quy định tại điều 6, Nghị định số 115/2020/NĐ- CP và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Ở bước 3: Xét kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác (không thực hiện phỏng vấn). Người trúng tuyển là người có kết quả, thành tích đạt được trong quá trình công tác nhiều hơn lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu của mỗi vị trí việc làm của đơn vị.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định người trúng tuyển.
6. Thẩm quyền, hình thức và thời hạn ký hợp đồng lao động
6.1. Thẩm quyền, hình thức
Căn cứ Quyết định công nhận kết quả xét trúng tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên của Giám đốc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản theo mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ (Phụ lục II), ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BNV ngày 03/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
6.2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn ký hợp đồng lao động không quá 12 tháng.
7. Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng
Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm đến chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Lao động hợp đồng làm giáo viên được áp dụng trả tiền lương theo trình độ đào tạo quy định tại bảng 3, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật.
8. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét tuyển
Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2.3 mục 2 Công văn số 106/SNV- CCVC ngày 11/01/2024 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động làm giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Hội đồng xét tuyển được thành lập sau khi kết thúc việc thu hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hội đồng xét tuyển chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xét tuyển hợp đồng giáo viên theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Tổ chức cán bộ
Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Sở các bước quy trình thực hiện việc xét tuyển:
– Thông báo xét tuyển; thành lập Hội đồng xét tuyển; thành lập Ban kiểm tra hồ sơ, Ban kiểm tra sát hạch, các bộ phận giúp việc.
– Chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký và tổng hợp danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển.
– Chủ trì xây dựng lịch làm việc của Hội đồng; chuẩn bị đầy đủ các nội dung, văn bản, tài liệu; công tác tổ chức thực hiện xét tuyển.
– Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Sở Nội vụ kết quả xét tuyển theo quy định.
2. Phòng Kế hoạch – Tài chính
Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ lập dự toán, quyết toán đảm bảo cho việc xét tuyển thực hiện đúng quy định.
3. Văn phòng
Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan chuẩn bị điều kiện làm việc của Hội đồng theo quy định; hợp đồng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở các thông tin liên quan đến xét tuyển hợp đồng giáo viên.
4. Các trường THPT, THCS&THPT
Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản theo mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ sau khi có Quyết định công nhận kết quả xét trúng tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên của Giám đốc Sở.
Trên đây là Kế hoạch xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên THPT được hỗ trợ kinh phí đối với các trường THPT, THCS&THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: baothanhhoa.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
-
Địa chỉ: số 2, Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa
-
Điện thoại: 02373.852.328 - Fax: 02373.850.236
-
Email: [email protected]
-
Website: http://thanhhoa.edu.vn/
-
Giám đốc: ông Trần Văn Thức
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên tiếng Pháp là gì?
Giáo viên tiếng Pháp (French teacher) là người có chuyên môn về ngôn ngữ Pháp và có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và kỹ năng về tiếng Pháp cho học sinh hoặc người học thông qua quá trình giảng dạy và hướng dẫn.
Mô tả công việc của Giáo viên tiếng Pháp
Giảng dạy Ngữ pháp và Từ vựng
Một phần quan trọng của công việc của Giáo viên tiếng Pháp là giảng dạy ngữ pháp và từ vựng. Họ phải biết cách truyền đạt các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu và sinh động cho học viên. Đồng thời, giáo viên cũng cần tạo ra các bài học thú vị và phong phú để học viên có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Phát triển kỹ năng Nghe và Nói
Một phần quan trọng khác của công việc là giúp học viên phát triển kỹ năng nghe và nói. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các hoạt động thực hành, như diễn đạt về các chủ đề cụ thể, luyện đọc các văn bản, hoặc thậm chí là tổ chức các cuộc thảo luận và trò chuyện trong tiếng Pháp.
