105 việc làm
CÔNG TY CP VIỄN THÔNG FPT Telecom
DATA ANALYST
FPT Telecom
3.4
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 1 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
JobsGO Recruit
Trưởng Bộ Phận Lab
JobsGO Recruit
5.0
Thỏa thuận
Đăng 22 ngày trước
Công ty TNHH MTV Hùng Phúc
Nhân Viên Phòng Lab
Công ty TNHH MTV Hùng Phúc
Thỏa thuận
Cần Thơ
Đăng 24 ngày trước
6 - 8 triệu
Đăng 29 ngày trước
CÔNG TY CP VIỄN THÔNG FPT Telecom
DATA ANALYST
FPT Telecom
3.4
12 đánh giá 714 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 2
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 2
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 20/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 30/09/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc: Hồ Chí Minh
- Đang cập nhật ...
Khu vực
Báo cáo
Quy mô:
5.000 - 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Tầng 18 Tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet hàng đầu khu vực. Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam.

Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số có trải nghiệm khách hàng vượt trội, tốt nhất tại Việt Nam.

Chính sách bảo hiểm

  • BHXH, Y tế, Thất Nghiệp, công đoàn đầy đủ theo Luật Lao động quy định
  • Gói bảo hiểm FPT Care để khám chữa bệnh miễn phí.

Các hoạt động ngoại khóa

  • Giải chạy bộ
  • Câu lạc bộ
  • Giải thi đấu thể thao
  • Chương trình kết nối “Bạn muốn hẹn hò nơi công sở”
  • Teambuilding
  • Du lịch
  • Hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao hấp dẫn: tân binh, teambuilding, thi trạng, hội làng, đá bóng, cầu lông, bơi lội, bóng bàn, bi-a…

Lịch sử thành lập

  • Ngày 31/01/1997, trung tâm FPT Internet (FPTOnline Exchange - FOX - tiền thân của FPT Telecom) được thành lập tại Hà Nội với sản phẩm mang trí tuệ Việt Nam.
  • Năm 2001, Ra mắt báo điện tử đầu tiên tại Việt NamVnExpress.net.
  • Năm 2002, Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP(Internet Exchange Provider).
  • Năm 2005, Chuyển đổi thành Công ty cổ phần Viễn Thông FPT (FPT Telecom)
  • Năm 2007, Trở thành thành viên chính thức của liên minh AAG.
  • Năm 2008, Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kong
  • Năm 2009, Đạt mốc doanh thu 100 triệu USD.
  • Năm 2012, Hoàn thiện tuyến trục Bắc Nam với tổng chiều dài 4.000 km.
  • Năm 2013, Ra mắt dịch vụ Truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền hình FPT.
  • Năm 2014, Có mặt tại Myanmar. Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi IPv6.
  • Năm 2016, Khai trương Trung tâm dữ liệu chuẩn Uptime TIER III lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam.
  • Năm 2017, Chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM. Ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC – 1Gbps.
  • Năm 2018, Hoàn thiện việc quang hóa hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Box truyền hình 4K, Voice remote.
  • Năm 2019, Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dịch vụ nổi bật: FPT Camera, iHome, HBO GO, Foxy…
  • Năm 2020, Ra mắt nhiều sản phẩm lớn: Foxpay, F.safe, F.work, F.Drive, bộ giải mã FPT TV 4K FX6 của Truyền hình FPT, cùng nhiều giải pháp hỗ trợ mùa dịch Covid 19.
  • Năm 2021, Hợp nhất FPT Play và Truyền hình FPT thành Truyền hình FPT Play. Ra mắt sản phẩm FPTPlay Box S, ra mắt giải pháp Camera SME cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Năm 2022, Ra mắt gói Lux tích hợp công nghệ Wifi 6 và Bộ giải mã đầu tiên tại thị trường Việt Nam tích hợp hai công nghệ IPTV và OTTlà Box FPT Play 2022. Khai trương 2Data Center: Fornix HN02 và Fornix HCM01 với công suất 800 rack

Mission

  • Ngay từ khi thành lập, Internet FPT đã định hướng tới chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, “kết nối con người”, đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn, mục tiêu là để khách hàng được truy cập internet nhanh nhất, dễ dàng nhất.

Công việc của Data Analyst là gì?

Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể. 

Mô tả công việc của vị trí Data Analyst

Làm sạch dữ liệu (Data cleaning)

Ngoài việc được nâng cao về kỹ năng thu thập dữ liệu, Data Analyst còn phải nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu để xác định các dữ liệu lỗi hoặc thiếu sót, và có khả năng sử dụng các công cụ làm sạch dữ liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, Data Analyst cần làm sạch dữ liệu để đảm bảo dữ liệu chính xác và sẵn sàng cho việc phân tích.

Phân tích và xử lý dữ liệu

Sau bước thu thập dữ liệu, Data Analyst sẽ tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu. Vì dữ liệu thu thập về đang ở dạng thô, sẽ bảo gồm cả những dữ liệu không cần thiết. Quá trình xử lý dữ liệu sẽ cần đến các công cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA. Kết quả sẽ cho ra con số thống kê cho từng câu hỏi.

Thiết kế báo cáo

Quá trình thiết kế báo cáo đòi hỏi Data Analyst phải vận dụng kỹ năng tư duy và visualize để chuyển đổi dữ liệu từ dạng số thành các biểu đồ trực quan. Chuyên viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Bi Tool, Excel để cải thiện năng suất khi làm báo cáo. Một báo cáo hoàn chỉnh phải có visual trực quan, dễ hiểu để các phòng ban khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở cho các quyết định.

Tư vấn cho doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất xong bài báo cáo, nhân viên Data Analyst cần báo cáo lại cho doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo nhìn ra thực trạng và vấn đề một cách rõ ràng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai.

