Mô tả công việc
Hỗ trợ hướng dẫn Phương pháp Kumon cho học sinh, công việc cụ thể:
Chấm bài về nhà, chuẩn bị bài tập cho học sinh
Hỗ trợ hướng dẫn cho học sinh
Tham dự các khóa huấn luyện về kĩ năng hướng dẫn để trở thành nguồn lực cho vị trí Giáo viên hướng dẫn
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của người quản lý
Thời gian làm việc:
Thứ 7: 8:30 – 17:30
Thứ 2 – Thứ 6: 13:00 – 20:30
05 ngày/tuần (nghỉ cố định Chủ nhật và một ngày trong tuần tùy theo sắp xếp)
Yêu cầu công việc
Có mục tiêu rõ ràng khi ứng tuyển, thích làm việc trong môi trường giáo dục và có ý định gắn bó lâu dài với Công ty, chăm chỉ, chịu khó
Tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học (Ưu tiên các ngành liên quan đến Toán, Sư phạm Toán, tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh), có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là lợi thế
Nam/Nữ, 22 – 30 tuổi
Quyền lợi
Quyền lợi theo quy định của luật lao động (bảo hiểm xã hội bắt buộc, phép năm, nghỉ lễ Tết...)
Lương tháng 13
Công việc ổn định, lâu dài, cơ hội học hỏi và cơ hội thăng tiến thành Giáo viên hướng dẫn, Quản lý trung tâm...
Chương trình chăm sóc sức khỏe hằng năm, bảo hiểm tai nạn và sức khỏe 24 giờ và phúc lợi khi có hiếu hỉ, thâm niên làm việc....
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-24 00:35:02
Công ty TNHH Kumon Việt Nam là một trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu với hơn 26.000 trung tâm đang hoạt động trên khắp thế giới. Với 18 trung tâm đang hoạt động tại TPHCM, Hà Nội và Bình Dương. Chúng tôi đã và đang giúp các em học sinh phát triển khả năng về Toán học và ngôn ngữ, đồng thời hỗ trợ các em phát triển kỹ năng sống của mình ...
Công việc của Trợ giảng Toán là gì?
1. Trợ giảng Toán là gì?
Trợ giảng toán là người hỗ trợ giảng viên chính trong việc giảng dạy môn toán học tại các trường học, trung tâm giáo dục hoặc các cơ sở đào tạo khác. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Theo Luật Giáo dục tại khoản 2 Điều 54 được ban hành năm 2012 và sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định Trợ giảng (Tutors) như sau: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Vì vậy, trợ giảng cũng có thể được xem có vai trò như một giảng viên. Tuy nhiên, từ “trợ” trong cụm “trợ giảng” mang ý nghĩa là hỗ trợ, nên công việc chính của một trợ giảng sẽ là hỗ trợ các giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục Nhà nước và tư nhân trong công cuộc giảng dạy.
2. Mức lương và mô tả công việc của Trợ giảng Toán
Lương của Trợ giảng toán
Vị trí | Kinh nghiệm | Mức lương (đồng/tháng) |
Giám sát lớp học | 1 - 2 năm | 1.000.000 - 3.000.000 |
Trợ giảng toán | 2 - 3 năm | 5.000.000 - 6.000.000 |
Giảng viên toán | 3 - 5 năm | 6.000.000 - 10.000.000 |
Quản lý đào tạo | 5 - 7 năm | 10.000.000 - 13.000.000 |
Mức lương của Giám sát lớp học
Giám sát lớp học là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và hiệu quả cho quá trình giảng dạy và học tập trong lớp học. Mức lương từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng.
Mức lương của Trợ giảng toán
Trợ giảng toán là người hỗ trợ giảng viên chính trong việc giảng dạy môn toán học tại các trường học, trung tâm giáo dục hoặc các cơ sở đào tạo khác. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Mức lương từ 5.000.000 - 6.000.000 đồng/tháng.
Mức lương của Giảng viên toán
Giảng viên toán là những người có trình độ chuyên môn cao về toán học và có kỹ năng sư phạm, được giao nhiệm vụ giảng dạy môn toán học tại các trường học, đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở giáo dục khác. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức toán học cho học sinh, sinh viên, giúp họ hiểu và vận dụng kiến thức toán học vào thực tế. Mức lương từ 6.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng.
Mức lương của Quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là một lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho một tổ chức. Mức lương từ 10.000.000 - 13.000.000 đồng/tháng.
Mô tả công việc của Trợ giảng toán
Quản lý lớp học
Khi trở thành một trợ giảng Toán, công việc mà bạn thường được nhận chính là quản lý lớp học. Thông thường, tại các trung tâm tư nhân khi mà một buổi học chỉ kéo dài 2 - 2.5 tiếng/ buổi thì các trợ giảng sẽ có nhiệm vụ là điểm danh học viên trong lớp, sắp xếp lịch học nếu như giáo viên Toán bận,... thay cho giảng viên - người chỉ chuyên tâm giảng dạy bài học.
Chuẩn bị tài liệu và slide cho giảng viên
Các tài liệu và slide bài giảng cũng sẽ được trợ giảng chuẩn bị kỹ lưỡng và bắt mắt nhằm thu hút học viên đến học. Ngoài ra, việc in tài liệu và kiểm tra các thiết bị điện tử có trong phòng học trước giờ lên lớp cũng được thực hiện bởi các trợ giảng.
Kiểm tra và chấm bài học viên
Giáp viên có thể sẽ giao bài tập về nhà cho học viên, vì thế việc kiểm tra và chấm bài cho học viên cũng được thực hiện bởi trợ giảng. Họ sẽ là người giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bài giảng trong tầm hiểu biết thay cho giáo viên. Không những thế, nếu bạn gặp khó khăn với các bài giảng mới hay cảm thấy khó hiểu ở một vài bài tập thì trợ giảng cũng sẽ dạy phụ đạo cho bạn.
Tổ chức những hoạt động trên lớp và ngoại khóa
Để tránh bầu không khí ảm đạm gây buồn ngủ cho học viên thì trợ giảng đóng vai trò là người tạo ra các trò chơi, thi đua có quà giữa các nhóm. Các hoạt động này vẫn đảm bảo nội dung nằm trong bài giảng của giáo viên nhằm khuyến khích học viên năng động và nhớ bài học sâu hơn. Những hoạt động khác như tổ chức sinh nhật hay buổi cắm trại bên ngoài cũng sẽ được xem xét, bởi trợ giảng cần triển khai các nội dung này với bên trung tâm và giảng viên trước khi đưa ra quyết định.
3. Lợi ích của việc làm trợ giảng Toán
Thời gian linh hoạt
Trợ giảng Toán thường rất linh hoạt về thời gian, đặc biệt là khi làm việc tại các Trung tâm ngoại ngữ. Bởi lẽ, mỗi trung tâm thường sẽ có các khung giờ làm việc khác nhau giúp Trợ giảng Toán có thể dễ dàng linh động lựa chọn khung thời gian phù hợp. Có lẽ đây chính là lý do mà nhiều người lựa chọn Trợ giảng Toán như một công việc tay trái để kiếm thêm thu nhập.
Việc nhẹ, lương cao
Khi bạn đang là sinh viên hay mới ra trường, Trợ giảng Toán sẽ là một công việc tuyệt vời với mức thu nhập hấp dẫn. Không cần phải bỏ quá nhiều thời gian và cũng không cần quá nhiều về sức lao động nhưng mức lương lại cao hơn rất nhiều so với các công việc làm thêm khác.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Đây là một "điểm sáng" lớn, hấp dẫn nhiều người tham gia ứng tuyển vào công việc này. Bởi ngành giáo dục luôn có nhu cầu tuyển dụng trợ giảng chất lượng tốt có kỹ năng và kinh nghiệm, bạn có thể tiến thân lên các vị trí quản lý hơn trong ngành giáo dục. Điều này mang lại một tầm nhìn rõ ràng về cơ hội phát triển sự nghiệp và những định hướng cho tương lai.
Thêm nhiều trải nghiệm
Lý do mà nhiều người lựa chọn công việc trợ giảng không chỉ bởi mức lương cao, ổn định mà còn bởi môi trường làm việc mang đến cho bạn rất nhiều những cơ hội học hỏi, trải nghiệm để trau dồi thêm vốn sống, kĩ năng sống cũng như kiến thức học tập về tiếng Anh. Làm việc, tiếp xúc với nhiều người giúp bạn rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt hơn, hiểu biết thêm nhiều kiến thức phong phú. Ngoài ra, làm việc tại các trung tâm tiếng Anh mang đến cho bạn môi trường năng động, trẻ trung hơn, có cơ hội để phát triển và khám phá bản thân.
Đặc biệt với những bạn sinh viên đang theo học ngành sư phạm thì công việc trợ giảng không những giúp bạn có kinh nghiệm giảng dạy thực tế mà còn được học hỏi cách dạy trực quan, sinh động của giáo viên nước ngoài. Đây là những điều mà chắc chắn bạn sẽ không thể học hỏi được trên ghế nhà trường nhưng lại vô cùng cần thiết cho công việc sau này.
Phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Do tính chất công việc thường tiếp xúc trực tiếp với học viên, bạn có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều người. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý con người, quản lý thời gian và xử lý các yêu cầu khác nhau từ thực tế một cách hiệu quả.
4. Những quy định cần biết khi xin làm trợ giảng
Căn cứ vào Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn tại Khoản 3 Điều 4, những tiêu chí để trở thành một trợ giảng chính là:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Xem thêm:
Việc làm của Trợ giảng Ngữ Văn mới cập nhật
Trợ giảng Toán có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
78 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ giảng Toán
Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng Toán, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng Toán?
Yêu cầu tuyển dụng trợ giảng
Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:
Về trình độ:
Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.
Về kiến thức và kỹ năng:
Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác. Bên cạnh các kiến thức nền cơ bản thì mỗi trợ giảng cũng cần có thêm những kỹ năng về sư phạm, điều hành và quản lý lớp học để đảm bảo được nhiệm vụ chính đề ra trong công việc. Tiếp đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một yêu cầu cần thiết đối với ứng viên trợ giảng trong tiếp cận và trò chuyện với học viên của mình.
Về phẩm chất, tác phong:
Đối với vị trí trợ giảng đòi hỏi các bạn phải có tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và luôn vui vẻ, hòa đồng, thân thiện tạo bầu không khí chung thoải mái cho các học viên và nhân viên của cơ sở đào tạo.
Lộ trình thăng tiến của Trợ giảng
Mức lương trung bình của Trợ giảng toán có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Trợ giảng toán : 2 - 4 triệu VNĐ/tháng
- Trợ giảng ielts : 5 - 10 triệu VNĐ/tháng
Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Giám sát lớp học
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí giám sát lớp học. Nhiệm vụ chính của giám sát lớp học là thực hiện các công việc hỗ trợ học viên hàng ngày, như kiểm tra bài tập, hướng dẫn thêm cho học sinh hay giải đáp các thắc mắc. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường giáo dục và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày.
Từ 2 - 3 năm: Trợ giảng chính
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng. Với nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
Từ 3 - 5 năm: Giảng viên
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Từ 5 - 7 năm: Quản lý đào tạo
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý đào tạo. Vai trò của Quản lý đào tạo là quản lý các hoạt động hàng ngày của lớp học, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.