Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thông báo nhu cầu tuyển dụng thường xuyên viên chức giảng dạy năm 2024 như sau:
1. Đối tượng tuyển dụng thường xuyên
a) Đối với chức danh nghề nghiệp Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23: Ứng viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc các ngành thuộc nhóm ngành Pháp luật và nhóm ngành Kinh doanh và quản lý; ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Nhật tại cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài.
b) Đối với chức danh nghề nghiệp giảng dạy khác (Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03; Giảng viên chính (hạng II) – Mã số: V.07.01.02; Giảng viên cao cấp (hạng I) – Mã số: V.07.01.01): Ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn chung, trường hợp không được ứng tuyển và các ưu tiên trong tuyển dụng
a) Điều kiện, tiêu chuẩn chung của viên chức:
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm; hình thức và tác phong phù hợp;
– Sử dụng tin học văn phòng thành thạo.
b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với viên chức giảng dạy:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện tuyển dụng viên chức được quy định tại Mục 2a, còn phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
b1) Đối với chức danh nghề nghiệp Trợ giảng: Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc các ngành thuộc nhóm ngành Pháp luật và nhóm ngành Kinh doanh và quản lý; ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Nhật tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau đây:
– Điều kiện 1: Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;
+ Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;
+ Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Ô-lim-pích thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
– Điều kiện 2: Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương còn hiệu lực tính tới thời điểm nộp hồ sơ;
+ Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
b2) Đối với chức danh nghề nghiệp giảng dạy khác (Giảng viên, Giảng viên chính, Giảng viên cao cấp), ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư và phải đáp ứng yêu cầu về ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, cụ thể như sau:
KHOA |
Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ |
Mã ngành |
CÁC KHOA LUẬT
1. Khoa Luật Hành chính – Nhà nước 2. Khoa Luật Dân sự 3. Khoa Luật Hình sự 4. Khoa Luật Thương mại 5. Khoa Luật Quốc tế
|
Luật |
9380101 |
Luật hiến pháp và luật hành chính |
9380102 |
|
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật |
9380106 |
|
Luật dân sự và tố tụng dân sự |
9380103 |
|
Luật hình sự và tố tụng hình sự |
9380104 |
|
Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm |
9380105 |
|
Luật kinh tế |
9380107 |
|
Luật quốc tế |
9380108 |
Khoa Khoa học cơ bản |
Triết học |
9229001 |
Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử |
9229002 |
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
9229008 |
|
Logic học |
9229004 |
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
9229015 |
|
Kinh tế chính trị |
9310102 |
|
Tâm lý học |
9310401 |
|
Xã hội học |
9310301 |
|
Văn hóa học |
9229040 |
|
Khoa Quản trị |
Tài chính – Ngân hàng |
9340201 |
Bảo hiểm |
9340204 |
|
Kinh tế học |
9310101 |
|
Toán kinh tế |
9310108 |
|
Quản trị kinh doanh |
9340101 |
|
Kinh doanh thương mại |
9340121 |
|
Kế toán |
9340301 |
|
Khoa học quản lý |
9340401 |
|
Chính sách công |
9340402 |
|
Quản lý công |
9340403 |
|
Quản trị nhân lực |
9340404 |
|
Hệ thống thông tin quản lý |
9340405 |
|
Quản lý khoa học và công nghệ |
9340412 |
|
Khoa Ngoại ngữ pháp lý |
Văn học nước ngoài |
9220242 |
Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu |
9220241 |
|
Ngôn ngữ Anh |
9220201 |
|
Nhật Bản học |
9310613 |
|
Đông phương học |
9310608 |
|
Ngôn ngữ Nhật |
9220209 |
c) Những người không được đăng ký dự tuyển
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
d) Ưu tiên tuyển dụng viên chức
Thực hiện theo Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
3. Chế độ, chính sách đãi ngộ
– Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc thực hiện theo Quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn giảng viên từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có học hàm, học vị cao ban hành kèm theo Quyết định số 171/QĐ-ĐHL ngày 15/3/2024 của Hiệu trưởng.
– Đối với người có học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư và người có học vị Tiến sĩ, thực hiện theo Quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn giảng viên từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có học hàm, học vị cao ban hành kèm theo Quyết định số 171/QĐ-ĐHL ngày 15/3/2024 của Hiệu trưởng và quy định tại Điều 50 Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-ĐHL ngày 15/3/2024 của Hiệu trưởng.
4. Hình thức tuyển dụng
Tùy từng trường hợp cụ thể, những người thuộc quy định tuyển dụng thường xuyên nêu trong văn bản này có thể được tuyển dụng theo các hình thức: (1) Xét tuyển viên chức; (2) Tiếp nhận vào viên chức; (3) Tiếp nhận viên chức giảng dạy chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập khác; (4) Ký kết hợp đồng lao động.
a) Xét tuyển viên chức
– Xét tuyển thường xuyên: Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc được quy định tại Mục II.2a.
– Xét tuyển theo đợt: ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư nhưng không thuộc trường hợp tiếp nhận vào viên chức hoặc tiếp nhận viên chức giảng dạy chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập khác.
– Việc xét tuyển thông qua 02 vòng:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của ứng viên
Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của ứng viên đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì được tham dự Vòng 2.
Vòng 2: Kiểm tra sát hạch, phỏng vấn
Nhà trường thành lập Ban kiểm tra sát hạch, phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ứng viên phù hợp với tính chất hoạt động nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Điểm phỏng vấn, thực hành được tính theo thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn là 30 phút; thời gian thực hành do Ban kiểm tra sát hạch, phỏng vấn quyết định.
– Xác định người trúng tuyển:
+ Có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành từ 50 điểm trở lên;
+ Có số điểm Vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm;
+ Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm bằng nhau của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Hiệu trưởng quyết định người trúng tuyển;
+ Người không trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng không được bảo lưu kết quả tuyển dụng cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
b) Tiếp nhận vào viên chức
– Đối tượng: ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư;
– Điều kiện: theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
c) Tiếp nhận viên chức giảng dạy chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập khác
– Đối tượng: ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư;
– Điều kiện: đang là viên chức giảng dạy theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
d) Ký kết hợp đồng lao động
– Đối tượng: ứng viên có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư;
– Trường hợp áp dụng: không thuộc các trường hợp tiếp nhận vào viên chức, tiếp nhận viên chức giảng dạy chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập khác; chưa được xét tuyển viên chức theo đợt.
5. Hồ sơ dự tuyển
– Phiếu đăng ký dự tuyển (Mẫu 01);
– Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (Mẫu 02);
– Căn cước công dân;
– 02 ảnh 3×4;
– Phiếu đăng ký môn giảng thử (đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên);
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (ngoại ngữ, tin học và các chứng chỉ khác) và bảng điểm học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận bởi Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo);
– Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp; trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
– Ứng viên ứng tuyển vào viên chức giảng dạy vui lòng tải biểu mẫu hồ sơ TẠI ĐÂY
6. Thời gian và địa điểm tổ chức tuyển dụng
– Các ứng viên có đủ điều kiện theo thông báo nộp hồ sơ dự tuyển về Phòng Tổ chức – Hành chính (Phòng A.906).
– Địa điểm tổ chức tuyển dụng: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lệ phí dự tuyển dụng
– Chỉ thu lệ phí dự tuyển dụng đối với trường hợp xét tuyển viên chức và tiếp nhận vào viên chức; không thu lệ phí dự tuyển dụng với tiếp nhận viên chức giảng dạy chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập khác và trường hợp ký kết hợp đồng lao động.
– Mức lệ phí dự tuyển dụng: 500.000 VNĐ/thí sinh (theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch thăng hạng công chức, viên chức).
– Ứng viên đóng lệ phí dự tuyển dụng cho Phòng thu học phí (Phòng B.105) khi nộp hồ sơ ứng tuyển.
Mọi chi tiết liên quan đến vấn đề tuyển dụng vui lòng liên hệ trực tiếp
Phòng Tổ chức – Hành chính (Phòng A.906), số điện thoại (028) 3940 0989 (134-135) gặp bà Lê Thị Hoàng Liên hoặc email [email protected].
Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam). Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, IMAP đã sở hữu 5 thương hiệu đào tạo tiếng Anh uy tín với mạng lưới hệ thống cơ sở trải rộng khắp các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Hành trình truyền cảm hứng học tiếng Anh bắt nguồn từ niềm đam mê ngôn ngữ và cách tiếp cận, giảng dạy ngôn ngữ khác biệt của chị Nguyễn Thị Hoa (thường được gọi là Ms Hoa). Thời sinh viên, chị Hoa từng đi giảng dạy tình nguyện cho các bạn làng trẻ Birla, Hà Nội. Nhìn thấy nụ cười của các bạn nhỏ khi được tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa mới, chị nhận ra bản thân có khả năng truyền tải ngôn ngữ dễ hiểu đồng thời khơi dậy được tình yêu ngôn ngữ ở người học. Sau đó, chị kiên trì đi dạy tại một số trung tâm và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học trò. Chị quyết tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếng Anh.
Chị nuôi dưỡng ước mơ mang tiếng Anh đến với hàng triệu người Việt. Đó cũng chính là thời điểm IMAP Việt Nam được nhen nhóm thành lập. Với sự đồng hành của Ms Giang và đội ngũ cộng sự chung khát khao, chung mục tiêu, chị bắt đầu xây dựng thương hiệu riêng vào năm 2012, đó là trung tâm đào tạo TOEIC mang tên Ms Hoa TOEIC (tiền thân của Anh ngữ Ms Hoa - một thương hiệu trực thuộc IMAP Việt Nam). Sau đó không lâu, những thương hiệu đào tạo tiếng Anh khác ra đời và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học viên.
Một thập kỷ trôi qua, từ một lớp học ban đầu, Ms Hoa cùng cộng sự đã phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có quy mô lên tới trên 100 cơ sở trải rộng ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... Cùng với sự phát triển về số lượng cơ sở, IMAP đang ngày càng tập trung cải tiến phương pháp đào tạo nhằm nâng cao giá trị trải nghiệm và khơi nguồn cảm hứng học tiếng Anh trong mỗi học viên.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn
- Bảo hiểm xã hội
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Bóng đá
- Bóng bàn
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam).
Mission
IMAP tự hào là đơn vị giáo dục và đào tạo tiếng Anh chất lượng, uy tín, đi lên bằng nỗ lực mang tới những giá trị bền vững cho học viên. Đội ngũ IMAP miệt mài với hành trình truyền cảm hứng và giúp học viên nuôi dưỡng niềm đam mê ngôn ngữ nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Giúp 10 triệu người Việt tự tin nói tiếng Anh”.
Trên con đường phát triển, IMAP phấn đấu trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếng Anh, trở thành thương hiệu “Top of Mind” trong lòng học viên khi họ có nhu cầu nâng cao kỹ năng tiếng Anh. Xa hơn nữa là trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ giáo dục Việt Nam.
Review IMAP Việt Nam
Công ty có tinh thần làm việc “hết mình chơi hết sức” nhưng việc tăng lương diễn ra khá chậm
Đồng nghiệp vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, và văn phòng hiện đại, dọn dẹp sẽ nhưng áp lực công việc cao, đặc biệt ở các bộ phận kinh doanh khi phải đạt KPI cao
Trả lương đúng hẹn. Nhiều khi làm việc thiếu kế hoạch .(IT)