Thực hiện những công việc được phân công

Trong trường hợp bài báo cáo chưa đạt đủ tiêu chuẩn hoặc chưa đủ dữ liệu để có thể đưa ra quyết định hiệu quả, lúc này Data Analyst sẽ thực hiện thêm các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.

Data Analyst có mức lương bao nhiêu?

169 - 254 triệu /năm
Tổng lương
156 - 234 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

169 - 254 triệu

/năm
169 M
254 M
65 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Data Analyst

Tìm hiểu cách trở thành Data Analyst, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Data Analyst Intern
39 - 78 triệu/năm
Data Analyst
169 - 254 triệu/năm
Senior Data Analyst
291 - 454 triệu/năm
Data Analyst

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
5%
2 - 4
67%
5 - 7
25%
8+
3%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Data Analyst?

Yêu cầu tuyển dụng của Data Analyst

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Data Analyst cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp và chuyên ngành: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành về Toán, Công nghệ thông tin hay Kinh tế, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan. Có kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu hoặc vai trò liên quan

  • Kiến thức về data: Ứng viên nên có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn SQL, có kiến thức về lập trình và xử lý dữ liệu, đặc biệt là sử dụng Python, có hiểu biết cơ bản về các khái niệm toán học và thống kê liên quan đến phân tích dữ liệu.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích logic: Với cùng một lượng dữ liệu giống nhau, người có tư duy logic, sắp xếp tốt sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa, insight ẩn sau đó.

  • Kỹ năng thiết kế báo cáo: Việc của Data Analyst là trình bày kết quả và phương án tới các phòng ban, nên đòi hỏi người làm phân tích dữ liệu cũng cần có kỹ năng trình bày, visualize để bản báo cáo trở nên trực quan và dễ hiểu nhất.

  • Kỹ năng lập trình: Kỹ năng lập trình là kỹ năng cần thiết để Data Analyst có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Data Analyst bao gồm: Python, R, SQL,... Bạn cần có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình này để thu thập dữ liệu (Data collection), làm sạch dữ liệu (Data cleaning), phân tích dữ liệu (Data modeling) và triển khai các mô hình phân tích dữ liệu.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Data Analyst thường phải giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến dữ liệu. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng suy nghĩ logic, xử lý công việc tỉ mỉ, phân tích thông tin và đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên những thông tin (data) có được.

Yêu cầu khác

  • Sử dụng thành tạo các công cụ phân tích: Data Analyst cần có kiến thức về các kỹ thuật phân tích dữ liệu và khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu được làm sạch, Data Analyst cần sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu. Các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến bao gồm: Python, R, SQL, Tableau, Power BI,... và những công cụ phân tích dữ liệu khác tuỳ vào mục đích phân tích dữ liệu. 

Lộ trình thăng tiến của Data Analyst 

Lộ trình thăng tiến của Data Analyst có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1.  Data Analyst Intern

Mức lương: 3 - 6  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm 

Data analyst Intern là những nhân sự học việc tại bộ phận IT tùy theo sự sắp xếp của mỗi công ty. Họ chưa được gọi là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên Data analyst chính thức. Thông qua đó, thực tập sinh sẽ tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế mà không chắc trường lớp đã dạy.

>> Đánh giá: Dù chưa được xem là nhân viên chính thức của doanh nghiệp nhưng Data Analyst Intern bước đầu được tiếp xúc với các công việc cần thiết để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu. Họ sẽ tích lũy kiến thức chuyên môn và cả kinh nghiệm thực tế thông qua việc hỗ trợ nhân viên Data Analyst chính thức.

2. Data Analyst

Mức lương: 15 - 20  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể. 

>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù data analyst là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.

3. Senior Data Analyst

Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 8 năm 

Senior Data Analyst là một vị trí công việc cao cấp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Người nắm giữ vị trí này thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về phân tích dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu. Họ sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để hiểu dữ liệu, tìm ra thông tin hữu ích và xu hướng.

>> Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm với tư cách là một Senior Data Analyst, bạn có thể có cơ hội để thăng tiến sự nghiệp của mình theo một vài hướng khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích của mình, bạn có thể tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học dữ liệu, quản lý, tư vấn hoặc với nhiều vai trò dữ liệu chuyên biệt hơn.

5 bước giúp Data Analyst thăng tiến nhanh trong trong công việc

Thể hiện lòng tận tâm và chuyên nghiệp

Làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi sự tận tâm và chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, đảm bảo bí mật thông tin đối tác và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp

Dành nhiều thời gian quan sát trước khi hành động

Kỹ năng quan sát cũng là một kỹ năng quan trọng đối với nhiều Data Analyst dự án nghiên cứu. Bạn cần quan sát đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu họ qua hành vi, thói quen thực tế để có thể dễ dàng đưa ra các phân tích, kết luận cho báo cáo của mình.

Tính kiên trì, tỉ mỉ

Để có thể trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu, bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng cẩn trọng trong từng dòng code được viết ra, vì đôi khi chỉ sai lệch một dấu cách nhỏ cũng có thế khiến câu lệnh viết ra bị sai so với mục đích ban đầu.  Hơn thế nữa, kĩ năng tập trung cao độ khi phân tích các con số cũng đóng vai trò quan trọng không kém vì một chút lơ đãng cũng có thế khiến bạn có thể làm lại từ đầu.

Là người biết “kể” những con số đằng sau dữ liệu

Những con số một mình nó không thể giúp cho người khác hiểu được những điều quan trọng đằng sau. Người làm Data Analyst cần phải phân tích kỹ và thấu hiểu số liệu để giải thích, trình bày những phát hiện để thuyết phục bộ phận quản lý.

Yêu thích làm việc với con số và máy tính

Data Analyst là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.

Tìm việc theo nghề nghiệp