Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
Mô tả Công việc
Mục đích công việc:
Chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định tài sản, xây dựng database và tư vấn thông tin về giá của tài sản đảm bảo tuân thủ theo quy định của AMC và pháp luật.
Trách nhiêm:
- Thực hiện thẩm định tài sản, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và AMC;
- Xây dựng database và tư vấn thông tin về giá của tài sản;
- Hỗ trợ xây dựng quy chế, quy định, quy trình, biểu mẫu áp dụng và phương pháp, công cụ đo lường liên quan đến nghiệp vụ thẩm định tài sản;
- Tham gia đánh giá rủi ro về giá, tài sản liên quan đến hồ sơ, kết quả thẩm định phát hành;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp quản lý.
Yêu Cầu Công Việc
Yêu cầu công việc:
- Trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Luật, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Địa chính hoặc các trường kỹ thuật; ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề Thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp (ưu tiên);
- Tối thiểu 5 năm (Chuyên viên cao cấp)/ 3 năm (Chuyên viên chính)/ 2 năm (Chuyên viên) kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương tự ở các tổ chức tương đương hoặc vị trí liên quan đến tín dụng tại các tổ chức tín dụng hoặc vị trí tương tự tại các công ty thẩm định độc lập;
- Kiến thức căn bản về tài chính ngân hàng, thương mại, luật và thẩm định tài sản;
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Khả năng chịu áp lực công việc
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 10 Tr - 30 Tr VND
Ngân hàng TMCP Quốc tế, tên viết tắt là VIB dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996. Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Khám sức khỏe định kỳ
- Bảo hiểm sức khỏe Aon Care (dành cho cấp Cán bộ Quản lý)
Các hoạt động ngoại khóa
- Chương trình xã hội, từ thiện
Lịch sử thành lập
- Năm 1996, Ngân hàng VIB vừa thành lập đã đạt được số vốn điều lệ lên đến 5.644 tỷ đồng.
- Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có "Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008".
- Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA).
- Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.
- Năm 2016, Giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương” từ IFC
- Năm 2017, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UpCom) từ ngày 9/1/2017
- Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II
- Năm 2019, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 9.245 tỷ đồng
- Năm 2020, VIB được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên 144 triệu USD
- Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. VIB đưa thương hiệu và dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người trẻ qua The Masked Singer
Mission
Hướng tới khách hàng, nỗ lực vượt trội.
Review Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
Văn hóa làm việc tệ, chế độ lương thưởng thấp, sếp thường xuyên mắng nhân viên (RV)
Môi trường làm việc toxic, bóc lột sức lao độc, sếp độc đoán (RV)
Thiếu uy tín, chuyên nghiệp, nợ lương thanh toán hơn tháng, một nơi quá tệ để làm việc (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên Quản lý tài sản là gì?
Quản lý tài sản (hay còn gọi là Chuyên viên Quản lý tài sản) là người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và quản lý tài sản cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng tài sản được sử dụng hiệu quả, hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Chuyên viên bồi thường, Nhân viên quản lý thiết bị...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý tài sản
Theo dõi tài sản, trang thiết bị của đơn vị
Chuyên viên quản lý tài sản phải giám sát, quản lý các loại tài sản, trang thiết bị được phân công để đảm bảo các hoạt động tại tất cả phòng ban được diễn ra trơn tru. Họ cũng đề xuất sửa chữa hoặc trực tiếp đi bảo hành các loại tài sản trong văn phòng doanh nghiệp như thiết bị nội thất, vật dụng trong công việc, máy tính, công nghệ tin học,...
Nhiệm vụ này yêu cầu bạn phải luôn theo dõi, kiểm tra để cung cấp hoặc thu lại các trang thiết bị khi cần thiết, đảm bảo các bộ phận trong doanh nghiệp có đầy đủ vật tư để mọi hoạt động được diễn ra hiệu quả.
Tiết kiệm hiệu quả tài sản doanh nghiệp
Các tài sản phải được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Công việc của người làm quản lý tài sản lúc này là theo dõi những biến động tài sản về giá cả để tiến hành thanh lý các vật tư lâu không được sử dụng, tài sản cần di chuyển đến phòng ban khác.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quản lý tài sản phải nhắc nhở toàn bộ nhân viên trong đơn vị sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản của doanh nghiệp như điện, nước, giấy in, mực in,...
Làm việc với nhà cung cấp
Bạn phải cập nhật danh sách các mã tài sản sẵn có của doanh nghiệp và kết hợp với bộ phận kế toán, các bộ phận liên quan để triển khai kế hoạch kiểm kê tài sản. Đồng thời, phụ trách việc đặt hàng, xuất hóa đơn theo yêu cầu và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan tới tài sản.
Báo cáo, kiểm kê số lượng và tình trạng tài sản trong doanh nghiệp
Hàng tháng, bạn sẽ phải tiến hành báo cáo định kỳ theo quy định về tình hình sử dụng tài sản, liệt kê tài sản hỏng hoặc mất chi tiết về số lượng, tình trạng cụ thể để đề xuất phương án giải quyết thích hợp lên ban lãnh đạo.
Chuyên viên Quản lý tài sản có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
120 - 240 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên Quản lý tài sản
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Quản lý tài sản, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Quản lý tài sản?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý tài sản
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý tài sản cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên môn: Về bằng cấp, bạn phải tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành như kinh tế, hành chính, ngoại ngữ, luật... hoặc các chuyên ngành liên quan khác để có được nền tảng kiến thức vững chắc.
