Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung tuyển dụng các vị trí
1.Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết giảng dạy Điện tử công nghiệp
Số lượng cần tuyển: 1 sinh viên mới ra trường
Ngôn ngữ trình bày hồ sơ: Tiếng Việt Ngành nghề: Giáo dục/Đào tạo, Điện/Điện tử
2.Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết giảng dạy Điện lạnh công nghiệp
Số lượng cần tuyển: 1 sinh viên mới ra trường
Ngôn ngữ trình bày hồ sơ: Tiếng Việt
Ngành nghề: Giáo dục/Đào tạo
3.Mô tả công việc
Hình thức tuyển dụng
– Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
– Căn cứ áp dụng: Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển (có biểu mẫu kèm theo).
– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập.
– Giấy khám sức khỏe trong thời hạn 6 tháng.
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực.
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức, người lao động (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
Lưu ý: Hồ sơ thí sinh nộp xét tuyển không trả lại. Sau khi được tuyển dụng, viên chức có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ viên chức theo quy định.
Nội dung và hình thức xét tuyển: Việc xét tuyển viên chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Việc xét tuyển viên chức được thực hiện qua 02 vòng như sau:
* Vòng 1
– Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
– Chậm nhất 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sách và thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển ở vòng 2, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của trường.
* Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
– Hình thức: Thực hành; nhằm kiểm tra về kiến thức chung, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển; thang điểm 100. Cụ thể nội dung thực hành đối với từng vị trí dự tuyển như sau:
a. Đối với vị trí dự tuyển chuyên viên: Vòng 2 gồm 02 nội dung:
– Kiểm tra kiến thức chung. Hình thức: Bài kiểm tra trắc nghiệm. Điểm tối đa: 20 điểm.
– Thực hiện bài thi nhằm kiểm tra hiểu biết về chuyên ngành và lĩnh vực liên quan đến vị trí dự tuyển. Điểm tối đa: 80 điểm. Thời gian: Thực hiện bài thi từ 45 – 60 phút.
b. Đối với vị trí dự tuyển giảng viên: Vòng 2 gồm 03 nội dung:
– Kiểm tra kiến thức chung. Hình thức: Bài kiểm tra trắc nghiệm. Điểm tối đa: 20 điểm.
– Thực hành tay nghề. Hình thức: Thực hiện bài thi thực hành tay nghề do khoa/tổ chuyên môn yêu cầu. Điểm tối đa: 30 điểm.
– Trình bày 01 tiết giảng theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và theo đề cương chi tiết môn học/mô – đun thuộc chuyên ngành tuyển dụng (thực hiện theo hướng dẫn của khoa chuyên môn quản lý chuyên ngành đó).
– Hình thức: Trình giảng trước Hội đồng. Thời gian trình giảng từ 45 – 60 phút. Điểm tối đa: 50 điểm. Yêu cầu: Thí sinh nộp Hồ sơ bài giảng về Phòng Tổ chức – Hành chính trước thời gian thi 03 ngày (gồm giáo án, bài giảng chi tiết theo mẫu quy định).
Thời gian và địa điểm xét tuyển: Dự kiến tổ chức xét tuyển vào quý IV năm 2024 tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung.
Cách xác định người trúng tuyển
– Cách xác định người trúng tuyển viên chức: Cách xác định người trúng tuyển thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Đạt yêu cầu của vòng 1 (vòng kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển).
– Có điểm thi ở vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên (tính theo thang điểm 100). Trong đó, mỗi nội dung thi đều đạt ít nhất 50% điểm tối đa của nội dung thi đó.
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
– Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm (tổng điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có)) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người trúng tuyển là người đạt kết quả thi phần thi kiến thức chung cao hơn (nếu có). Trường hợp vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.
– Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Các trường hợp được ưu tiên trong tuyển dụng
a. Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
b. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Phí xét tuyển: Phí xét tuyển thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Yêu cầu công việc
– Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt, lạnh.
– Trình độ nghiệp vụ sư phạm: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
– Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết theo yêu cầu vị trí việc làm (Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên; có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 hoặc tương đương trở lên).
