Mô tả công việc
- Tư vấn và bán hàng trên tuyến phụ trách, hoàn thành KPIs được giao
- Chăm sóc cửa hàng và tạo mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo được việc duy trì nguồn khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới
- Thực hiện các báo cáo bán hàng theo quy định của Công ty
- Thực hiện các công việc liên quan khác đến bán hàng theo yêu cầu của Điều Hành Kinh Doanh
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-27 01:30:02
Tập đoàn KIDO được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 22 năm đầu của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh quy và kem dưới thương hiệu KIDO
Năm 2015, hướng đến mở rộng và phát triển sang lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, Tập đoàn KIDO chính thức được thành lập. Phát huy các nền tảng sẵn có, KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với các sản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh vực thiết yếu với dầu ăn, mì ăn liền, hạt nêm, nước chấm, cà phê, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày.
Hiện KIDO đang dẫn đầu thị trường ngành kem lạnh với 44,5% thị phần (Theo Euromonitor) và chiếm trên 30% thị phần lĩnh vực dầu ăn (Theo số liệu nội bộ).
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ BHYT, BHXH, BHTN, … theo quy định của Nhà Nước
- Được hưởng chế độ bảo hiểm đặc biệt 24/24.
Các hoạt động ngoại khóa
- Tham quan nghỉ mát.
- Các phong trào Văn – Thể - Mỹ do công ty tổ chức vào các dịp Lễ hội.
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Kinh Đô chính thức được thành lập
- Năm 1998, Tung sản phẩm Bánh trung thu
- Năm 2000, Thành lập Công ty Kinh Đô miền Bắc
- Năm 2003, Mua lại nhà máy Kem Wall's của Unilever và thành lập Công ty TNHH MTV KIDO'S
- Năm 2004, Kinh Đô Miền Bắc (NKD) lần đầu phát hành cổ phiếu
- Năm 2005, Tập đoàn Kinh Đô phát hành cổ phiếu lần đầu
- Năm 2008, Mua lại phần lớn cổ phần Vinabico
- Năm 2010, KDC, NKD, KIDO'S sáp nhập thành Tập đoàn Kinh Đô
- Năm 2011, Liên kết với Ezaki Glico Co.ltd (Công ty bánh kẹo đến từ Nhật Bản)
- Năm 2013, Đánh dấu mốc 20 năm phát triển của Kinh Đô
- Năm 2014, Tham gia vào ngành hàng thiết yếu với sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền Đại Gia Đình
- Năm 2016, Mua lại 65% cổ phần Công ty CP Dầu thực vật Tường An và sở hữu 24% cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex
- Năm 2017, Nắm giữ 51% cổ phần của Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex và đầu tư 50% vào Công ty TNHH Chế biến thực phẩm DABACO
- Năm 2018, Mua lại 51% cổ phần tại Golden Hope Nhà Bè và thành lập Công ty TNHH KIDO Nhà Bè
- Năm 2019, Đa dạng hóa thị trường thông qua tự sản xuất, thương mại, OEM và liên doanh
- Năm 2020, Thâm nhập vào ngành hàng bánh kẹo, nước uống và mở rộng thị phần trong ngành hàng Dầu ăn, Kem. Bên cạnh đó, sáp nhập KIDO Foods vào KDC
- Năm 2021, Ra mắt thương hiệu Chuk Chuk
Mission
- Sứ mệnh của KIDO đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả khách hàng để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.
- Với đối tác, sứ mệnh của KIDO là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các sản phẩm đầy tính sáng tạo. Chúng tôi hướng tới mức lợi nhuận hài hòa cho các bên, cải tiến các quy trình cho chất lượng và năng suất để tạo sự phát triển bền vững.
- Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên bán hàng siêu thị là gì?
Nhân viên bán hàng siêu thị (Supermarket Salesperson) là người chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa, trực tiếp tư vấn, tính tiền, xuất hóa đơn cho khách hàng. Sau mỗi ca làm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ thống kê doanh thu trong ngày là bàn giao lại cho quản lý.
Mô tả công việc của Nhân viên bán hàng siêu thị
Quản lý hàng hóa, sắp xếp quầy kệ
- Thường xuyên kiểm tra sản phẩm, hàng hóa được giao trách nhiệm quản lý, đảm bảo các mặt hàng được trình bày đúng nơi quy định, đủ số lượng, chất lượng và còn hạn sử dụng. Làm vệ sinh các kệ, khu trưng bày, sắp xếp các mặt hàng theo quy định của siêu thị.
- Bổ sung các mặt hàng bị thiếu, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng, bị hỏng hoặc đã quá hạn sử dụng. Đổi ngay cho khách hàng sản phẩm khác và tiến hành rà soát lại nếu có vấn đề phát sinh và báo cáo lại với quản lý. Bày trí kệ hàng khoa học, bắt mắt, dễ tìm, cập nhật giá bán hàng ngày.
Yêu cầu về thái độ của nhân viên bán hàng
- Trong ca làm việc phải luôn có mặt ở khu vực bán hàng đã được phân công, nếu có việc riêng phải báo cáo với quản lý hoặc bàn giao cho đồng nghiệp khác. Chào đón niềm nở, mời khách hàng với thái độ thân thiện, lịch sự.
- Nắm được thông tin sản phẩm, thuyết phục khách hàng tin tưởng, lựa chọn mặt hàng của siêu thị để sử dụng. Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp họ cần giúp đỡ. Tiếp nhận ý kiến, phản hồi, xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm cung cấp và thái độ phục vụ của nhân viên của siêu thị.
- Kiểm tra số lượng, giá bán, tính tiền cho những sản phẩm khách hàng đã chọn sau đó thanh toán và xuất hóa đơn. Khi khách hàng có yêu cầu trả hàng hay khiếu nại khác, bạn sẽ là người đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn cho họ quy trình xử lý.
Báo cáo sau bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng
- Lập báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất dưới yêu cầu của quản lý về số hàng bán được, lượng hàng lỗi (không đạt chất lượng, hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng),...
- Lên danh sách khách hàng thân thiết, nhu cầu tiêu dùng theo những quầy hàng do mình phụ trách. Dựa vào đó để thực hiện việc chăm sóc khách hàng và theo dõi bán hàng cho siêu thị.
Nhân viên bán hàng siêu thị có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91-156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên bán hàng siêu thị
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên bán hàng siêu thị, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên bán hàng siêu thị?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên bán hàng siêu thị
Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một nhân viên tư vấn bán hàng showroom. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:
Kiến thức chuyên môn
-
Tốt nghiệp THPT trở lên, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, thương mại là một lợi thế. Có kiến thức hiểu biết về các sản phẩm trong siêu thị. Am hiểu về các chiến lược marketing bán hàng.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp: Vì tính chất công việc, nhân viên bán hàng siêu thị phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn sản phẩm, giải đáp thắc mắc. Chính vì thế, nhân viên bán hàng siêu thị cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hàng vạn vấn đề có thể xảy ra khi bạn làm trong siêu thị, đặc biệt là những trường hợp sản phẩm bị lỗi khi đến tay khách hàng. Trong những lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng. Bạn cần phải xác định nguyên nhân sản phẩm bị lỗi, trao đổi với khách hàng và đưa ra phương án xử lý kịp thời, phù hợp.
- Kỹ năng quản lý: Khối lượng công việc của nhân viên bán hàng siêu thị rất lớn. Bạn vừa chịu trách nhiệm quản lý, kiểm kê hàng hóa, trưng bày sản phẩm, tư vấn bán hàng, v.vv.. Do đó, bạn cần phải biết cách sắp xếp công việc, phân bổ thời gian phù hợp nhằm đảm bảo công việc không bị quá tải. Đặc biệt, trong vai trò nhân viên bán hàng siêu thị, bạn phải làm việc với hàng nghìn sản phẩm với các mẫu mã, thương hiệu khác nhau. Nếu không có kỹ năng quản lý tốt, hàng hóa dễ bị thất thoát, hỏng hóc hoặc thậm chí hết hạn bảo hành.
- Kỹ năng ghi nhớ thông tin: Thông thường, mỗi nhân viên bán hàng siêu thị sẽ phụ trách một ngành hàng. Mỗi ngành hàng sẽ có rất nhiều sản phẩm đến từ các nhãn hàng khác nhau. Do đó, bạn cần phải ghi nhớ các thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, thành phần, công dụng và vị trí trưng bày sản phẩm,... Chỉ khi bạn ghi nhớ được tất cả các thông tin này thì bạn mới có thể tư vấn bán hàng hoặc giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
- Cẩn thận, tỉ mỉ: Cẩn thận và tỉ mỉ là những đức tính quan trọng đối với nhân viên bán hàng siêu thị. Bởi vì nhân viên bán hàng siêu thị có trách nhiệm quản lý, kiểm kê hàng hóa. Trong khi đó, số lượng hàng hóa trong siêu thị rất lớn. Nếu không cẩn thận trong khâu quản lý, kiểm kê, số lượng hàng hóa nhập vào hoặc xuất ra sẽ không đúng với thực tế. Bên cạnh đó, đức tính cẩn thận rất quan trọng khi bạn tính tiền cho khách hàng. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của siêu thị.
- Thái độ thân thiện, nhiệt tình: Mỗi ngày, một nhân viên bán hàng siêu thị có thể tiếp xúc với hàng trăm khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có một tính cách khác nhau, có khách dễ chịu thì cũng có khách khó tính. Do đó, bạn phải luôn giữ thái độ thân thiện, nhiệt tình và hòa đồng với khách hàng. Hơn hết, trong vai trò nhân viên bán hàng, bạn cũng chính là gương mặt đại diện của siêu thị. Nếu thái độ của bạn không tốt, thì khách hàng có thể dựa vào đó để đánh giá tiêu cực về siêu thị, từ đó ảnh hưởng đến bộ mặt của siêu thị.
- Trình độ ngoại ngữ: Mặc dù siêu thị không yêu cầu trình độ ngoại ngữ khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, nhưng nếu bạn có thêm một ngoại ngữ thì đó là cơ hội để bạn được thăng tiến lên các chức vụ cao hơn. Vì các quản lý cấp cao tại siêu thị Việt Nam đa phần là người nước ngoài, điển hình như Lotte, E-mart. Đồng thời, người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam rất đông, việc tiếp xúc với người nước ngoài tại siêu thị là điều rất bình thường. Nếu có thêm một ngoại ngữ như tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng hỗ trợ khách hàng và được mọi người tín nhiệm.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên bán hàng siêu thị
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên bán hàng siêu thị có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Nhân viên bán hàng siêu thị
Mức lương: 6 - 8 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 3 năm
Nhân viên bán hàng siêu thị là những người làm việc tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng bách hóa, chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa, sắp xếp hàng hóa trên kệ, tư vấn cho khách hàng, tính tiền hóa đơn và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm duy trì hoạt động suôn sẻ của cửa hàng. Sau mỗi ca làm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ thống kê doanh thu trong ngày là bàn giao lại cho quản lý.
>> Đánh giá: Đây là một vị trí phổ biến và quan trọng trong ngành bán lẻ, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng cao. Với mức độ cạnh tranh cho vị trí Nhân viên bán hàng siêu thị cũng khá cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt, tác phong nhanh nhẹn và có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Trưởng nhóm bán hàng siêu thị
Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Trưởng nhóm bán hàng siêu thị là người đứng đầu nhóm nhân viên bán hàng và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng là người đưa ra phương pháp bán hàng để tăng doanh thu cho cửa hàng.
>> Đánh giá: Vị trí Trưởng nhóm bán hàng siêu thị là một vị trí quan trọng và ngày càng phổ biến trong các hệ thống siêu thị lớn nhỏ trên thị trường. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ, nhu cầu tuyển dụng Trưởng nhóm bán hàng siêu thị cũng ngày càng tăng cao.
3. Quản lý siêu thị
Mức lương: 14 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Quản lý siêu thị được hiểu một cách đơn giản đó là công việc quản lý hệ thống kinh doanh của một cửa hàng hoặc siêu thị nhằm đảm bảo các đầu mục công việc được diễn ra hiệu quả. Trong cùng một mô hình kinh doanh, việc quản lý được mô tả thay cho nhiều vị trí vận hành cùng lúc ở tổ chức bán lẻ.
>> Đánh giá: Vị trí Quản lý siêu thị là một vị trí quan trọng và ngày càng phổ biến trong ngành bán lẻ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường siêu thị tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Đóng vai trò chủ chốt trong việc lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên. Họ cần có khả năng tạo động lực, hướng dẫn và phát triển nhân viên để đạt được mục tiêu kinh doanh. Đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong siêu thị diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Điều này bao gồm quản lý hàng hóa, tổ chức không gian bày bán, và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.
4. Giám đốc siêu thị
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm
Giám đốc siêu thị là người ở vị trí quản lý cao nhất trong một siêu thị hoặc một hệ thống siêu thị. Họ có nhiệm vụ phải giám sát tất cả các khía cạnh của cửa hàng, bao gồm tất cả nhân sự, sản phẩm, bán hàng, các dịch vụ, chức năng, quy trình kinh doanh,...
>> Đánh giá: Có vai trò lãnh đạo chiến lược quan trọng, định hướng và phát triển chiến lược dài hạn cho siêu thị để đạt được các mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng bền vững trên thị trường. Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nhân sự, bao gồm cả lựa chọn, đào tạo và giữ chân nhân viên có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của công việc và nhu cầu của khách hàng.
5 bước giúp Nhân viên bán hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Chủ động học hỏi và nâng cao kỹ năng
Tự chủ động nghiên cứu và học hỏi các kỹ năng mới liên quan đến bán hàng và chăm sóc khách hàng. Tham gia các khoá đào tạo, hội thảo để cập nhật những xu hướng mới và phương pháp bán hàng hiệu quả.
Chủ động trong công việc hàng ngày
Luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc hàng ngày và vượt qua các mục tiêu doanh số được giao. Đề xuất các ý tưởng mới và cải tiến trong việc phục vụ và bán hàng để cải thiện hiệu suất.
Xây dựng mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Phát triển kỹ năng giao tiếp để tạo dựng sự tin tưởng và tương tác hiệu quả với khách hàng.
Phát triển khả năng giải quyết vấn đề
Học cách xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng. Đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết các thách thức trong công việc.
Chủ động xin phản hồi và phát triển
Yêu cầu phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp để cải thiện bản thân. Luôn sẵn sàng chấp nhận và học hỏi từ các ý kiến phản hồi để phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên bán hàng thời trang đang tuyển dụng