Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
Mục tiêu
Người đảm nhận vị trí chịu trách nhiệm:
- Đảm bảo tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giao dịch, dịch vụ tài chính cá nhân phù hợp với nhu cầu khách hàng, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.
- Đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro khi xử lý giao dịch, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Trách nhiệm chính (1)
1. Thực hiện giao dịch và cung cấp dịch vụ:
- Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Khách hàng một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo đúng SLAs và các tiêu chuẩn về Chất lượng dịch vụ.
- Thực hiện các giao dịch tiền mặt và phi tiền mặt cho các khách hàng (như: mở tài khoản, nhận tiền gửi…) theo đúng thủ tục của TCB.
- Cập nhật thông tin về sản phẩm, quy trình/ quy định, chương trình Marketing, các chiến dịch bán hàng mới và hướng dẫn của Techcombank theo từng thời kỳ nhằm cung cấp dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng tốt nhất.
- Tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng theo đúng quy định của Techcombank.
- Tiếp nhận ý kiến của khách hàng về sản phẩm, quy trình, dịch vụ, chính sách... để có khuyến nghị đối với các bộ phận liên quan nhằm góp phần cải thiện các vấn đề về sản phẩm, quy trình, chính sách theo từng thời kỳ.
2. Tư vấn: xác định cơ hội bán thêm, bán chéo, tư vấn và cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Tiếp nhận, tìm hiểu các thông tin của khách hàng để tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc giới thiệu tới các vị trí theo quy định nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.
- Xác dịnh cơ hội bán thêm, bán chéo trong quá trình giao dịch và khuyến khích khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm khác.
- Khai thác, tư vấn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân phù hợp với nhu cầu khách hàng theo danh sách khách hàng được giao trong từng thời kỳ.
- Đảm bảo tư vấn đúng, đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân và đúng với nhu cầu của khách hàng
- Phát triển khách hàng qua các kênh bán theo định hướng của ngân hàng theo từng thời kỳ
3. Quản trị hiệu quả: Quản lý kế hoạch kế hoạch và kết quả kinh doanh
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của cá nhân để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh được giao.
Trách nhiệm chính (2)
1. Tuân thủ vận hành
- Kiểm tra các giao dịch/chứng từ phát sinh trong ngày
- Đối chiếu giao dịch và lượng tiền mặt, đảm bảo số dư tại quỹ tiền mặt về không sau khi hết giờ giao dịch
- Chấm kiểm tra chứng từ đã hạch toán giao dịch của ngày hôm trước.
- Lập báo cáo hàng ngày sau khi hết giờ giao dịch
- Là thành viên của tổ tiếp quỹ ATM tại CN/PGD/vùng lân cận.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của KSV/Trưởng nhóm GDV.
- Thực hiện công việc theo đúng chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn của Ngân hàng.
- Thực hiện nhận biết thông tin khách hàng (Amlock, KYC, …) cũng như các dấu hiệu cảnh báo trước, trong và sau khi giao dịch của khách hàng, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định của Techcombank và pháp luật.
2. Quản lý rủi ro
- Quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành trên danh sách khách hàng được giao theo đúng quy định và hướng dẫn của ngân hàng
- Tuân thủ quy trình/hướng dẫn thẩm định Khách hàng và đảm bảo kiểm soát đầy đủ hồ sơ theo quy định khi giao dịch với khách hàng (Ví dụ: Thu thập hồ sơ, làm tờ trình, chuyển hồ sơ KH cho PCC, CCP,…)
- Tuân thủ quy trình kiểm tra sau vay (kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tình hình tài chính,…)
- Nhận diện, báo cáo, tham gia các công tác xử lý rủi ro hoạt động.
- Tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin và an ninh thông tin.
Trách nhiệm chính (3)
Nhân sự: Phát triển con người & xây dựng VHTC Phát triển bản thân
- Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo của TCB
- Luôn có tinh thần tự học hỏi trong công việc và cuộc sống
- Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.
- Luôn có thái độ cởi mở chia sẻ thông tin với người khác & tinh thần sẵn sàng đón nhận thay đổi.
- Làm chủ, chịu trách nhiệm trong công việc, hướng đến kết quả vượt trội. Xây dựng VHTC tại đơn vị
- Xây dựng văn hóa gắn kết, khuyến khích đồng nghiệp đạt được thành công.
- Nhận thức đầy đủ về văn hóa tổ chức của Techcombank và thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần 5 giá trị cốt lõi, chuẩn mực hành vi của TCB, thể hiện DNA của Techcomer.
(*) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên theo từng thời kỳ.
Yêu Cầu Công Việc
Chân dung Thành công - Bằng cấp, Kinh nghiệm
- Trình độ đại học với chuyên ngành đào tạo: kinh tế, tài chính, ngân hàng, ngoại thương...
- Tối thiểu 3+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng ở vị trí tương đương
- Có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm VP, tài chính ngân hàng.
- Trình độ tiếng Anh: Không áp dụng
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Sau 30 năm không ngừng phát triển đi lên, Techcombank đang có chỗ đứng vững chắc trong ngành Ngân hàng nói chung, và trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng với doanh thu 27.000 tỷ đồng và hơn 10.000 nhân viên (năm 2020)
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH theo mức cơ bản
- Tham gia vào Techcombank Care với gói bảo hiểm Bảo Việt
Các hoạt động ngoại khóa
- Team building
- Du lịch hàng năm
- Thứ 7 năng động
- Party thường niên
Lịch sử thành lập
- Năm 1993: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập tại Hà Nội với vốn điều lệ 20 tỷ đồng
- Năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh
- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
- Năm 1998: Trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
- Năm 1999: Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
- Năm 2000: Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng
- Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội và các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng
- Năm 2003: Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003
- Năm 2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng
- Năm 2005: Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu..
