Mô tả công việc
Tiếp nhận các vụ tổn thất từ khách hàng, trực tiếp hướng dẫn khách hàng và đề xuất phương án giải quyết tổn thất cho khách hàng
Là đầu mối làm việc trực tiếp với các Ban nghiệp vụ Tổng công ty, phối hợp xử lý bồi thường trên phân cấp
Là đầu mối tham mưu cho Giám Đốc đơn vị về công tác giám định bồi thường của đơn vị. Giảm tỷ lệ bồi thường , chống trục lợi bảo hiểm
Tổ chức thực hiện , điều phối công tác giám định bồi thường tại đơn vị, đem lại hiệu quả nhanh, đúng đủ cho khách hàng.
Yêu cầu công việc
Thành thạo Tin học văn phòng;
Hiểu biết về nghiệp vụ bảo hiểm, giám định bồi thường bảo hiểm ...
Tốt nghiệp Đại học trở lên, ưu tiên tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí ô tô;
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương , hoặc tối thiểu 3 năm tại vị trí bồi thường trong lĩnh vực BH Phi nhân thọ
Trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc; Sẵn sàng đi công tác
Hiểu biết về pháp luật Việt Nam có liên quan đến chuyên ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Phi nhân thọ nói riêng;
Quyền lợi
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (8h00 – 17h00)
Địa điểm làm việc: BSH Vĩnh Phú- Tầng 3, Tòa nhà Bưu điện Thành phố Vĩnh Yên, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Lương cứng và lương kinh doanh, thưởng, ăn ca, công tác phí, điện thoại, phụ cấp ( trưởng phòng), đóng BHXH, Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe BSH- Care, du lịch, khám sức khỏe ... theo quy định của Tổng công ty và đơn vị
Được đào tạo miễn phí về nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, kỹ năng và định hướng phát triển nghề nghiệp, bản thân.
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-24 01:55:02
Bảo hiểm BSH tên gọi đầy đủ là Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội được thành lập vào ngày 10/12/2008. Sau 15 năm phát triển, BSH hiện nằm trong top 10 công ty bảo hiểm có quy mô doanh thu lớn nhất thị trường. Đồng thời, BSH thuộc nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất ngành bảo hiểm.
Là doanh nghiệp với tiềm lực tài chính vững mạnh và quy mô không ngừng được mở rộng, BSH hiện có 52 Đơn vị thành viên phục vụ khách hàng trên toàn quốc và một công ty con tại Lào, cung cấp đa dạng các sản phẩm Bảo hiểm Phi nhân thọ: Bảo hiểm con người, Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm kỹ thuật, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm trách nhiệm, Bảo hiểm hàng hóa...
Chính sách bảo hiểm
- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ
Các hoạt động ngoại khóa
- Các dự án thiện nguyện
- Hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Năm 2008, Thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC) với 3 Cổ đông sáng lập: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Công ty cổ phần tập đoàn T&T.
- Năm 2011, Thay đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin thành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin.
- Năm 2013, Đổi tên thành Tổng Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH).
- Năm 2014, Phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.
- Năm 2015, Hoàn thiện việc tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng
- Năm 2017, Công ty con tại Lào (BSH Lào) chính thức đi vào hoạt động
- Năm 2018, Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 871 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2017, là 1 trong 3 doanh nghiệp BH phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng cao nhất thị trường.
- Năm 2019, Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng trưởng 69,1% so năm 2018, trở thành doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất thị trường
- Năm 2020, Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 2.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ với mức tăng gần 60%
- Năm 2021, Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt gần 2.700 tỷ đồng. Tăng 8 bậc trong 3 năm (2019 – 2021), đạt vị trí thứ 7/10 trong bảng xếp hạng các công ty BHPNT lớn nhất Việt Nam về doanh thu phí bảo hiểm gốc. Ra mắt ứng dụng bán bảo hiểm đa kênh BSH – Omni
- Năm 2022, Quy mô doanh thu vượt mốc 3.000 tỷ phí bảo hiểm gốc. 5 Đơn vị thành viên có quy mô doanh thu trên 100 tỷ đồng. 52 Đơn vị thành viên, hơn 60 phòng kinh doanh trên toàn quốc và 1 công ty con tại Lào.
