Mô tả công việc
Thiết lập hệ thống quy trình quản lý sản phẩm/dịch vụ được giao phụ trách;
Tham gia hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước
Chủ trì xây dựng chiến lược bán hàng, chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng;
Tổ chức nghiên cứu, phân tích và lập báo cáo đánh giá về sản phẩm/dịch vụ; Chủ trì lập phương án kinh doanh, chính sách, triển khai sản phẩm/dịch vụ mới;
Thực hiện giám sát, đánh giá triển khai chính sách kinh doanh, chương trình bán hàng, chương trình truyền thông đối với nhóm sản phẩm/dịch vụ được giao phụ trách
Chủ trì xây dựng và giám sát thực hiện khung chính sách dịch vụ, giá cước, chính sách bán hàng (hoa hồng), chính sách hỗ trợ đối với sản phẩm/dịch vụ được giao phụ trách;
Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp trên.
Yêu cầu công việc
Tiếng Anh: Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, Có khả năng giao tiếp.
Kỹ năng: có kỹ năng lập kế hoạch và điều phối, kỹ năng tư vấn giải pháp, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề tốt, sử dụng thành thạo các ứng dụng vi tính văn phòng phục vụ công việc.
Kiến thức chuyên môn: Am hiểu về sản phẩm dịch vụ CNTT cho khối Khách hàng doanh nghiệp; ưu tiên nhân sự có khả năng phân tích kinh doanh, phân tích dữ liệu, hiểu biết thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chính quy (hệ tập trung)
Kinh nghiệm: 02 năm trở lên trong lĩnh vực liên quan.
Độ tuổi yêu cầu: Dưới 30 tuổi
Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, chủ động trong công việc.
Quyền lợi
Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp.
Được tham gia các khóa đào tạo theo yêu cầu công việc.
Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN: được tham gia đầy đủ khi ký hợp đồng chính thức sau thời gian thử việc.
Phụ cấp ăn ca: theo quy định của Tổng công ty.
Mức lương cạnh tranh, thu nhập tăng theo năng lực và kết quả thực hiện công việc.
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-16 23:10:02
Sau 73 năm nỗ lực xây dựng, phát triển trên thị trường viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã luôn giữ vững vai trò chủ chốt trong hành trình đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu. Và có lẽ các bạn chưa biết rằng, Tập đoàn VNPT nằm trong TOP 3 nhà tuyển dụng tốt nhất của nước ta trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin, được công bố bởi Công ty chuyên lĩnh vực nhân sự quốc tế.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng Chính sách phúc lợi, bảo hiểm xã hội, y tế
- Được khám sức khỏe hàng năm
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch định kỳ hàng năm
- Team Building cuối năm
Lịch sử thành lập
- Tháng 4/1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức được thành lập theo mô hình Tổng Công ty 91, trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điện với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông.
- Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức hòa mạng internet quốc tế. VDC (đơn vị trực thuộc của VNPT) là nhà cung cấp cổng truy nhập internet duy nhất (IAP) và là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đầu tiên của Việt Nam.
- Ngày 26/3/2006, VNPT chuyển đổi từ Tổng Công ty sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn
- Năm 2008, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) chính thức đi vào hoạt động. VNPT phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1
- Ngày 30/03/2009, VNPT đã thiết lập thành công phiên họp trực tuyến lần đầu tiên của Chính phủ tới Văn phòng UBND của 63 tỉnh/thành phố, đánh dấu bước đổi mới tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đồng thời thể hiện năng lực của VNPT trong việc thực hiện Dự án "Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước".
- Năm 2011, VNPT được trao giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộc sống"
- Ngày 16/05/2012, VNPT đã phóng thành công Vệ tinh viễn thông thứ 2 của Việt Nam VINASAT-2 lên quỹ đạo tại bãi phóng Kourou, Guyana, Nam Mỹ. Vệ tinh sẽ nằm tại vị trí vị trí 131,80E. Vệ tinh VINASAT-2 đã đi vào khai thác trong quý 3 năm 2012
- Năm 2014, VNPT triển khai tái cơ cấu theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Năm 2015, VNPT thành lập 3 Tổng công ty, bước vào giai đoạn tái cấu trúc toàn diện
- Tháng 11/2016, VNPT đã chính thức khai trương dịch vụ 4G tại huyện đảo Phú Quốc và trở thành nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ mạng 4G tại Việt Nam.
- Từ tháng 10/2017, VNPT đã đưa vào khai thác tuyến cáp biển băng thông rộng AAE1.
- Năm 2018, Thành lập Công ty VNPT-IT
Mission
- Cung cấp cho khách hàng và đối tác các sản phẩm, dịch vụ Viễn thông - CNTT - Truyền thông và Dịch vụ số chất lượng, đột phá, sáng tạo.
- Trở thành trung tâm số (Digital Hub) của khu vực châu Á.
- Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động.
- Tiên phong trong các hoạt động về cộng đồng.
Review VNPT
Học hỏi được ít : tech cũ, tư tưởng cũng lạc hậu, được cái mác nhưng đổi lại ko thêm được tí kinh nghiệm gì
Đồng nghiệp làm việc thân thiện, quy trình chuyên nghiệp (IT)
Văn phòng đẹp, môi trường làm việc khá tốt, chuyên nghiệp (IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm là gì?
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Mô tả công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong bất kỳ công ty nào, tác động nhiều đến ưu thế cạnh tranh của công ty. Với trọng trách đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho công ty, một Quản lý kỹ thuật sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
Nghiên cứu thị trường
Đây là một vai trò rất quan trọng của Technical Product Manager. Các nhà quản lý sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đồng thời cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất để tìm ra hướng đi tiềm năng cho nhóm phát triển nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung.Bên cạnh đó, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm cũng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các quản lý sẽ tìm ra con đường phù hợp để phát triển các sản phẩm phần mềm tốt hơn.
