Mô tả công việc
Mục đích công việc:
Chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tại quầy, kế toán nội bộ, kế toán thuế, kho quỹ nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro trong mọi giao dịch theo quy định của VIB.
Trách nhiệm:
Quản lý, sử dụng con dấu tuân thủ đúng quy định của VIB (theo phân công nhiệm vụ);
Thực hiện các công việc liên quan đến kho quỹ theo phân công nhiệm vụ;
Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tại quầy, kế toán nội bộ, kế toán thuế bao gồm nhưng không giới hạn: dịch vụ tài khoản, hợp đồng tiền gửi, ngân hàng điện tử, giao dịch ngoại tệ, giao dịch tiền mặt, chuyển tiền, hạch toán sau giải ngân, nhập/xuất Tài sản đảm bảo, nghiệp vụ về séc, giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, thực hiện các báo cáo liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro theo đúng quy định của VIB;
Tham gia đề xuất các sáng kiến, cải tiến các quy trình nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp quản lý.
Yêu cầu công việc
Tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, ngôn ngữ mạch lạc, không dị tật giọng nói;
Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm (Giao dịch viên chính)/ưu tiên kinh nghiệm (Giao dịch viên) làm việc trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và/hoặc lĩnh vực bán hàng và dịch vụ;
Ưu tiên có kinh nghiệm về giao dịch ngân hàng cơ bản;
Hình thức ưa nhìn, tự tin, nhiệt huyết và chu đáo cẩn thận trong cung cấp dịch vụ giao dịch với khách hàng;
Chủ động nâng cao hiểu biết về sản phẩm và có trách nhiệm trong công việc cũng như xử lý giao dịch của khách hàng một cách hiệu quả và chính xác;
Kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cơ bản.
Cử nhân chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính kế toán hoặc các trường Kinh tế;
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Quyền lợi
Chế độ bảo hiểm, Du Lịch, Chế độ thưởng, Chăm sóc sức khỏe, Đào tạo, Tăng lương
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-09-19 02:40:03
Ngân hàng TMCP Quốc tế, tên viết tắt là VIB dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996. Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Khám sức khỏe định kỳ
- Bảo hiểm sức khỏe Aon Care (dành cho cấp Cán bộ Quản lý)
Các hoạt động ngoại khóa
- Chương trình xã hội, từ thiện
Lịch sử thành lập
- Năm 1996, Ngân hàng VIB vừa thành lập đã đạt được số vốn điều lệ lên đến 5.644 tỷ đồng.
- Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có "Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008".
- Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA).
- Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.
- Năm 2016, Giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương” từ IFC
- Năm 2017, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UpCom) từ ngày 9/1/2017
- Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II
- Năm 2019, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 9.245 tỷ đồng
- Năm 2020, VIB được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên 144 triệu USD
- Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. VIB đưa thương hiệu và dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người trẻ qua The Masked Singer
Mission
Hướng tới khách hàng, nỗ lực vượt trội.
Review Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
Văn hóa làm việc tệ, chế độ lương thưởng thấp, sếp thường xuyên mắng nhân viên (RV)
Môi trường làm việc toxic, bóc lột sức lao độc, sếp độc đoán (RV)
Thiếu uy tín, chuyên nghiệp, nợ lương thanh toán hơn tháng, một nơi quá tệ để làm việc (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giao dịch viên ngân hàng là gì?
Giao dịch viên ngân hàng (Bank Teller) là người làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Họ có nhiệm vụ trực quầy giao dịch, là người sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các khoản giao dịch, xử lý các yêu cầu rút và gửi tiền qua các tài khoản ngân hàng.
Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng
Xử lý giao dịch tài chính - Cung cấp dịch vụ khách hàng
Giao dịch viên thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, và các dịch vụ tài chính khác của khách hàng.Họ tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giải đáp thắc mắc, và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến tài khoản của họ.
Quản lý tài khoản và hồ sơ khách hàng - Thực hiện các kiểm tra và bảo mật
Giao dịch viên cập nhật thông tin khách hàng, mở mới hoặc đóng tài khoản, và đảm bảo hồ sơ khách hàng chính xác và đầy đủ. Đảm bảo rằng tất cả các giao dịch đều được thực hiện theo quy trình và quy định của ngân hàng, đồng thời kiểm tra và bảo mật các giao dịch để ngăn chặn gian lận.
Xử lý các giao dịch tiền mặt - Đảm bảo tuân thủ quy định
Họ quản lý và kiểm tra số lượng tiền mặt trong quỹ, thực hiện việc gửi và nhận tiền từ kho tiền, và xử lý các vấn đề liên quan đến tiền mặt. Giao dịch viên phải tuân thủ các quy định của ngân hàng và các quy định pháp luật liên quan đến tài chính, bảo mật thông tin khách hàng và phòng chống rửa tiền.
Cập nhật và duy trì kiến thức - Hỗ trợ trong các hoạt động ngân hàng khác
Họ cần cập nhật kiến thức về các sản phẩm dịch vụ mới, thay đổi trong quy định ngân hàng, và xu hướng tài chính để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Giao dịch viên cũng có thể tham gia vào các hoạt động khác của ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giao dịch viên ngân hàng
Tìm hiểu cách trở thành Giao dịch viên ngân hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giao dịch viên ngân hàng?
Yêu cầu tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng
Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm
- Bằng cấp: Thường yêu cầu bằng cử nhân trở lên trong các lĩnh vực như Tài chính, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng hoặc các ngành liên quan. Một số ngân hàng có thể chấp nhận ứng viên có bằng cấp khác nếu họ có kinh nghiệm phù hợp.
- Kinh nghiệm làm việc: Nhiều ngân hàng yêu cầu ứng viên có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng tuyển dụng ứng viên mới ra trường nếu có kỹ năng và năng lực phù hợp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp rõ ràng, hiệu quả và lịch sự với khách hàng là rất quan trọng.
- Kỹ năng số và xử lý giao dịch: Sự chính xác trong việc xử lý các giao dịch tiền tệ và quản lý tài khoản.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Có khả năng làm việc dưới áp lực và quản lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
- Kỹ năng tin học: Thành thạo các phần mềm văn phòng như Microsoft Office (Word, Excel, Outlook) và các phần mềm ngân hàng.
Các yêu cầu khác
- Cẩn thận và chính xác: Đảm bảo tất cả các giao dịch và công việc đều được thực hiện đúng quy trình và chính xác.
- Khả năng làm việc nhóm: Có khả năng phối hợp và làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và các bộ phận khác.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý các tình huống khó khăn và giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
- Tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình của ngân hàng, bảo mật thông tin khách hàng.
Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên ngân hàng
Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên ngân hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh ngân hàng |
4 - 6 triệu/tháng |
1 - 2 năm |
Cộng tác viên ngân hàng |
5.3 - 6.5 triệu/tháng |
2 - 3 năm |
Giao dịch viên ngân hàng |
11 - 16 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Giao dịch viên ngân hàng và các ngành liên quan
- Nhân viên tư vấn tài chính: 5.000.000 - 12.000.000 VNĐ ( 1 tháng)
- Nhân viên tư vấn tín dụng: 7.500.000 - 9.000.000 VNĐ ( 1 tháng)
- Thủ quỹ ngân hàng: 8.0000.000 - 15.000.000 VNĐ ( 1 tháng)
1. Thực tập sinh ngân hàng
Mức lương: 4 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh ngân hàng là quá trình thực tập, học việc của các bạn sinh viên tại các ngân hàng. Đây là quá trình các bạn được đào tạo, hướng dẫn làm những công việc thuộc nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng. Thực tập sinh ngân hàng là vị trí được các ngân hàng tuyển dụng mỗi năm, dành riêng cho những bạn sinh viên học chuyên ngành khối tài chính – ngân hàng. Các công việc chính tại vị trí này là hỗ trợ các nhân viên ngân hàng trong các hoạt động nghiệp vụ như giao dịch với khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn, thanh toán, chăm sóc khách hàng, tham gia vào các dự án của ngân hàng,...
>> Đánh giá: Đây là vị trí thường có cơ hội làm việc trực tiếp với các chuyên gia trong ngành tài chính và ngân hàng, giúp họ tích lũy kinh nghiệm quý giá về quy trình, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Vị trí này giúp thực tập sinh phát triển các kỹ năng quan trọng như phân tích tài chính, quản lý rủi ro, giao tiếp và làm việc nhóm. Những kỹ năng này rất hữu ích không chỉ trong ngành ngân hàng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
2. Cộng tác viên ngân hàng
Mức lương: 5.3 - 6.5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Cộng tác viên ngân hàng là người làm những công việc bán thời gian (part-time) hoặc tự do (freelance), thường được tuyển dụng xuyên suốt hoặc một giai đoạn nhất định trong năm. Mỗi cộng tác viên có thể làm việc cùng lúc với nhiều doanh nghiệp khác nhau trong cùng một khoảng thời gian miễn là đảm bảo được KPI theo quy định của bên thuê. Các công việc chính tại vị trí này là tiếp nhận, xử lý và hỗ trợ khách hàng về mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, bạn cũng sẽ là người tổng hợp thông tin và phản hồi từ khách hàng. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được sử dụng để lập báo cáo và thực hiện cuộc gọi hỗ trợ, chăm sóc khách hàng theo sự phân công của quản lý,...