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Điều kiện tuyển dụng: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.
– Từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Có phiếu đăng ký dự tuyển.
– Có lý lịch rõ ràng.
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.
– Trình độ đào tạo: Có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Cụ thể, có 1 trong các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:
+ Bằng kỹ sư.
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề.
+ Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3.
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia.
+ Chứng nhận bậc thợ 5/7 hoặc 4/6 trở lên.
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức.
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc.
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia.
+ Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế.
+ Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
+ Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu khác theo quy định của pháp luật.
– Trình độ nghiệp vụ sư phạm: Có 1 trong các văn bằng, chứng chỉ sau: Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.
– Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết theo yêu cầu vị trí việc làm (Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên; có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 hoặc tương đương trở lên).
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Thông tin liên hệ
– Hồ sơ nộp trực tiếp tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung hoặc gửi qua đường bưu điện.
– Mọi thông tin cần biết về kỳ tuyển dụng, đề nghị liên hệ: Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (Phòng 103 A1, cơ sở 1, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, số 261 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Điện thoại liên hệ: 0257.6536568 vào giờ hành chính; hộp thư điện tử: [email protected]./
Nguồn tin: youth.ueh.edu.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên
-
Địa chỉ: Số 56 Lê Duẩn, phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
-
Điện thoại: 02573842056 - Fax: 02573842045
-
Email : [email protected]
-
Website: http://www.phuyen.edu.vn
-
Giám đốc: ông Trần Khắc Lễ
Sở GD&ĐT Phú Yên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trên đây là danh sách Sở GD&ĐT của 63 tỉnh thành trên toàn quốc được NukeViet Edu Gate cập nhật mới nhất! Hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giảng viên là gì?
1. Giảng viên là gì?
Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Giảng viên và giáo viên khác nhau thế nào?
Tiêu chí | Giảng viên | Giáo viên |
Đối tượng giàng dạy | Sinh viên đại học | Học sinh từ mẫu giáo đến 12 |
Nhiệm vụ chính | Đào tạo chuyên ngành cũng như truyền đạt các bài học kinh nghiệm thực tế vào giảng dạy trực tiếp cho sinh viên |
- Giảng dạy những bài học về cuộc sống, kiến thức và kỹ năng khoa học. - Lên kế hoạch giảng dạy. triển khai tiết học theeo chương trình của nhà trường. - Ra đề thi, chấm thi đánh giá chất lượng học tập của từng học sinh. |
Trình độ chuyên môn |
- Thạc sĩ - Tiến sĩ - Giáo sư - Phó giáo sư |
- Trung cấp - Cao đẳng - Đại học - Hoặc các cấp thạc sĩ trở lên |
Theo Khoản 1 Điều 66 của Luật Giáo dục 2019, nhà giáo được định nghĩa là những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cơ sở giáo dục được quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này không được xem là nhà giáo. Có thể thấy nhà giáo là tên gọi chung cho giáo viên và giang viên, cụ thể:
3. Mức lương của Giảng viên đại học
Cấp bậc | Số năm kinh nghiệm | Lương trung bình ( VND/tháng) |
Giảng viên hạng III (Trợ giảng) | 0-2 năm | 4,000,000 - 6,000,000 |
Giảng viên hạng II (Giảng viên chính) | 2-5 năm | 9,000,000 - 12,000,000 |
Giảng viên hạng I (Giảng viên cao cấp) | 5-15 năm | 12,000,000 - 14,000,000 |
Trợ giảng
Mức lương của trợ giảng thường thấp hơn các vị trí khác do đây là cấp bậc khởi đầu, yêu cầu ít kinh nghiệm và thường vẫn trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng giảng dạy.
Giảng viên
Với kinh nghiệm từ 2-5 năm, mức lương của giảng viên có xu hướng tăng đáng kể. Lý do là vì họ đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhận trách nhiệm giảng dạy chính thức, cùng với việc có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học.