- Năm 2006: Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa được ra mắt
- Năm 2007: Trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch
- Năm 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- Năm 2012: phát hành thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- Năm 2018: Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2020: tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng[10] với gần 11.882 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
Mission
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
Review Techcombank
Review khối IT của Techcombak
Công ty làm marketing tốt nhưng vào làm thì cũng thấy nhiều vấn đề
Tâm sự của một homecomer về T đỏ và đã ra đi
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính là gì?
Chuyên viên tư vấn tài chính (Financial advisor) là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và Phân tích tài chính tài sản. Ngoài ra, các chuyên viên tư vấn tài chính còn xử lý những vấn đề liên quan đến bảo hiểm và giúp họ lập kế hoạch toàn diện các khoản đầu tư trong tương lai. Financial advisor có thể làm việc cho các công ty, tổ chức hoặc họ lựa chọn làm việc độc lập cho chính mình. Bên cạnh đó những công việc như Chuyên viên tư vấn nhân sự, Chuyên viên tư vấn thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Chuyên viên tư vấn tài chính
Tại mỗi đơn vị làm việc, Chuyên viên tư vấn tài chính sẽ có công việc cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung, họ có các nhiệm vụ cơ bản dưới đây:
Trao đổi với khách hàng
Nhiệm vụ của Chuyên viên tư vấn tài chính chủ yếu là đối ngoại, làm việc với khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu và yêu cầu của họ. Thường xuyên gặp gỡ khách hàng để nắm bắt kế hoạch đầu tư trong tương lai của họ và ghi chép lại. Họ cũng là người phụ trách nhận báo cáo chi tiết của khách hàng để xác định thu nhập, chi phí, khả năng chấp nhận rủi ro, bảo hiểm, tình trạng thuế và các mục tiêu tài chính của họ.
Tư vấn về thị trường và các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt trên thị trường trên cơ sở ngân sách của khách hàng cũng là một trong những trách nhiệm của một Chuyên viên tư vấn tài chính. Họ sẽ phụ trách thảo luận với khách hàng cơ hội và rủi ro đầu tư liên quan đến khoản đầu tư cụ thể cũng như cung cấp thông tin mới nhất đến khách hàng về xu hướng ngành hiện tại và dự báo giá trị thị trường của tài sản trong tương lai mà họ đang muốn đầu tư.
Các công việc liên quan khác
Sau khi khách hàng đã lựa chọn được thị trường và gói đầu tư theo tư vấn của Chuyên viên tư vấn tài chính, nhiệm vụ của họ cũng là theo dõi và báo cáo các kết quả thu được cho khác hàng. Ngoài ra, Chuyên viên tư vấn tài chính cũng có thể bán các sản phẩm tài chính như quỹ chung, bảo hiểm, chứng khoán và trái phiếu cho khách hàng hay hỗ trợ khách hàng mở tài khoản cho mục đích thương mại đặc thù, đánh giá lại kế hoạch định kỳ để theo sát sự biến động về tình hình tài chính, sự biến động kinh tế để xác định có cần thay đổi kế hoạch hay không....
Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Chuyên viên tư vấn tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Chuyên viên tư vấn tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tư vấn tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Chuyên viên tư vấn tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ tư vấn tài chính cho khách hàng. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối với một Chuyên viên tư vấn tài chính, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một chuyên viên tư vấn tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Chuyên viên tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đối tác của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 1 năm trở lên
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Chuyên viên tư vấn tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Tài chính ngân hàng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính | 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Chuyên viên tư vấn tài chính | 8.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Chuyên viên tư vấn tài chính và các ngành liên quan:
- Chuyên viên phát triển sản phẩm: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên tư vấn thương hiệu: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Tài chính ngân hàng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Sinh viên năm cuối hoặc người mới ra trường thường sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh Tài chính ngân hàng. Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Tài chính tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tư vấn tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính
Mức lương: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình tư vấn khách hàng cũng như tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên ngoài khoảng lương cứng, họ cũng sẽ được thưởng các khoản thêm dựa theo các dự án hoàn thành. Cơ hội việc làm Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính có mức lương hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Chuyên viên tư vấn tài chính
Mức lương: 8.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, bạn có thể chuyển lên vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính. Vị trí này sẽ phải làm việc nhiều với khách hàng nên yêu cầu năng lực cá nhân phải vững vàng và tường tận để có thể giải đáp và định hướng đúng đắn cho khách hàng.
>> Đánh giá: Với việc làm Chuyên viên tư vấn tài chính, ngoài mức lương cứng họ cũng sẽ có các khoản thưởng bên ngoài. Nhưng khác Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính, lương thưởng của Chuyên viên tư vấn tài chính sẽ đến từ tiền tips và tiền hoa hồng từ các khách hàng của họ. Thu nhập khá hấp dẫn nên cạnh tranh cũng cao.
5 bước giúp Chuyên viên tư vấn tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Chuyên viên tư vấn tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những chuyên viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Chuyên viên tư vấn tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của một chuyên viên tư vấn tài chính? Bởi, đặc thù công việc của ngành nghề này chính là tư vấn tài chính cho khách hàng. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng.
Chuyên viên tư vấn nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Chuyên viên tư vấn tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn là một chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn có quyền “làm chủ” mọi thứ. Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của khách hàng. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà khách hàng nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe ngoài việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng còn giúp Chuyên viên tư vấn tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Phát triển sản phẩm đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính hiện nay
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên đầu tư với mức lương hấp dẫn