Phối hợp cùng các đơn vị tư vấn để thiết kế kiến trúc, nội thất triển khai cho các dự án; đảm bảo tối ưu hiệu quả cho dự án và kiểm soát được chất lượng, tiến độ, khối lượng và ATLĐ đảm bảo diễn ra theo đúng kế hoạch
Kiểm tra, phê duyệt bản vẽ shop drawing thiết kế nội, ngoại thất do các đơn vị thi công lập trước khi thi công. Phê duyệt mẫu vật liệu do tư vấn thiết kế đề xuất và nhà thầu đệ trình.
Thực hiện giám sát tác giả và giám sát thi công để kịp thời phát hiện nhưng vấn đề bất hợp lý của thiết kế, để đề xuất phương án sửa đổi. Kiểm tra chất lượng thi công của nhà thầu nội thất, ngoại thất.
Kết hợp tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, các nhà thầu thi công hoàn thành để nghiêm thu đưa vào sử dụng và bàn giao cho các đơn vị vận hành quản lý.
2. Phối hợp công việc với các đơn vị khác.
3. Thực hiện các công việc khác trong phạm vi công việc theo yêu cầu của cấp trên.Tốt nghiệp đại học chính quy trở lên chuyên ngành Kiến trúc, Kiến trúc công trình,... hoặc các chuyên ngành theo bộ môn.
Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc thiết kế hạng II.
Từ 2 - 4 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương. Am hiểu về các quy định, nghị định, thông tư, luật pháp liên quan đến xây dựng, am hiểu các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), am hiểu về kết cấu, kiến trúc xây dựng, cảnh quan, sân vườn, nội thất...
Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc: Autocad, Ms Project, Power point...Bảo hiểm
Du Lịch
Thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Công tác phí
Chế độ nghỉ phép
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest là doanh nghiệp đầu tư bất động sản với hàng chục dự án trên cả nước. Với mục tiêu chuyên tâm tạo giá trị sống, cùng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, Công ty đã và đang tận tâm nghiên cứu & phát triển sản phẩm dựa trên địa hình, khí hậu, văn hóa… góp phần tạo nên những công trình độc bản, là di sản cho thế hệ tương lai
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Nhà Nước và Công ty
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức du lịch công ty hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng 5 sao
- Nhiều sự kiện, chương trình nội bộ thường xuyên, 8/3, 20/10, Trung thu, kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, …
- Chương trình team - building
- Tổ chức các câu lạc bộ bóng đá, yoga miễn phí, và các hoạt động thể thao ngoài trời miễn phí
Lịch sử thành lập
- Tháng 01/2003, Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh là tiền thân của Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest sau này.
- Tháng 7/2006, Việc triển khai dự án đầu tay Khu đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử phát triển, giúp Văn Phú - Invest nhanh chóng xác lập vị thế trên thị trường bất động sản ngay khi còn là một doanh nghiệp trẻ.
- Tháng 4/2008, Chi nhánh Công ty Đầu tư Xây Dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh đổi tên thành Công Ty Cổ phần Đầu tư Văn phú - Invest
- Năm 2011, Văn phú - Invest hoàn thành và bàn giao Trụ sở mới trường Đại Học Kỹ Thuật - Hậu cần Công an nhân dân sau 1 năm xây dựng.
- Năm 2014, Bàn giao Dự án Tổ Hợp Chung cư cao tầng và Dịch vụ thương mại The Van Phu - Victoria
- Năm 2016, Khánh thành trụ sở mới Trường Đại học Y Tế công cộng
- Năm 2017, Văn phú - Invest niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đồng thời khẳng định quy mô của công ty khi nằm trong Top 10 doanh nghiệp bất động sản có mức vốn hóa lớn nhất
- Năm 2018, Văn phú - Invest chuyển sang Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) với mã giao dịch VPI
- Năm 2019, Khởi công dự án Đền thờ các vua Hùng tại TP. Cần Thơ
- Năm 2020, Cất nóc Dự án The Terra - An Hưng. Ra mắt Grandeur Palace - Giảng Võ thuộc dòng sản phẩm hạng sang của Văn Phú - Invest trên thị trường
- Năm 2021, Bàn giao khối cao tầng Dự án The Terra - An Hưng vào tháng 12. Khởi công dự án Vlasta – Sầm Sơn tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Năm 2022, Văn Phú - Invest chính thức mở bán dự án Vlasta - Sầm Sơn tại Thanh Hoá. Khởi công khu thấp tầng dự án The Terra - Bắc Giang.
Mission
Bằng sự chuyên tâm trong mọi suy nghĩ và hành động, Văn Phú - Invest đem đến giá trị sống nhân văn và thiết thực cho khách hàng bằng thiết kế vượt trội trong không gian và môi trường sống. Thông qua những nỗ lực đó, chúng tôi thúc đẩy sự phát triển của xã hội và chăm sóc cho các thế hệ tương lai một cách minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.
Review Văn Phú - Invest
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người thông qua các bản vẽ thiết kế công trình. Từ đó tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,...). Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh thiết kế, Nhân viên thiết kế đồ họa,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kiến trúc sư
Thực chất, công việc chính của họ là thiết kế bản vẽ. Nhưng ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Đây là bản mô tả công việc Kiến trúc sư đảm nhận hàng ngày:
Xây dựng kế hoạch thiết kế
Kiến trúc sư phải thường xuyên gặp gỡ, trình bày dự án với khách hàng, đề xuất các phương án và thông báo dự trù ngân sách. Họ cũng là người lên kế hoạch thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành. Trao đổi với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực liên quan nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo xây dựng một bản thiết kế có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt.
Quản lý công tác thiết kế
Kiến trúc sư là người thiết kế bản vẽ chi tiết cao bằng tay và bằng cách sử dụng các ứng dụng thiết kế chuyên dụng (AutoCad, 3D Max, Photoshop, Sketchup, Luminon, Revit). Họ cũng phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm quy định về quy hoạch, môi trường.
Giám sát công trình
Kiến trúc sư là người trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Thường xuyên phối hợp với quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hạng mục xây dựng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước. Cũng như phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất.
Lập báo cáo, đề xuất cách xử lý sự cố
Kiến trúc sư là người lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình bày lên chủ đầu tư, khách hàng cưng như điều chỉnh một vài yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên vật liệu, nhân công,... Họ là người trình bày giải pháp khắc phục lỗi phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công hay nghiệm thu công trình.
Kiến trúc sư có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
165 - 248 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kiến trúc sư
Tìm hiểu cách trở thành Kiến trúc sư, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiến trúc sư?
Yêu cầu tuyển dụng của Kiến trúc sư
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp: Kiến trúc sư phải tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc những chuyên ngành liên quan.
-
Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết và sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft, phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế như AutoCad, Photoshop,... Có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt là một lợi thế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Khả năng vẽ: Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
- Tư duy logic, óc thẩm mỹ: Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kiến trúc sư, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, Kiến trúc sư phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến các phần mềm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với đối tác,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành kiến trúc lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kiến trúc sư sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh kiến trúc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Kiến trúc sư sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Kiến trúc sư là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành kiến trúc nói chung, làm Kiến trúc sư nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành kiến trúc ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
- Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến
Lộ trình nghề nghiệp của Kiến trúc sư
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kiến trúc | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Kiến trúc sư | 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Kiến trúc sư quy hoạch | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kiến trúc sư và các ngành liên quan:
- Kỹ sư quy trình: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kỹ sư Shopdrawing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Kiến trúc
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Kiến trúc là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, doanh nghiệp,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Kiến trúc là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức. Cơ hội việc làm Thực tập sinh Kiến trúc cũng khá rộng mở.
2. Kiến trúc sư
Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí kiến trúc sư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
>> Đánh giá: Kiến trúc sư sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty xây dựng. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Kiến trúc sư có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Kiến trúc sư quy hoạch
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Vai trò của Kiến trúc sư quy hoạch là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Là một Kiến trúc sư có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Kiến trúc sư quy hoạch. Việc làm Kiến trúc sư Quy hoạch có mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kiến trúc sư thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn về kiến trúc, trau dồi kiến thức về các thể loại kiến trúc, quy trình thi công xây dựng, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên sâu. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,... là những kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ vị trí nào trong ngành kiến trúc. Tham gia các dự án kiến trúc nhỏ, tự sáng tạo nội dung và đăng tải lên mạng xã hội để xây dựng portfolio.
Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế
Để không chỉ là một kỹ sư thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.
Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo
Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.
Đảm nhận thêm các công việc
Kiến trúc sư có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Kiến trúc sư huy hoạch đang tuyển dụng