Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
· 1.1 Điều hành và quản lý chung mọi hoạt động trong Bộ phận bếp
• Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc (Chủ nhà hàng) về mọi hoạt động của bộ phận bếp tại một cơ sở hoặc mọi cơ sở của chuỗi, tuỳ theo quy mô của từng nhà hàng, khách sạn.
• Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Ban Giám đốc, các Trưởng bộ phận và bộ phận Ẩm thực trong nhà hàng
• Phối hợp với Giám đốc ẩm thực, bộ phận Marketing, Quản lý nhà hàng,… để triển khai các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn, món mới và các chương trình khuyến mại ưu đãi cho nhà hàng.
• Phối hợp với các bộ phận liên quan tiếp nhận và giải quyết những mọi khiếu kiện khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn
• Làm báo cáo chi phí thực phẩm hàng ngày, hàng tháng cho bộ phận kế toán; báo cáo kế hoạch làm việc và chi phí thực phẩm định kỳ cho Giám đốc nhà hàng
• Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên đến mọi nhân viên trong bộ phận bếp, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
• Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng
• Phân công công việc cho Bếp chính, Bếp phó hoặc Tổ trưởng tổ bếp. Và giám sát việc Bếp chính, Bếp phó, Tổ trưởng tổ bếp triển khai thực thi xuống cấp nhân viên thấp hơn.
• Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định
• Xây dựng quy trình làm việc, kiểm soát việc thực thi theo quy trình của mỗi nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng và chuẩn.
1.2 Lên thực đơn, đề ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn
• Là người tư vấn định hướng, trình Ban giám đốc kế hoạch thiết kế menu nhà hàng, lên thực đơn các món mới đưa vào menu, thực đơn theo từng chủ đề hoặc thực đơn theo từng sự kiện, mùa vụ được yêu cầu.
• Đề ra quy cách chế biến, tiêu chuẩn chất lượng món ăn, tiêu chuẩn phục vụ khách.
• Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên bếp theo tiêu chuẩn của nhà hàng.
• Đảm bảo chất lượng món ăn sau chế biến; trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ.
1.3 Lên kế hoạch quản lý nguyên liệu thực phẩm đầu vào
Lên kế hoạch về mua nhập nguyên vật liệu thực phẩm đầu vào và các hàng hoá, công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bếp
Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa nhập vào
• Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp
• Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản, chế biến và xử lý phù hợp
• Ra quyết định hủy thực phẩm và hàng hóa không đảm bảo chất lượng
1.4 Quản lý nhân sự bộ phận bếp
• Phối hợp với bộ phận nhân sự của nhà hàng để lên kế hoạch tuyển dụng và trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng nhân viên bếp cấp dưới. Có thể tham mưu đề xuất mức lương tuyển dụng nhân sự cấp dưới.
• Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp, đào tạo nhân viên bếp mới.
• Xây dựng nội quy làm việc trong bộ phận bếp; áp dụng cho từng công việc và vị trí nhân sự bếp cụ thể
• Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, bao gồm cả ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, linh hoạt trong việc điều động nhân sự.
• Nghe tư vấn của Tổ trưởng tổ bếp, Bếp chính, Bếp phó để định kỳ đánh giá thành tích và kết quả làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận bếp; đề nghị khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho nhân viên bếp
• Đề xuất và trực tiếp đào tạo nhân viên định kỳ.
1.5 Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
• Xây dựng các quy định về quy trình kiểm soát chất lượng vệ sinh trong toàn bộ không gian bếp, bao gồm vệ sinh an toàn đồ ăn, vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị dùng trong bếp. Quản lý, giám sát và chịu mọi trách nhiệm liên quan.
• Đề ra tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho nhân viên bếp
• Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi mang ra phục vụ khách. Chịu trách nhiệm trước khách hàng (và Ban giám đốc) về chất lượng mọi đồ ăn phục vụ khách.
1.6 Quản lý công cụ dụng cụ, tài sản bộ phận bếp
• Định kỳ hàng tháng phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ trong bếp
• Hướng dẫn, theo dõi nhân viên việc sử dụng và bảo quản tài sản chung, máy móc, trang thiết bị, công cụ dụng cụ bếp.
1.7 Các công việc khác
• Trực tiếp chế biến món ăn khi lượng khách đông, được Ban giám đốc hoặc khách hàng yêu cầu đặc biệt.
• Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
Yêu Cầu Công Việc
- Có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm ở vị trí tương đương (bếp Á)
- Có kiến thức RnD, chuyên ra món và sáng tạo món mới
- Ưu tiên từng làm trong chuỗi hệ thống các nhà hàng Buffet
- Sạch sẽ, gọn gàng, cần cù, chịu khó.
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm
Quyền lợi:
- Mức lương thỏa thuận - tương xứng với năng lực
- Phụ cấp ăn ca
- Tham gia BHXH, BHYT,…
- Thưởng Lễ Tết, được hưởng các chế độ Sinh nhật, Hiếu, Hỷ,…
- Thưởng thâm niên
- Đồng phục
- Đào tạo
- Xét tăng lương định kỳ
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Trung cấp
- Độ tuổi: 28 - 40
- Lương: Cạnh tranh
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU ORIFOOD VN
Công Ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Orifood Vn, tên tiếng anh Orifood Vn Trading & Import Export Company Limited và tên đăng ký là Công Ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Orifood Vn, Đã hoạt động hơn 3 năm trong ngành kinh tế Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Giám đốc: Ô/B. Trần Thị Mùi với nhiều hoạt động ngành nghề kinh doanh. Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên lạc với công ty chúng tôi theo địa chỉ: Số 8 ngõ 9 Phố Đào Tấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Đầu bếp là gì?
Đầu bếp, thường được gọi là "người chế biến thực phẩm" hoặc "đầu bếp chuyên nghiệp," là người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị và nấu các món ăn trong một nhà hàng hoặc nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực. Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về các kỹ thuật nấu nướng, khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn, cũng như khả năng quản lý thời gian và tài nguyên để đảm bảo rằng món ăn được phục vụ đúng thời điểm và chất lượng tốt nhất. Đầu bếp thường là trái tim của một nhà hàng, và sự tài năng của họ có thể quyết định sự thành công và uy tín của nơi đó trong ngành ẩm thực. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên dịch vụ F&B, Chuyên gia dinh dưỡng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Đầu bếp
Đầu bếp (Chef) là người đứng đầu trong bếp của một nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở ẩm thực khác. Công việc của Đầu bếp là quản lý và điều hành mọi khía cạnh của hoạt động bếp để đảm bảo rằng các món ăn được chuẩn bị và phục vụ với chất lượng tốt nhất. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của một Đầu bếp:
Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn
Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệmkiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước cũng như sau khi kết ca. Công việc này còn giúp họ phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên. Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng. Quan trọng hơn cả, người làm nghề đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.
Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên
Trong một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc. Ngoài ra, bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi.
Thực hiện các công việc cuối ca
Cuối mỗi ca làm việc, đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca như kiểm tra lại các thiết bị máy móc, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.
Đầu bếp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 179 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Đầu bếp
Tìm hiểu cách trở thành Đầu bếp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Đầu bếp?
Yêu cầu tuyển dụng của Đầu bếp
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Đầu bếp thường được xác định dựa trên hai tiêu chí quan trọng: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về nấu ăn: Đầu bếp cần phải có kiến thức về cách nấu ăn, bao gồm hiểu biết về các phương pháp nấu, xử lý thực phẩm, chế biến món ăn, và biết cách kết hợp các thành phần để tạo ra các món ăn ngon.
- Hiểu biết về thực phẩm: Đầu bếp cần phải có kiến thức về loại thực phẩm, nguồn gốc, chất lượng và cách bảo quản chúng. Họ cần biết cách lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon và phù hợp cho mỗi món ăn.
- Kiến thức về văn hóa ẩm thực: Đối với nhà hàng hoặc nhà bếp chuyên về ẩm thực đặc biệt, kiến thức về văn hóa ẩm thực của các quốc gia hoặc khu vực cụ thể có thể là một yêu cầu bổ sung.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng nấu ăn: Một trong những kỹ năng quan trọng và được yêu cầu đầu tiên chính là kỹ năng nấu ăn. Đầu bếp cần phải có kỹ năng nấu ăn cao cấp, bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, thời gian nấu, và sự kết hợp hương vị. Có như vậy thì họ mới có thể tạo ra các món ăn ngon phục vụ cho thực khách.
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Nhà bếp thường là môi trường có áp lực cao với thời gian giới hạn. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực để đảm bảo các món ăn được phục vụ đúng thời gian.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể xử lý nhiều món ăn cùng một lúc và đảm bảo chúng đều hoàn thành đúng lúc, Đầu bếp cần phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhà bếp, làm việc nhóm là quan trọng. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc cùng đồng nghiệp, đặc biệt là trong các nhà hàng và khách sạn lớn.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Đầu bếp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Đầu bếp và các ngành liên quan:
- Chuyên gia dinh dưỡng: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Thợ làm bánh: 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Đầu bếp thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Đầu bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Đầu bếp. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên dịch vụ F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên gia dinh dưỡng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thợ làm bánh đang tuyển dụng hiện nay