>> Đánh giá: Các Cộng tác viên ngân hàng thường làm việc trong các dự án cụ thể hoặc hỗ trợ các bộ phận khác trong ngân hàng. Điều này giúp họ có cái nhìn sâu sắc về quy trình và hoạt động của ngân hàng, cũng như phát triển các kỹ năng quan trọng như phân tích tài chính, quản lý dữ liệu và giao tiếp. Đây là vị trí thường không đòi hỏi cam kết thời gian dài như các vị trí toàn thời gian. Điều này cho phép cộng tác viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc kết hợp với các công việc học tập và cá nhân, tạo sự linh hoạt cho cả hai bên.
3. Giao dịch viên ngân hàng
Mức lương: 11 - 16 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 3 năm
Giao dịch viên ngân hàng là một nghề làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Họ có nhiệm vụ trực quầy giao dịch, là người sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các khoản giao dịch, xử lý các yêu cầu rút và gửi tiền qua các tài khoản ngân hàng.. Đây là một vị trí phản ánh chất lượng nghiệp vụ, hình ảnh thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp khéo léo. Các công việc chính tại vị trí này là ghi lại các giao dịch, bao gồm ghi nhật ký kiểm tra và chuẩn bị báo cáo giao dịch, đếm và đóng gói tiền tệ,..
>> Đánh giá: Vị trí này đóng vai trò này là một phần không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng, giúp đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Và vị trí này yêu cầu giao tiếp tốt và kỹ năng phục vụ khách hàng xuất sắc. Giao dịch viên phải có khả năng xử lý các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, điều này giúp duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng.
>> Xem thêm:
Việc làm Giao dịch viên ngân hàng đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên ngân hàng đầu tư mới nhất
Việc làm Thủ quỹ ngân hàng hiện nay
Việc làm Chuyên viên tư vấn doanh nghiệp mới nhất
Việc làm Chuyên viên tín dụng có thu nhập ổn định
5 bước giúp Giao dịch viên ngân hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Cải thiện Kỹ Năng và Kiến Thức
Nâng cao kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xu hướng tài chính, và quy định mới. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và đọc tài liệu liên quan đến ngành. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này giúp bạn xử lý các tình huống khách hàng hiệu quả hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tạo Dựng Mối Quan Hệ Mạnh Mẽ
Đưa ra dịch vụ khách hàng xuất sắc, lắng nghe nhu cầu của khách hàng và tạo ra trải nghiệm tích cực. Một mối quan hệ tốt với khách hàng có thể dẫn đến sự giới thiệu và giữ chân khách hàng lâu dài. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên để được hỗ trợ và nhận được phản hồi quý giá. Tham gia vào các hoạt động nhóm và đóng góp ý tưởng cải tiến quy trình làm việc.
Thể Hiện Tinh Thần Chủ Động
Đề xuất cải tiến quy trình làm việc, đóng góp ý tưởng mới và chủ động tham gia vào các dự án nội bộ. Điều này cho thấy bạn có khả năng lãnh đạo và sáng tạo. Thực hiện các khóa học bổ sung hoặc chứng chỉ chuyên môn liên quan đến ngân hàng để nâng cao khả năng và giá trị của bản thân.
Đạt Thành Tích Xuất Sắc
Nỗ lực để hoàn thành và vượt các mục tiêu cá nhân và nhóm. Đạt thành tích tốt trong công việc giúp bạn được ghi nhận và tạo cơ hội thăng tiến. Đảm bảo rằng công việc của bạn luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất, từ việc xử lý giao dịch đến dịch vụ khách hàng.
Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp
Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho sự nghiệp của bạn, chẳng hạn như việc thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc chuyên môn hóa trong một lĩnh vực cụ thể. Nói chuyện với cấp trên về kế hoạch nghề nghiệp của bạn và hỏi về các cơ hội phát triển trong ngân hàng. Cân nhắc việc đăng ký vào các chương trình đào tạo và phát triển do ngân hàng tổ chức.