Mission
Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, BSH tin tưởng trở thành người bạn đồng hành uy tín, tin cậy của tất cả khách hàng và đối tác, cùng chung tay xây dựng một xã hội phát triển an toàn và bền vững từ hôm nay.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên Viên Giám Định là gì?
Chuyên viên giám định là người làm việc, thực hiện công việc giám định. Là người có hiểu biết và kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết trong lĩnh vực, chuyên ngành giám định mà người đó thực hiện. Giám định viên là người trực tiếp thực hiện các phương pháp nghiệp vụ liên quan đến giám định. Từ đây, họ sẽ vận dụng các kiến thức, phương pháp khoa học, nghiệp vụ để thực hiện công việc giám định theo yêu cầu của khách hàng.
Mô tả công việc của chuyên viên giám định
Công việc cụ thể của những chuyên viên giám định ở các cơ sở, viện nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ khác nhau nhưng về bản chất thì những nhiệm vụ chính của họ bao gồm:
Thực hiện và Giám sát Quy Trình Giám Định
Chuyên viên giám định phải thực hiện việc kiểm tra và đánh giá các tài sản, sản phẩm hoặc dự án theo quy trình đã định. Điều này bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích tình trạng và chất lượng của các đối tượng giám định. Họ cần đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn của ngành được tuân thủ nghiêm ngặt. Giám sát và quản lý toàn bộ quy trình giám định để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả. Điều này bao gồm việc làm việc với các bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.
Lập Báo Cáo và Đề Xuất Giải Pháp
Sau khi hoàn thành việc giám định, chuyên viên cần lập báo cáo chi tiết về kết quả, tình trạng và chất lượng của các tài sản hoặc dự án. Báo cáo phải cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu cho các bên liên quan, bao gồm cả việc đưa ra các khuyến nghị và đề xuất giải pháp nếu cần. Họ cũng phải chuẩn bị các tài liệu chứng minh và minh bạch hóa kết quả giám định để hỗ trợ các quyết định liên quan hoặc giải quyết các tranh chấp.
Tư Vấn và Đào Tạo
Chuyên viên giám định có trách nhiệm tư vấn cho các bộ phận hoặc khách hàng về các vấn đề liên quan đến giám định. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin và giải đáp các câu hỏi liên quan đến quy trình và kết quả giám định. Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên mới hoặc các bên liên quan khác về quy trình giám định, các tiêu chuẩn chất lượng và các phương pháp đánh giá hiệu quả. Họ cần đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan hiểu và thực hiện đúng các quy trình giám định.
Chuyên Viên Giám Định có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156-234 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên Viên Giám Định
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên Viên Giám Định, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên Viên Giám Định?
Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên giám định
Yêu cầu bằng cấp và chuyên môn
- Yêu cầu bằng cấp: Yêu cầu tối thiểu thường là bằng đại học trong các lĩnh vực liên quan như Kinh tế, Kỹ thuật, Luật, hoặc các lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với loại giám định (ví dụ: Giám định xây dựng, giám định tài chính, giám định tài sản). Bằng cấp này chứng tỏ ứng viên đã được đào tạo cơ bản và có nền tảng kiến thức chuyên môn.
- Chứng chỉ chuyên ngành: Trong một số lĩnh vực đặc thù, yêu cầu có thêm chứng chỉ chuyên ngành hoặc các chứng nhận giám định từ các tổ chức uy tín. Ví dụ, chứng chỉ giám định viên từ các hiệp hội giám định, chứng chỉ chứng nhận chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hoặc tài chính, v.v. Những chứng chỉ này thường yêu cầu ứng viên phải hoàn thành các khóa đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn.
- Kinh nghiệm làm việc: Đối với vị trí chuyên viên giám định, yêu cầu thường bao gồm ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giám định hoặc lĩnh vực liên quan. Kinh nghiệm này có thể bao gồm việc thực hiện các giám định, phân tích và lập báo cáo, hoặc làm việc trong các môi trường có liên quan đến giám định tài sản, dự án, hoặc tài chính.