-
Kiến thức pháp lý: Có kiến thức pháp lý vững vàng là yếu tố không thể thiếu đối với Chuyên viên Quản lý tài sản. Việc hiểu và áp dụng các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng giúp đảm bảo rằng các hợp đồng được lập ra và thực hiện đúng pháp luật. Điều này bao gồm cả các quy định về thương mại quốc tế, bảo vệ người tiêu dùng và các vấn đề pháp lý khác có liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng truyền đạt và giao tiếp tốt: Ở đây thể hiện việc bạn nhắc nhở chung các nhân sự trong doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm tối đa vật tư, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của công việc. Và khi làm việc với nhà cung cấp, đặc biệt trong vấn đề mua và thanh lý thiết bị văn phòng thì khả năng giao tiếp tốt, khéo léo chính là một lợi thế.
-
Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề là một yếu tố quyết định cho sự thành công của Quản lý tài sản. Việc phân tích và đánh giá các tình huống phức tạp, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo thực hiện giao dịch thành công.
-
Kỹ năng giải quyết sự cố: Trong công việc, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh như hỏng, mất tài sản, thiết bị không đảm bảo cung cấp cho văn phòng,.... Lúc này, yêu cầu bạn phải nhanh chóng đưa ra được phương án giải quyết tối ưu nhất để không ảnh hưởng đến năng suất công việc.
Yêu cầu khác
-
Tình thần cầu tiến: Chủ động trong công việc và làm việc nhóm hiệu quả bởi đó sẽ là bước tiến khởi đầu giúp bạn chuyên nghiệp hơn. Chuyên viên quản lý tài sản chính là người làm việc, tiếp xúc với hầu hết tất cả bộ phận trong doanh nghiệp để theo dõi quản lý trang thiết bị, vậy nên giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý tài sản
Lộ trình thăng tiến của Quản lý tài sản có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh quản lý tài sản |
3.000.000 - 4.000.000 triệu/tháng |
1 - 3 năm |
Nhân viên quản lý tài sản |
6.000.000 - 10.000.000 triệu/tháng |
3 - 6 năm |
10.000.000 - 18.000.000 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý tài sản và các ngành liên quan
-
Nhân viên quản lý thiết bị 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Chuyên viên bồi thường 10.000.000 - 25.000.000 (1 tháng)
1. Thực tập sinh quản lý tài sản
Mức lương: 3 - 4 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh Quản lý tài sản là vị trí dành cho sinh viên đang theo học hoặc mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ hoặc quản trị kinh doanh, có mong muốn học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Quản lý tài sản. Các công việc chính tại vị trí này là hỗ trợ nhân viên Quản lý tài sản trong các công việc như: lập danh mục thiết bị, theo dõi bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa thiết bị đơn giản, tham gia vào các dự án Quản lý tài sản, hỗ trợ thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả,...
>> Đánh giá: Thực tập sinh Quản lý tài sản sẽ có kiến thức chuyên sâu về nhiều loại thiết bị và công nghệ khác nhau. Điều này giúp họ hiểu rõ về cách các thiết bị hoạt động và làm thế nào để bảo dưỡng, sửa chữa, hoặc nâng cấp chúng.
2. Nhân viên Quản lý tài sản
Mức lương: 6 - 10 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên Quản lý tài sản là người chịu trách nhiệm về việc quản lý, bảo trì và theo dõi hoạt động của thiết bị và hệ thống trong một tổ chức. Cũng thường liên lạc chặt chẽ với các bộ phận khác như mua sắm, kỹ thuật, và nhóm hỗ trợ người dùng để đảm bảo rằng mọi nhu cầu về thiết bị đều được đáp ứng. Sự hiểu biết sâu rộng 65-1300 về công nghệ và kỹ thuật là quan trọng, giúp họ hiệu quả trong việc quản lý và duy trì hệ thống thiết bị của tổ chức,..
>> Đánh giá: Trong quá trình Quản lý tài sản, những vấn đề kỹ thuật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhân viên Quản lý tài sản cần phải có kỹ năng phân tích vấn đề để nhanh chóng xác định nguyên nhân và áp dụng giải pháp hiệu quả. Trong môi trường làm việc, họ thường phải lãnh đạo các dự án nâng cấp, triển khai, hoặc bảo dưỡng. Sự lãnh đạo giúp họ tổ chức và định hình công việc của đội ngũ để đạt được mục tiêu.
3. Chuyên viên quản lý tài sản
Mức lương: 10 - 18 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Quản lý tài sản (hay còn gọi là Chuyên viên Quản lý tài sản) là người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và quản lý tài sản cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng tài sản được sử dụng hiệu quả, hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
>> Đánh giá: Chuyên viên Quản lý tài sản là cấp bậc gần cao nhất trong lĩnh vực quản lý tài sản. Họ có trách nhiệm toàn diện cho việc quản lý hoạt động quản lý tài sản của một tổ chức, bao gồm việc xây dựng chiến lược đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đánh giá rủi ro, tuân thủ quy định và báo cáo cho ban lãnh đạo.
Đọc thêm:
Việc làm Chuyên viên bồi thường mới cập nhật