Phát hiện và xử lý rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn xây dựng, phát triển các chương trình phần mềm và gây ra những mối đe dọa đáng kể với chất lượng sản phẩm cuối cùng. Điều này có thể khiến tiến độ công việc bị chậm trễ, ngân sách tồn đọng, khách hàng khiếu nại…
Thế nên, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đưa ra kế hoạch dự phòng cho các trường hợp rủi ro thường gặp và cách xử lý hiệu quả. Kế hoạch dự phòng này có thể được tùy chỉnh và sửa đổi tùy theo mỗi chương trình phần mềm.
Xây dựng và quản lý lộ trình phát triển cho sản phẩm công nghệ
Tạo lộ trình sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm. Nó có thể được hiểu như một bản kế hoạch chi tiết về những gì cần phải có của một chương trình phần mềm và cách để thực hiện thành công. Dựa vào yêu cầu từ phía khách hàng, Technical Product Manager sẽ phân công chi tiết nhiệm vụ của từng nhóm, từng cá nhân, thời gian thực hiện và mục tiêu cần đạt được.
Quản lý kỹ thuật sản phẩm có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
351 - 585 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kỹ thuật sản phẩm?
Yêu cầu tuyển dụng Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Technical Product Manager, các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.
Để trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần những điều sau:
- Nền tảng về phát triển phần mềm, kỹ thuật hoặc lĩnh vực kỹ thuật khác.
- Hiểu biết về quá trình phát triển sản phẩm .
- Kiến thức về phương pháp phát triển sản phẩm và phần mềm.
- Có kinh nghiệm ở vai trò lãnh đạo hoặc quản lý.
- Bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học máy tính , công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực liên quan.
- Có ít nhất hai năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ thuật.
- Ưu tiên có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vai trò cấp cao hoặc lãnh đạo.
- Khả năng cân bằng việc phát triển sản phẩm và trách nhiệm thiết kế cụ thể.
Yêu cầu về kỹ năng
Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một Senior Technical Product Manager những những kỹ năng quan trọng như:
- Kỹ năng nghiên cứu để phân tích xu hướng thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tương tác giữa người dùng và sản phẩm.
- Kiến thức về cách thiết kế và thực hiện lộ trình sản phẩm.
- Kiến thức chuyên môn về các tính năng và thành phần sản phẩm của công ty.
- Làm quen với các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm phổ biến.
- Có kinh nghiệm thử nghiệm beta và thu thập phản hồi của người dùng.
Ngoài các kỹ năng trên, một số kỹ năng quan trọng khác mà Technical Product Manager cần phát triển là:
- Cởi mở với phản hồi để thông báo các quyết định về sản phẩm cùng với các khuyến nghị của khách hàng .
- Cách tiếp cận chu đáo để thiết kế các sản phẩm có đạo đức và dễ tiếp cận .
- Kỹ năng giao tiếp tốt để chia sẻ mục tiêu sản phẩm và mục tiêu thiết kế với nhân viên sản phẩm và kỹ thuật.
- Phương pháp tiếp cận đa ngành để đáp ứng nhu cầu về tiếp thị, bán hàng, đảm bảo chất lượng và các lĩnh vực khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc để yêu cầu các nhóm chịu trách nhiệm đáp ứng thời hạn sản phẩm.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 - 3 năm |
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm |
7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm |
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm |
10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm |
Quản lý kỹ thuật sản phẩm |
15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 10 năm |
Trưởng phòng kỹ thuật |
20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
10 - 12 năm |
Giám đốc kỹ thuật |
25.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Quản lý kỹ thuật sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Quản lý kinh doanh: 14 - 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ: 15 - 22 triệu đồng/tháng
1. Nhân viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 7 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm là người có trách nhiệm thực hiện quy trình nghiên cứu - phát triển - thiết kế - nâng cao sản phẩm. Một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với ngành sản xuất sẽ sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mới.
2. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 10 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm là người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật sản phẩm và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Họ thường đảm nhiệm việc nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước, để nắm vững và hiểu thật kỹ về các sản phẩm hiện tại của công ty, chịu trách nhiệm biên tập các tài liệu sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước gửi khách hàng và nhà phân phối.
>> Đánh giá: Các Chuyên viên thường phải thích nghi với công nghệ tiên tiến và áp dụng chúng vào việc phát triển sản phẩm. Điều này mang lại sự thú vị và cơ hội học hỏi liên tục trong môi trường công nghiệp luôn biến đổi. Ứng dụng những công nghệ này, họ có thể tạo ra các sản phẩm có tác động xã hội tích cực. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm có thể tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua việc phát triển các sản phẩm bền vững và có lợi ích xã hội.
3. Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 15 - 25 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 10 năm
Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống kỹ thuật, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cũng giống như hầu hết các trưởng phòng khác, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. So với công việc kinh doanh, sản xuất,... thì Trưởng phòng kỹ thuật có đặc thù riêng biệt hơn, có chức năng phối hợp với các phòng ban khác nhằm theo dõi, rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư trong xuất nhập.
5. Giám đốc kỹ thuật
Mức lương: 25 - 50 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 10 - 12 năm
Giám đốc Kỹ thuật là một vị trí quản lý cao cấp trong một tổ chức hoặc công ty, đặc biệt là trong các công ty công nghệ, công ty phần mềm, hay các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Vị trí này có trách nhiệm quản lý và định hình chiến lược kỹ thuật của tổ chức, đảm bảo rằng các dự án kỹ thuật được triển khai một cách hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kinh doanh tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kỹ thuật mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kỹ thuật tuyển dụng