- Kiến thức chuyên sâu: Ứng viên cần có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp và quy trình giám định cụ thể trong lĩnh vực của họ. Ví dụ, nếu giám định trong lĩnh vực xây dựng, họ cần hiểu rõ về các tiêu chuẩn xây dựng, quy định pháp luật liên quan, và các phương pháp đánh giá chất lượng công trình. Nếu giám định tài chính, cần có kiến thức về các nguyên tắc kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính. Kỹ năng phân tích, lập báo cáo chi tiết và khả năng tư vấn cũng là yêu cầu quan trọng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Quản lý tốt thời gian: Quản lý thời gian tốt sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao hiệu quả và nhanh chóng. Trước hết, họ cần biết cách sắp xếp danh sách những đầu việc cần làm. Sau đó, theo dõi nhiệm vụ đang thực hiện và ưu tiên đặt việc quan trọng lên đầu. Từ đó, họ sẽ căn chỉnh được thời gian cho công việc một cách cân bằng nhất.
- Khả năng giao tiếp: Có thể nói, làm chuyên viên giám định không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán bởi công việc của họ sẽ thường xuyên giao tiếp với khách hàng trực tiếp đến gián tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý thông tin khách hàng. Bạn cũng cần phải lắng nghe các khiếu nại về đơn hàng và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất đến khách hàng.
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành giám định lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì thực tập sinh chăm sóc khách hàng sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh chăm sóc khách hàng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc chuyên viên giám định sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của thực tập sinh chăm sóc khách hàng là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành giám định Nói chung, làm chuyên viên giám định nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành giám định ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của chuyên viên giám định
Vị trí | Kinh nghiệm | Mức lương (đồng/tháng) |
Thực tập sinh giám định | 0 - 1 năm | 3.000.000 - 6.000.000 đồng/ tháng |
Nhân viên giám định | 1 - 4 năm | 13.000.000 - 18.000.000 đồng/ tháng |
Chuyên viên giám định | 5 - 10 năm | 18.000.000 - 22.000.000 đồng/ tháng |
Mức lương bình quân của Chuyên viên giám định có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Chuyên viên thẩm định: 10 - 25 triệu đồng/tháng
- Kiểm soát viên: 7 - 20 triệu đồng/tháng
1. Thực tập sinh phòng giám định
Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, tổ chức,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
2. Nhân viên giám định
Mức lương: 13 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm, bạn có thể lên vị trí nhân viên giám định. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
3. Chuyên viên giám định
Mức lương: 18 - 22 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
5 bước giúp Chuyên viên giám định thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Để thăng tiến nhanh trong ngành giám định, chuyên viên cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Điều này bao gồm việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên ngành và nghiên cứu các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực giám định. Sự hiểu biết sâu rộng về các kỹ thuật và công cụ giám định tiên tiến sẽ giúp chuyên viên trở thành những chuyên gia đáng tin cậy và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
Xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp
Mạng lưới quan hệ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của một chuyên viên giám định. Tham gia các hội nghị, sự kiện ngành và xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp, khách hàng và các chuyên gia khác có thể mang lại cơ hội hợp tác và cơ hội thăng tiến. Mạng lưới rộng lớn không chỉ giúp tạo ra những cơ hội nghề nghiệp mới mà còn cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án
Để được xem xét cho các vị trí cao hơn, chuyên viên giám định cần phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án. Điều này bao gồm khả năng lãnh đạo nhóm, quản lý thời gian hiệu quả, và thực hiện các dự án giám định từ đầu đến cuối một cách chuyên nghiệp. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà quản lý và cấp trên.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp và báo cáo
Kỹ năng giao tiếp và báo cáo là rất quan trọng trong ngành giám định. Chuyên viên cần phải có khả năng truyền đạt kết quả giám định một cách rõ ràng, chính xác và dễ hiểu cho các bên liên quan. Việc phát triển kỹ năng viết báo cáo chi tiết và khả năng thuyết trình hiệu quả sẽ giúp tạo ra ấn tượng tích cực và chứng minh khả năng của chuyên viên trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp.
Tìm kiếm và đảm nhận các dự án
Để thể hiện năng lực và sự sẵn sàng nhận trách nhiệm lớn hơn, chuyên viên giám định nên chủ động tìm kiếm và tham gia vào các dự án thách thức. Việc đảm nhận các dự án khó khăn hoặc yêu cầu kỹ năng đặc biệt không chỉ giúp nâng cao kinh nghiệm mà còn tạo cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Thành công trong các dự án thách thức có thể giúp chuyên viên nổi bật và mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Chuyên viên giám định đang tuyển dụng
Việc làm Chuyên viên thẩm định tài sản