Đánh giá và Phản hồi
Cuối cùng, Giáo viên tiếng Pháp thường cung cấp đánh giá và phản hồi cho học viên để họ có thể theo dõi tiến bộ của mình. Họ cung cấp gợi ý và lời khuyên để học viên có thể cải thiện kỹ năng của mình và tiếp tục phát triển trong quá trình học tiếng Pháp.
Giáo viên tiếng Pháp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên tiếng Pháp
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên tiếng Pháp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên tiếng Pháp?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với giáo viên tiếng Pháp
Yêu cầu tuyển dụng đối với giáo viên tiếng Pháp có thể thay đổi tùy theo loại hình giáo dục, địa điểm làm việc và mục tiêu học tập cụ thể. Tuy nhiên, sau đây là một số yêu cầu phổ biến mà nhiều tổ chức giáo dục yêu cầu khi tuyển dụng giáo viên tiếng Pháp:
Yêu cầu bằng cấp và trình độ chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên môn: Ứng viên cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành Tiếng Pháp, Giảng Dạy Tiếng Pháp, hoặc các ngành liên quan. Việc có chứng chỉ sư phạm hoặc các chứng chỉ giảng dạy Tiếng Pháp như chứng chỉ DELF/DALF là một lợi thế, khẳng định khả năng chuyên môn và khả năng giảng dạy của ứng viên.
-
Kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức văn hóa: Ứng viên cần có kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Pháp ở các cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao. Hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, và xã hội Pháp cũng là yêu cầu quan trọng, nhằm giúp học sinh không chỉ nắm vững ngôn ngữ mà còn hiểu rõ bối cảnh văn hóa nơi ngôn ngữ được sử dụng.
- Sự thành thạo về ngôn ngữ: Giáo viên tiếng Pháp phải có trình độ lưu loát trong tiếng Pháp, bao gồm cả khả năng nghe, nói, đọc và viết. Sự thành thạo này thường được đánh giá thông qua kiểm tra ngôn ngữ hoặc cuộc phỏng vấn.
Yêu cầu kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt là quan trọng để giảng dạy hiệu quả. Giáo viên cần có khả năng tương tác với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp một cách hiệu quả.
- Khả năng sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên tiếng Pháp cần có khả năng tạo ra bài giảng thú vị, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của học sinh. Họ cũng nên có khả năng thích nghi với các phương pháp giảng dạy khác nhau.
- Kiên nhẫn và lòng nhiệt tình: Giáo viên tiếng Pháp nên có lòng kiên nhẫn và sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ.
- Khả năng sử dụng công nghệ giáo dục: Trong thời đại số hóa, khả năng sử dụng công nghệ giáo dục và các phương tiện học tập trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng.
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên tiếng Pháp
Vị trí |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Trợ giảng tiếng Pháp |
Dưới 2 năm |
khoảng 8 triệu - 12 triệu đồng/tháng |
Giáo viên tiếng Pháp |
Trên 2 năm |
khoảng 10 triệu - 20 triệu đồng/tháng |
Dưới đây là mức lương trung bình cho các vị trí liên quan và lộ trình thăng tiến của giáo viên tiếng Pháp theo các cấp bậc và giới thiệu kèm theo khoảng thời gian kinh nghiệm tương ứng:
Mức lương trung bình của ngành giáo viên tiếng pháp theo kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên tiếng Pháp 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ ( 1 tháng)
- Giáo viên tiêng nhật 10.000.000+ VNĐ (1 tháng)
- Giáo viên tiếng trung 12.000.000+ VNĐ ( 1 tháng)
Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra mà sẽ quyết định đến có chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về lộ trình thăng tiến của việc giáo viên tiếng Pháp.
1. Trợ giảng tiếng Pháp
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm
Trợ giảng tiếng Pháp là người hỗ trợ giáo viên chính trong quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến tiếng Pháp. Công việc của Trợ giảng bao gồm hỗ trợ trong việc chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập và các hoạt động ngoại khóa. Họ thường giúp đỡ học sinh trong các bài tập, bài kiểm tra và thảo luận nhóm. Ngoài ra, Trợ giảng tiếng Pháp cũng có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ hành chính như quản lý điểm danh, hỗ trợ giáo viên chính trong việc tổ chức hoạt động lớp học và duy trì trật tự trong lớp học.