Giảng viên cao cấp
Những giảng viên cao cấp với hơn 10 năm kinh nghiệm thường có mức lương cao nhất. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trong khoa hoặc trường, tham gia vào các hội đồng chuyên môn và thường có những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục và nghiên cứu.
Mức lương của giảng viên đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, và cấp bậc. Ví dụ, một giảng viên mới ra trường sẽ bắt đầu với cấp bậc hạng III và mức lương tương ứng. Khi họ tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, họ có thể được thăng hạng và nhận mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức lương này chỉ là mức lương cơ bản và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác như chất lượng giảng dạy, số lượng học viên, và các hoạt động nghiên cứu.
4. Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì?
Theo Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, giảng viên giảng dạy trong các trường đại học công lập được chia làm 3 hạng chính: Giảng viên cao cấp (hạng I); Giảng viên chính (hạng II) và giảng viên (hạng III). Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp.
Theo đó, để trở thành giảng viên, cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, cá nhân muốn trở thành giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; đồng thời có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn.
Về trình độ ngoại ngữ, cá nhân đó phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2). Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Các ngành học để trở thành giảng viên đại học phổ biến như sau:
Các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn:
- Ngành tâm lý học
- Ngành xã hội học
- Ngành triết học
- Ngành văn học
- Ngành ngôn ngữ học
- Ngành lịch sử
- Ngành nghệ thuật
- Ngành tri thức học
Các ngành thuộc khoa học tự nhiên:
- Ngành toán học
- Ngành vật lý học
- Ngành hoá học
- Ngành sinh học
- Ngành khoa học máy tính
- Ngành khoa học dữ liệu
Các ngành thuộc khoa học xã hội ứng dụng:
- Ngành quản lý
- Ngành kinh doanh
- Ngành kế toán
- Ngành khoa học chính trị
- Ngành khoa học môi trường
Các ngành thuộc y tế và y dược:
- Ngành y học
- Ngành dược học
- Ngành y học thú y
Các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ:
- Ngành công nghệ thông tin
- Ngành kỹ thuật điện – điện tử
- Ngành kỹ thuật máy tính
- Ngành cơ khí học
- Ngành công nghệ vật liệu
5. Giảng viên thỉnh giảng là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT thì giảng viên thỉnh giảng là người thực hiện:
“- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
- Giảng dạy các chuyên đề;
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
-Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.”
Như vậy, Giảng viên thỉnh giảng là người được một cơ sở giáo dục, đại học mời đến để thực hiện tất cả các hoạt động trên tại cơ sở của mình. Bên cạnh đó, giáo viên thỉnh giảng là người tốt nghiệp đại học có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo một cách bài bản. Đồng thời, đáp ứng được các tiêu chuẩn của một nhà giáo trong việc giảng dạy theo quy định của Bộ GDĐT.
6. Điều kiện để làm giảng viên đại học?
Muốn trở thành giảng viên, không chỉ quan tâm đến vấn đề muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì? Mà mọi người còn hiểu rõ những điều kiện để làm giảng viên dựa trên những quy định của nhà nước. Cụ thể, căn cứ vào Quyết định 58/2010/QĐ-TTg, điều 24 nêu rõ các điều kiện để làm giảng viên đại học:
- Có phẩm chất, đạo đức và tư tưởng tốt.
- Tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng.
- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; hoặc có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ, ứng dụng CNTT theo yêu cầu công việc.
- Đủ sức khoẻ công tác theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Có nhân thân rõ ràng, trong sạch.
>>> Xem thêm:
Việc làm Giảng viên Quản lý giáo dục
Giảng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giảng viên
Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?
Mô tả công việc của Giảng viên
Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.
Giảng dạy
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.
Nghiên cứu khoa học
Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng dẫn sinh viên
Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.
Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Trợ giảng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Giảng viên | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Cố vấn học tập | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Phó Trưởng khoa trường Đại học | 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:
- Giảng viên đại học: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên giáo vụ: 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên thư viện: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Trợ giảng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở.
2. Giảng viên
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Cố vấn học tập
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
4. Phó Trưởng khoa trường Đại học
Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.
5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng