Mô tả công việc
- Kiểm tra hàng hoá, nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng khi hàng về.
- Xử lý hàng tồn đọng từ hôm trước.
- Kiểm tra hình thức cá nhân và phân công công việc, khu vực làm việc cho nhân viên.
- Phân công công việc cho nhân viên của bộ phận trước khi vào ca phục vụ.
2. Tổ chức chế biến món ăn
- Phân công công việc cho nhân viên chế biến món ăn theo yêu cầu hoặc trực tiếp chế biến món ăn tuỳ theo từng trường hợp.
- Kiểm tra về số lượng, chất lượng món ăn, đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị và chế biến theo đúng quy trình, tiêu chuẩn số lượng, định lượng, chất lượng của Công ty, phù hợp với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kiểm tra, giám sát quá trình nhân viên làm và chế biến món ăn.
- Thường xuyên kiểm tra việc đáp ứng các Order có đúng, đủ, đảm bảo số lượng, chất lượng.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát số lượng và chất lượng các loại trang thiết bị, CCDC thuộc bộ phận bếp, để xuất sửa chữa, thay thế với Quản lý NH.
3. Công tác quản lý
- Điều hành, xử lý mọi công việc của bếp.
- Điểu chuyển, thay đổi nhân sự trong bếp sao cho phù hợp.
- Xếp lịch làm việc hợp lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
- Chịu trách nhiệm huấn luyện tay nghề cho nhân viên.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công việc và ý thức làm việc của nhân viên.
- Giám sát việc tuân thủ Nội quy Công ty.
- Theo dõi việc sử dụng thực phẩm, bảo đảm sử dụng thực phẩm luân phiên theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước.
- Quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hàng hoá, thực phẩm, điện, nước, ga...
- Truyền đạt lại cho toàn thể nhân viên các quy định của Công ty.
- Cùng Quản lý nhà hàng kiểm soát cơ cấu thực đơn món ăn. Thường xuyên liên hệ với Phòng nghiên cứu và phát triển để sáng tạo ra các món ăn mới phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của khách hàng nhằm làm mới cơ cấu món ăn của nhà hàng.
- Chủ động và cố gắng phấn đấu đạt các chỉ tiêu về cost, doanh thu hàng tháng Công ty giao.
- Phối kết hợp thật tốt với các bộ phận khác trong nhà hàng để cùng nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
4. Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao
Quyền lợi được hưởng
- Lương: 15 triệu/tháng – 20 triệu/tháng + Phụ cấp + Thưởng doanh thu.
- Thời gian làm việc: 6 ngày/tuần. Làm việc theo ca và xoay ca.
- Hưởng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm theo qui định của nhà nước
- Thưởng tháng 13, lễ, tết, sinh nhật… theo chính sách của công ty
- Tham gia các khóa đào tạo, team building, du lịch hằng năm
- Môi trường làm việc trẻ trung, năng động và nhiều cơ hội thăng tiến.
- Làm việc cố định tại nhà hàng đãđược phân công quản lý.
Yêu cầu công việc
- Tuổi: 26 - 40 tuổi
- Học vấn/chuyên môn: Tối thiểu tốt nghiệp Trung cấp trở lên, đã qua đào tạo nghiệp vụ về bếp, quản lý bếp trong nhà hàng.
- Yêu cầu kinh nghiệm: Tối thiếu 8 năm kinh nghiệm làm việc trong bếp của nhà hàng, trong đó có 2 năm làm bếp phó hoặc 1 năm làm bếp trưởng về chuỗi nhà hàng
- Thời gian làm việc: Có thể làm việc theo ca linh hoạt sáng, chiều, ca gẫy.
- Hiểu biết chuyên sâu về các món ăn trong nhà hàng, có kiến thức tốt về thực phẩm và an toàn vệ sinh. Có kiến thức về quy trình nhập hàng và xuất hàng..
- Kiên định, thuyết phục người khác, liêm chính, trung thực và tiết kiệm.
Yêu cầu hồ sơ
- 01 Bằng cấp/Chứng chỉ
- 01 Sơ yếu lý lịch (bản chính)
- 01 CMND/CCCD
- 01 Sổ hộ khẩu (nếu CCCD đã gắn chip thì bỏ qua Sổ hộ khẩu)
- 01 Giấy khám sức khỏe (Bản chính, theo thông tư số 14)
- 03 ảnh (4x6)
- Số tài khoản Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Nhà Hàng Bò Tơ Quán Mộc tọa lạc Tại TP Hồ Chí Minh . Bò Tơ Quán Mộc mở ra một không gian kiến trúc ấn tượng, vừa lạ vừa quen với những khung cảnh xưa cũ, giản dị, đạm bạc nhưng dịu dàng, ấm áp. Thực khách đến đây không chỉ để trải nghiệm ẩm thực mà còn để trải nghiệm một không gian gợi nhiều ký ức ấu thơ, đong đầy cảm xúc, gần gũi như chính ngôi nhà của mình. Mỗi một khung cửa gỗ, chiếc bàn, cái ghế, thậm chí là rèm cửa, chạn bát đều ẩn dấu hình bóng một Hà Nội thập niên 80 - thời điểm khốn khó, vất vả nhưng lại chan chứa tình người và tiếng cười vô tư của những đứa trẻ.
Khách hàng yêu thích Bò Tơ Quán Mộc phần nhiều cũng vì món ăn ngon. Giống như tên gọi, chúng tôi chọn nguyên liệu là bò tơ – món ăn được xem là đặc sản vùng sông nước, từng tạo nên cơn sốt "bò tơ Tây Ninh" một thời ở Hà thành. Nhưng trải qua năm tháng, món ăn này của Bò Tơ Quán Mộc đã trở thành món ngon độc đáo mang phong vị riêng biệt của vùng Đông Kinh – Bắc Thành tự khi nào.
Tại Công ty CP Tầm nhìn Quốc tế Aladdin quan niệm vạn sự khởi nguồn từ con người, con người là tài sản vô giá, là trung tâm của sự phát triển và động lực để phát triển. Tất cả hoạt động kinh doanh của Công ty đều chỉ hướng đến kết quả cuối cùng là mang lại hạnh phúc nhân viên và toàn bộ cộng đồng. Do vậy, phúc lợi lớn nhất bạn được hưởng khi gia nhập vào công ty là gia nhập vào một DOANH NGHIỆP HẠNH PHÚC.
Chúng tôi mong rằng cùng với sự phát triển của công ty, bạn sẽ có nhiều cơ hội trau dồi nghiệp vụ chuyên môn cũng như phát huy tốt khả năng của mình, đóng góp vào thành tựu chung của tập thể Công ty CP Tầm nhìn Quốc tế Aladdin.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Phụ bếp là gì?
Phụ bếp, hay còn được gọi là "hỗ trợ bếp," là một công việc quan trọng trong ngành nhà hàng và khách sạn. Người làm Phụ bếp thường là những người hỗ trợ đầu bếp chính trong việc chuẩn bị, nấu nướng và trình bày các món ăn. Công việc này bao gồm việc chuẩn bị nguyên liệu, cắt, chế biến thực phẩm, và giúp đỡ trong việc sắp xếp, trình bày món ăn trên đĩa trước khi gửi tới khách hàng. Ngoài ra, họ cũng phải tuân thủ các quy tắc về vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động để đảm bảo rằng món ăn được chuẩn bị và phục vụ một cách an toàn và ngon miệng. Nghề Phụ bếp đòi hỏi kỹ năng nấu nướng cơ bản, khả năng làm việc trong môi trường áp lực, và sự chú ý đến chi tiết để đảm bảo chất lượng món ăn đạt được tiêu chuẩn của nhà hàng hoặc khách sạn. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh Nhà hàng, Thực tập sinh F&B, Phụ xe,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Phụ bếp
Phụ bếp là một vai trò quan trọng trong ngành nhà hàng và khách sạn. Họ là những người hỗ trợ đầu bếp (chef) trong việc chuẩn bị và nấu các món ăn để phục vụ cho các khách hàng. Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản của phụ bếp:
Chuẩn bị nguyên liệu
Phụ bếp thường phải làm sạch, rửa và cắt các nguyên liệu như rau cải, thịt, cá, gia vị, và các thành phần khác cần cho việc nấu ăn. Họ cũng là người hỗ trợ kiểm tra số lượng nguyên liệu còn lại và tham gia vào quá trình lưu trữ thực phẩm đúng cách để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ trong việc nấu ăn
Phụ bếp giúp đầu bếp thực hiện các bước nấu ăn, bao gồm việc chế biến, hấp, luộc, chiên, xào, và nướng thực phẩm theo chỉ dẫn. Họ cũng có thể được giao nhiệm vụ chuẩn bị các phần món ăn phụ trợ như sốt, nước sốt, hoặc món tráng miệng. Ngoài ra, phụ trách cũng có trách nhiệm tham gia vào việc trang trí và tạo hình món ăn để đảm bảo rằng chúng trông hấp dẫn và ngon mắt trước khi được phục vụ cho khách hàng.
Tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm
Phụ bếp phải tuân theo các quy tắc và quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm được lưu trữ và xử lý đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm thực phẩm. Họ phải duy trì sự sạch sẽ và an toàn trong khu vực làm việc của họ. Điều này bao gồm việc giữ gìn sự sạch sẽ cho bát đĩa, đồ dùng bếp, và không gian làm việc.
Phụ bếp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
69 - 99 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phụ bếp
Tìm hiểu cách trở thành Phụ bếp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phụ bếp?
Yêu cầu tuyển dụng của Phụ bếp
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Phụ bếp thường yêu cầu 2 tiêu chí chính là Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể cho từng tiêu chí:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Hiểu biết về thực đơn: Phụ bếp phải là người có hiểu biết về các món ăn và thực đơn được cung cấp bởi nhà hàng hoặc cơ sở ẩm thực. Điều này bao gồm cả việc biết cách chuẩn bị, nấu nướng, và trang trí món ăn.
- Kiến thức về vật liệu và nguyên liệu: Phụ bếp cũng cần hiểu biết về các nguyên liệu và vật liệu cơ bản sử dụng trong nhà bếp, bao gồm cách lựa chọn, bảo quản, và sử dụng chúng.
- An toàn thực phẩm: Phải tuân theo các quy tắc về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng thức ăn được chuẩn bị và lưu trữ an toàn và không gây hại cho khách hàng, đây là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai làm nghề bếp nói chung.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc nhóm: Các Phụ bếp thường làm việc trong một môi trường nhóm, vì vậy cần phải có khả năng làm việc cùng đồng nghiệp và đối tác trong bếp một cách hiệu quả.
- Khả năng quản lý thời gian: Vì sẽ có những khoảng thời gian được gọi là "cao điểm" của nhà hàng. Do đó, Phụ bếp cần có khả năng quản lý thời gian để hoàn thành công việc trong khoảng thời gian cụ thể, đảm bảo rằng các món ăn được phục vụ đúng lúc.
- Kỹ năng sáng tạo: Sự sáng tạo trong lĩnh vực ẩm thực là vô hạn. Vì vậy, người phụ bếp có thể đóng góp ý kiến về việc cải tiến món ăn hoặc tạo ra các phần trang trí sáng tạo cho các món ăn. Nếu có thể tạo ra những món ăn vừa độc đáo vừa ngon miệng, sẽ giúp thu hút được rất nhiều khách hàng cho nhà hàng.
- Kiên nhẫn và sự tỉ mỉ: Đối với một lĩnh vực như ẩm thực, nhân sự đặc biệt phải có khả năng làm việc tỉ mỉ, đặc biệt là trong việc chuẩn bị và trang trí món ăn mới có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt đẹp nhất.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Phụ bếp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Phụ bếp và các ngành liên quan:
- Phụ xe: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh Nhà hàng: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Phụ bếp thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Phụ bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Phụ bếp. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Nhà hàng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Phụ xe đang tuyển dụng hiện nay