2. Giáo viên tiếng Pháp
Giáo viên tiếng Pháp có trách nhiệm giảng dạy và chăm sóc học sinh trong quá trình học tập ngôn ngữ Pháp. Các nhiệm vụ chính của họ bao gồm chuẩn bị và thực hiện các bài giảng, đảm bảo rằng nội dung giảng dạy phù hợp với chương trình học. Họ cũng thường xuyên tiếp xúc với học sinh để theo dõi tiến trình học tập và cung cấp phản hồi xây dựng. Ngoài ra, giáo viên cũng tham gia vào việc xây dựng các hoạt động học tập ngoài giờ và hỗ trợ trong việc tổ chức các sự kiện liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Pháp.
Lộ trình thăng tiến có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức giáo dục và hệ thống chính sách của quốc gia. Thời gian kinh nghiệm được đề cập chỉ là một ước lượng và có thể biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như năng lực, thành tích và cơ hội phát triển trong môi trường làm việc.
5 bước để giáo viên tiếng Pháp thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng sư phạm và nghiên cứu giáo dục
Giáo viên cần liên tục cải thiện và mở rộng kỹ năng sư phạm của mình thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu và các chương trình phát triển nghề nghiệp. Tham gia các hội thảo, hội nghị về giáo dục và nghiên cứu phương pháp giảng dạy Tiếng Pháp mới sẽ giúp giáo viên không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo ấn tượng tích cực với nhà trường và đồng nghiệp. Những kỹ năng này có thể mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo trong ngành giáo dục.
Nâng cao trình độ học thuật và chuyên môn
Để thăng tiến nhanh, giáo viên nên đầu tư vào việc nâng cao trình độ học thuật, chẳng hạn như theo học các chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên ngành giảng dạy ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ học. Điều này không chỉ củng cố nền tảng kiến thức mà còn thể hiện sự cam kết đối với nghề nghiệp, đồng thời giúp giáo viên có cơ hội đảm nhận các vai trò cao cấp hơn, chẳng hạn như trưởng khoa hoặc cố vấn học thuật.
Xây dựng mối quan hệ và hợp tác chuyên môn
Việc tham gia vào các cộng đồng chuyên môn, như hiệp hội giáo viên Tiếng Pháp, giúp giáo viên kết nối với các đồng nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực này. Xây dựng mối quan hệ chuyên môn chặt chẽ và hợp tác với các trường học hoặc tổ chức giáo dục khác có thể dẫn đến các cơ hội thăng tiến, bao gồm việc được đề cử vào các vị trí quản lý hoặc được giao nhiệm vụ triển khai các dự án giáo dục lớn.
Tham gia các dự án và sáng kiến giáo dục
Giáo viên nên chủ động tham gia hoặc dẫn dắt các dự án và sáng kiến giáo dục tại trường, chẳng hạn như phát triển chương trình giảng dạy mới, tổ chức các sự kiện văn hóa Pháp hoặc điều phối các chương trình trao đổi học sinh. Việc này không chỉ nâng cao kinh nghiệm quản lý mà còn tạo điều kiện cho giáo viên chứng minh khả năng lãnh đạo, từ đó tăng cường cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc giám sát.
Đón nhận công nghệ và đổi mới trong giảng dạy
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng các công nghệ mới vào giảng dạy, như sử dụng các nền tảng học trực tuyến, phát triển tài liệu giảng dạy số, và áp dụng phương pháp học tập dựa trên công nghệ, sẽ giúp giáo viên Tiếng Pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Sự đổi mới này không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh trong giảng dạy mà còn mở ra cơ hội cho các vai trò quản lý trong các dự án công nghệ giáo dục hoặc các vị trí giảng viên công nghệ trong ngành giáo dục.
Đọc thêm: