Mô tả công việc
Tìm kiếm dự án, cơ hội đầu tư dự án, bao gồm dự án hạ tầng, dự án xây dựng cơ bản, bất động sản mới
Quản trị Danh mục Dự án mới (Hạ tầng, XDCB và BĐS mới)
Nghiên cứu các chính sách đầu tư liên quan các Dự án mới: + Quy trình/thủ tục/Chính sách liên quan tới Khu CN, Cụm CN, Khu CNC và Khu CNTT Tập trung + Quy trình/Thủ tục/Chính sách liên quan tới chuyển nhượng dự án, đấu thầu/đấu giá đất sạch & đất không sạch tại các khu vực Công ty quan tâm đầu tư
Tìm kiếm dự án, cơ hội đầu tư dự án, bao gồm dự án hạ tầng, dự án XDCB, BĐS mới.
Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án
Xin thông tin quy hoạch, tính tiền thuê đất/sử dụng đất, thực hiện các thỏa thuận về ranh giới đất, nơi thực hiện dự án ...
Trực tiếp là đầu mối làm việc với các Sở/Ban/Ngành có thẩm quyền, thực hiện công tác về thủ tục pháp lý (Ưu tiên khu vực Hà Nội)
Điều phối và Phối hợp với các Khối, Ban liên quan của Tập đoàn để hoàn thiện hồ sơ, xin thủ tục cấp phép đầu tư- đất đai- quy hoạch và xây dựng.
Phối hợp quản lý quá trình triển khai xây dựng đầu tư
Thực hiện thỏa thuận chuyên ngành (nếu có)
Phối hợp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng
Các công việc khác
Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu quản trị
Tham gia thẩm định đầu tư theo phân công
Các công việc khác theo sự phân công của Trưởng Ban đầu tư và LĐ Tập đoàn
Tốt nghiệp Đại học trở lên về luật/ kinh tế xây dựng/ kiến trúc/ cơ điện hoặc các ngành học có liên quan
Yêu cầu công việc
Có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với Sở/Ban/Ngành ở khu vực Hà Nội là điểm cộng
Có kinh nghiệm phát triển dự án đầu tư trong lĩnh vực CNC, CNTT là điểm cộng
Kinh nghiệm 3 năm trở lên ở vị trí tương đương tại các Công ty hoặc Tập đoàn bất động sản
Kỹ năng quản lý
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong Quản lý dự án
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Quyền lợi
Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân tại Tập đoàn lớn, đa ngành, với lộ trình nghề nghiệp rõ ràng
Thưởng hiệu quả công việc cá nhân- tập thể, hiệu quả kinh doanh công ty
Các chính sách phúc lợi tuân thủ luật Lao động hiện hành + chế độ đãi ngộ riêng của công ty
Gói thu nhập năm hấp dẫn
Văn hóa doanh nghiệp trẻ với rất nhiều hoạt động Đoàn thể hấp dẫn...
Thời gian làm việc: Giờ hành chính, Thứ 2 – Thứ 6 (Nghỉ Thứ 7 & CN và các ngày Lễ Tết theo quy định chung)
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-15 19:30:03
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC là tập đoàn công nghệ thông tin - viễn thông lớn thứ hai tại Việt Nam. Thành lập từ năm 1993, CMC đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Khối Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Khối Kinh doanh Quốc tế (Global Business), Khối Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications) với 8 công ty thành viên, liên doanh, viện nghiên cứu. Trong giai đoạn 2021-2025, CMC đặt mục tiêu trở thành công ty Số toàn cầu, đẳng cấp quốc tế, nhà tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số hàng đầu cho doanh nghiệp và tổ chức với doanh thu tỷ USD và quy mô hơn 10.000 nhân sự.
Chính sách bảo hiểm
- Được đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHLĐ,... theo luật Nhà Nước
- Được chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội CMC
Các hoạt động ngoại khóa
- Các sự kiện thể thao và nghệ thuật (câu lạc bộ bóng đá, ngày hội gia đình…)
- Du lịch công ty hàng năm
Lịch sử thành lập
- Ngày 26/5/1993, Công ty TNHH HT & NT – tiền thân của CMC Corporation – được thành lập Trung tâm Tích hợp Hệ thống (tiền thân của CMC SI) và trung tâm Giải pháp Phần mềm (tiền thân của CMC Soft). Thành lập trụ sở chính CMC tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2003, thành lập Công ty Máy tính CMS – nhà sản xuất máy tính thương hiệu quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
- Năm 2007, CMC chính thức đổi thành Công ty Cổ phần CMC, thành lập 2 công ty thành viên: Công ty TNHH Phân phối CMC, (CMC Distribution) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC (CMC Telecom)
- Năm 2008, Thành lập Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CMC (CMC Infosec). Thành lập liên doanh CMC-SE với Segmenta của Đan Mạch (CTCP Ciber CMC) Thành lập CTCP Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC TI)
- Năm 2010, Hơn 63,5 triệu cổ phiếu CMG chính thức ra mắt tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trở thành nhà đầu tư chiến lược duy nhất của Netnam, nắm giữ 43,8% cổ phần của công ty này.
- Năm 2012, Khánh thành tòa nhà CMC. Thành lập Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống CMC (CMC SI Saigon)
- Năm 2013. CMC Soft được vinh danh TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng ASEAN. Dịch vụ bảo mật của CMC Infosec được yêu thích nhất trong năm do VNISA bình chọn.
- Năm 2014, Tập đoàn CMC vinh dự nhận cờ thi đua danh hiệu “Đơn vị thi đua lập thành tích xuất sắc”. CMS, CMC Telecom và CMC SISG nhận Huy chương Vàng CNTT-TT và Top 5 CNTT-TT Việt Nam. CMC Soft được đánh giá trong Top 30 công ty CNTT hàng đầu Việt Nam. Thành lập Viện Khoa học Công nghệ CMC (CIST) Tập đoàn CMC đã dành được giải thưởng Top 5 và Huy chương vàng CNTT-TT và được Bộ Tài chính vinh danh “Đối tác CNTT tiêu biểu” CMC Telecom ký kết thỏa thuận đầu tư chiến lược với Time dotcom Berhad (TIME) – một trong những công ty viễn thông hàng đầu của Malaysia. CMC Infosec được AVAR trao cờ tổ chức Hội nghị quốc tế về phòng chống phần mềm độc hại. CMC nhận bằng khen của Bộ TT&TT cho doanh nghiệp có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành TT&TT Việt Nam.
- Năm 2016 CMC SI đã nhận được Giải thưởng Đối tác từ Microsoft. CMC Telecom lọt vào “Top 25 doanh nghiệp viễn thông triển vọng năm 2016”.
- Ngày 7/11/2017, Khai trương CMC Japan tại Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. CMC Telecom khai trương Hệ thống cáp xuyên Việt (CVCS) và Data Center CMC InfoSec thứ ba chính thức khai trương Trung tâm điều hành bảo mật thế hệ mới.
- Năm 2018, CMC Corp đạt doanh thu 260 triệu USD, lợi nhuận trước thuế 13,9 triệu USD; tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 11,2% và 13,2% so với năm 2017.
- Tháng 4/2019, CMC ra mắt Hệ sinh thái mở CMC cho Doanh nghiệp (C.OPE2N) Năm 2019, CMC đặt mục tiêu doanh thu 326 triệu USD, doanh thu 17 triệu USD tiền lời lãi. Năm 2023, CMC đặt mục tiêu trở thành công ty tỷ đô (doanh thu 1 tỷ USD)
- Năm 2020 CMC Corporation công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới và chiến lược phát triển. Khai trương Trung tâm sáng tạo CMC, phòng thí nghiệm CMC, ra mắt Quỹ sáng tạo CMC. Công bố chiến lược “Go Global” và thành lập CMC Global.
Mission
CMC cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, lợi nhuận cho các cổ đông và cuộc sống phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên góp phần đưa xã hội hướng tới kỷ nguyên số.
Review TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
Vai trò của nhà phát triển phần mềm
Cơ sở vật chất tốt, đào tạo, thực phẩm và hoạt động
Môi trường thoải mái và thân thiện
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên phát triển dự án là gì?
Chuyên viên phát triển dự án là người phụ trách giải quyết toàn bộ các vấn đề pháp lý của một dự án từ xin giấy phép đầu tư, đăng ký quyền sở hữu,... cho tới hoàn thiện bộ hồ sơ dự án. Họ sẽ thay mặt cho Ban Giám đốc dự án làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thành những thủ tục pháp lý này.
Mô tả công việc của một Chuyên viên phát triển dự án
Vừa ở tầm chuyên viên, nhiệm vụ mỗi ngày của chuyên viên phát triển dự án luôn là sự xen kẽ khối lượng lớn nội dung công việc:
Chuyên viên phát triển dự án có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên phát triển dự án
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên phát triển dự án, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên phát triển dự án?
Yêu cầu công việc ở vị trí này
Yêu cầu chuyên môn và bằng cấp
- Yêu cầu Chuyên môn: Khi tuyển dụng chuyên viên phát triển dự án, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có ít nhất 2-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án hoặc phát triển sản phẩm. Ứng viên cần có kỹ năng vững về quản lý thời gian, lập kế hoạch và phân tích rủi ro, cũng như khả năng sử dụng các công cụ quản lý dự án như Microsoft Project, Asana hay Trello. Ngoài ra, kiến thức về các phương pháp quản lý dự án như Agile, Scrum hoặc Waterfall sẽ là lợi thế lớn. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng rất quan trọng, vì chuyên viên này thường phải tương tác với nhiều bên liên quan khác nhau.
- Yêu cầu Bằng cấp: Yêu cầu tối thiểu về bằng cấp thường là bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, hoặc kỹ thuật. Bằng cấp này giúp đảm bảo ứng viên có nền tảng lý thuyết vững chắc và hiểu biết về quy trình phát triển dự án. Một số vị trí cao hơn có thể yêu cầu bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ chuyên môn như PMP (Project Management Professional) hoặc PRINCE2, nhằm chứng minh khả năng quản lý dự án một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Những chứng chỉ này không chỉ khẳng định kiến thức mà còn thể hiện cam kết của ứng viên đối với nghề nghiệp.
Kiến thức
- Nắm vững các luật, nghị định, thông tư có liên quan đến công tác phát triển dự án (luật xây dựng, đất đai, nhà ở, đầu tư, kinh doanh bất động sản, đấu thầu, quy hoạch...).
- Thường xuyên cập nhật các luật, kiến thức có liên quan.
- Nắm chắc hồ sơ pháp lý của dự án, các văn bản pháp lý của các sở ngành, đối tác cũng như hồ sơ pháp của các dự án tương tự.
- Có chứng chỉ Quản lý dự án; Bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu;…
Năng lực (Kỹ năng/Khả năng)
- Kỹ năng soạn thảo văn bản, định hướng thành phần hồ sơ nộp cơ quan nhà nước.
- Tư duy tổng hợp, phân tích vấn đề.
- Khả năng ngoại giao, kỹ năng phân tích nắm bắt ý đồ của đối tác, cơ quan quản lý nhà nước.
- Tư vấn cho Ban lãnh đạo trong từng trường hợp cụ thể, đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như AutoCad, 3D, HHMaps,…
- Cảnh báo tới Ban lãnh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
- Kỹ năng phối hợp với các bộ phận trong và ngoài công ty để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giải quyết các xung đột trong quá trình thực hiện công việc.
Lộ Trình Thăng Tiến Của chuyên viên Chuyên viên phát triển dự án
Vị trí | Kinh nghiệm | Mức lương (đồng/tháng) |
Nhân viên phát triển dự án | 0 - 1 năm | 10.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên phát triển dự án | 1 - 3 năm | 15.000.000 - 20.000.000 |
Quản lý dự án | 4 - 5 năm | 20.000.000 - 25.000.000 |
Trưởng phòng phát triển dự án | Trên 5 năm | 25.000.000 - 30.000.000 |
Mức lương bình quân của Chuyên viên phát triển dự án có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên Kinh doanh: 8 - 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: 7 - 10 triệu đồng/tháng
1. Nhân viên phát triển dự án
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Nhân viên dự án là thành viên trong nhóm dự án, chịu trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động hàng ngày và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo chỉ đạo của chuyên viên hoặc quản lý dự án. Họ tham gia vào việc thu thập dữ liệu, theo dõi tiến độ, và phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ. Vị trí này đòi hỏi kỹ năng tổ chức, giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm. Nhân viên dự án cũng cần có sự am hiểu cơ bản về quy trình và công cụ quản lý dự án.
2. Chuyên viên phát triển dự án
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Chuyên viên dự án là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án trong tổ chức. Họ phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, trong ngân sách và đạt được mục tiêu đề ra. Vị trí này yêu cầu kỹ năng quản lý thời gian, khả năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Ngoài ra, chuyên viên dự án cũng cần có kiến thức vững về các phương pháp quản lý dự án và công cụ hỗ trợ liên quan.
3. Quản lý dự án
Mức lương: 20 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 5 năm
Đây là vị trí điều hành tất cả công việc yêu cầu đòi hỏi các về kiến thức, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, các vấn đề truyền thông,… Ngoài ra, còn có đóng vai trò đẩy mạnh sự quan tâm và hứng thú với khách hàng tiềm năng của thương hiệu, quản lý tiến độ của dự án, các chi phí của dự án và đồng thời cũng xử lý những rủi ro của dự án.
4. Trưởng phòng phát triển dự án
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: Trên 5 năm
Trưởng phòng phát triển dự án có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, họ giúp đưa ra các ý tưởng và xây dựng chúng theo các cách hiệu quả và độc đáo nhất, họ cũng là người nghĩ ra các chiến lược, giúp công ty phát triển và đi đúng hướng.
Triển khai ý tưởng, xây dựng kế hoạch, chiến lược, đề xuất giải pháp cho các dự án sáng tạo. Hợp tác với chuyên viên để tìm hiểu và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Chỉ đạo và hướng dẫn đội ngũ sáng tạo (giám đốc sáng tạo, chuyên viên thiết kế đồ họa, viết quảng cáo,...) Họp bàn giao và thực thi ý tưởng, kiểm tra nội dung, các bản báo cáo cho các phòng ban, đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc, sản phẩm dự án hoàn thiện đúng kế hoạch.