208 việc làm
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Legal Executive/ Officer
Shinhan Finance
4.0
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 26 ngày trước
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
Senior Legal Counsel (M&A, Real Estate)
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
4.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 27 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 27 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Công ty CP DAT VIET VAC GROUP HOLDINGS
Senior Legal Counsel (IP)
DatVietVAC Group Holdings
3.2
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công ty CP DAT VIET VAC GROUP HOLDINGS
Senior Legal Counsel (IP)
DatVietVAC Group Holdings
3.2
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty CP DAT VIET VAC GROUP HOLDINGS
Senior Legal Counsel (Ip)
DatVietVAC Group Holdings
3.2
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI - SẢN XUẤT - TRỒNG TRỌT TÂN TÂN
Chuyên Viên Pháp Chế
TRỒNG TRỌT TÂN TÂN
14 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 21
Hết hạn ứng tuyển
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 21
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân Viên/Chuyên Viên
Ngày đăng tuyển: 09/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 10/08/2024
Hình thức: Full-time
Kinh nghiệm: Trên 3 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên, 120 Xa Lộ Hà Nội, Tân Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Mô tả công việc

  • Soạn thảo, xem xét và thẩm định tính hợp pháp, pháp lý của các văn bản, hợp đồng,… ký kết của Công ty, tham gia thương lượng đàm phán với đối tác
  • Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty. Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của Công ty đều thực hiện theo đúng pháp luật liên quan.
  • Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật cho Ban giám đốc, Thực hiện công tác đối ngoại, ngoại giao với cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật
  • Tham gia giải quyết các vụ việc pháp lý của doanh nghiệp, (xử lý kỷ luật, tranh chấp lao động, triển khai dự án, hợp đồng, thủ tục hành chính, sở hữu trí tuệ....).
  • Tham gia vào các dự án, giao dịch cụ thể của Công ty, thương lượng, đàm phán với các đối tác theo sự phân công của Ban lãnh đạo Công ty
  • Thay mặt Công ty để tiến hành các thủ tục pháp lý trong quá trình khiếu nại, tranh chấp và các tố tụng pháp lý có liên quan.
  • Cập nhật kịp thời và chính xác các văn bản Pháp luật, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu

Quyền lợi được hưởng

- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Khu vực
Báo cáo
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI - SẢN XUẤT - TRỒNG TRỌT TÂN TÂN
TRỒNG TRỌT TÂN TÂN Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:
780 Nguyễn Duy , Phường 12, Quận 8

Công Ty Tân Tân được thành lập từ năm 1984, Là một thương hiệu quốc gia nổi tiếng hàng đầu trong ngành chế biến các loại hạt, đặc biệt là đậu phộng với các mùi vị đặc trưng. Với dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến, các dòng sản phẩm của Tân Tân được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng ủng hộ. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 25%, sản phẩm của Tân Tân bao phủ khắp các kênh bán hàng. Chiếm 80% thị phần trên cả nước, với hơn 40.000 điểm bán lẻ và 80 nhà phân phối là khách hàng nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty đang tìm kiếm những ứng viên đầy tâm huyết để đồng hành và phát triển cùng Chúng tôi.

Công việc của Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế là những người đại diện luật pháp của công ty, đảm nhiệm việc thực hiện các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của một tổ chức. Họ có kiến thức chuyên sâu về khung pháp lý và chịu trách nhiệm tư vấn, tiến hành nghiên cứu pháp lý và soạn thảo các văn bản pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế 

Có thể thấy, Chuyên viên pháp chế phụ trách chủ yếu các công việc liên quan đến pháp luật của công ty, cụ thể như: 

  • Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản ban hành tại công ty. 
  • Hỗ trợ thành viên trong công ty hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến luật pháp. 
  • Cập nhật liên tục, thường xuyên những quy định mới. 
  • Làm việc với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện thủ tục cần thiết cho công ty. 
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty. 
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Chuyên viên pháp chế có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
52 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên pháp chế

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên pháp chế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên pháp chế
130 - 195 triệu/năm
Chuyên viên pháp chế

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
19%
2 - 4
46%
5 - 7
26%
8+
9%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên pháp chế?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên pháp chế

Với đặc thù luật kinh tế và hoạt động trong môi trường doanh nghiệp, Chuyên viên Pháp chế cần rất nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau.

Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật 

Để có thể nắm bắt được toàn bộ các vấn đề luật pháp của doanh nghiệp, Chuyên viên pháp chế cần là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực luật pháp. Yêu cầu cơ bản hiện nay của nhiều doanh nghiệp là kinh nghiệm từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và lớn, Chuyên viên pháp chế cần có kinh nghiệm từ 3 – 4 năm trở lên, vì vấn đề pháp luật của nhóm doanh nghiệp này khá phức tạp và yêu cầu nhiều kinh nghiệm xử lý.

Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với các bộ phận khác

Chuyên viên pháp chế có thể làm việc một mình hoặc có thêm 1-2 nhân viên pháp luật tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là nơi tiếp xúc với nhiều bộ phận trong công ty về vấn đề luật pháp. Vậy nên họ cần có khả năng liên kết với hoạt động của các bộ phận khác bên cạnh khả năng hoạt động độc lập trong vấn đề chuyên môn.

Chủ động, nhiệt tình và nghiêm túc trong công việc 

Với trách nhiệm năm bắt các vấn đề luật pháp, Chuyên viên pháp chế cần nắm bắt nhanh chóng các thông tin của công ty, cũng như tình hình luật pháp của thị trường ngành kinh tế nói chung. Để làm được điều này, họ luôn cần phải chủ động trong quá trình cập nhật thông tin và nghiêm túc với công việc của mình. Khi Chuyên viên pháp chế không thật sự tập trung vào công việc, họ sẽ không thể nhận ra những lỗ hổng luật pháp trong hoạt động của công ty. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý sau đó.

Sự khôn khéo, linh hoạt trong giao tiếp 

Chuyên viên pháp chế bên cạnh việc phải tiếp xúc nhiều với lãnh đạo công ty, họ còn phải tiếp xúc với đối tác, các cơ quan pháp lý và đôi khi là cả phóng viên, báo chí, công chúng. Vậy nên, giao tiếp khôn khéo và linh hoạt là khả năng cần có của một Chuyên viên pháp chế để ứng phó với các trường hợp trên.

Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm việc 

Nếu sự chủ động và nghiêm túc giúp Chuyên viên pháp chế hoàn thành tốt chuyên môn công việc, thì sự trung thực và cẩn thận là tố chất cần có để họ hoạt động một cách trách nhiệm với công ty. Là người nắm bắt những thông tin quan trọng của công ty, Chuyên viên pháp chế cần có trách nhiệm bảo mật những thông tin đó trước các cá nhân, tổ chức bên ngoài công ty. Đạo đức nghề nghiệp cũng yêu cầu Chuyên viên pháp chế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quá trình tư vấn luật pháp cho lãnh đạo công ty.

Ý thức chấp hành quy định của công ty bên cạnh chấp hành luật 

Ý thức chấp hành quy định công ty là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần tuân thủ. Chuyên viên pháp chế cũng thuộc sự quản lý của doanh nghiệp. Họ có thể được ưu tiên một số nội quy về thời gian và môi trường làm việc, nhưng các nội quy nghĩa vụ khác vẫn cần được hoàn thành.

Các kỹ năng mềm cơ bản cần có 

Kỹ năng mềm là điều tối thiểu đối với tất cả nhân sự thuộc bất kỳ ngành nghề nào. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ, và các chứng chỉ liên quan,… cũng được yêu cầu đối với Chuyên viên pháp chế.

Lộ trình thăng tiến Chuyên viên pháp chế

Để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp. Sau đó dần tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến lên các vị trí cao hơn. 

Mức lương bình quân của Chuyên viên pháp chế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh Pháp chế

Là sinh viên luật khi tham gia thực tập tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp lý như công ty luật, phòng pháp chế của một công ty, văn phòng luật sư,... 

Nhân viên pháp chế

Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp của mình tại vị trí Nhân viên pháp chế. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phụ trách các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp.  Để đảm nhận vị trí này bạn cần có bằng cử Cử nhân ngành Luật hoặc các ngành có liên quan. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có thẻ Chuyên viên pháp chế và các chứng chỉ tương tự. Nhân viên pháp chế sẽ phải dành thời gian vài tháng để tham gia các khóa đào tạo nhằm làm quen với các quy định, thủ tục, pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà họ làm việc.

Chuyên viên pháp chế

Sau 3 – 5 năm làm việc bạn sẽ có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết để thăng tiến lên vị trí Chuyên viên pháp chế.  Trách nhiệm của Chuyên viên pháp chế là phải đảm bảo hợp đồng và các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Họ cũng phải thu thập và xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp và ban hành các quy định, cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo nhân viên trong công ty được phổ biến đầy đủ các kiến thức pháp lý cần thiết và luôn dựa trên cơ sở pháp lý để thực hiện công việc. Có như vậy công ty mới có thể phát triển bền vững.

Trưởng phòng pháp lý

Đây là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng công ty mà sẽ có cách gọi khác nhau. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, với bộ máy nhân sự phức tạp sẽ là Giám đốc pháp lý. Còn tại các công ty vừa và nhỏ sẽ là Trưởng phòng pháp lý, Trưởng ban pháp lý,…

Nếu muốn trở thành Trưởng phòng pháp lý, ngoài kiến thức và kinh nghiệm bạn còn phải sở hữu các kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo như: Kỹ năng điều phối công việc, tinh thần trách nhiệm cao…

Quản lý pháp chế

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý pháp chế. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động pháp chế của công ty. Bạn sẽ đảm bảo rằng các quy trình pháp chế được thực hiện đúng thời hạn và tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn cũng có thể tham gia vào việc định hình chiến lược pháp chế của công ty và đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến pháp chế.

Tìm việc theo nghề nghiệp