118 việc làm
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
CV/NV ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN VIETBANK
Thỏa thuận
Toàn Quốc, Khác
Đăng 2 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 18 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Vijako Việt Nam
Chuyên Viên Đầu Tư
Vijako Việt Nam
15 - 17 triệu
Hà Nội
Đăng 23 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dạ Hợp
CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dạ Hợp
Thỏa thuận
Hòa Bình
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 24 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Đạt Phương Số 1
Chuyên Viên Kế Hoạch Đầu Tư
Tập đoàn Đạt Phương
12 - 20 triệu
Quảng Nam
Đăng 24 ngày trước
3 - 5 triệu
Khánh Hòa
Đăng 24 ngày trước
7 - 12 triệu
Đăng 24 ngày trước
3 - 5 triệu
Đồng Nai
Đăng 24 ngày trước
CÔNG TY CP DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
INVESTMENT STAFF
CÔNG TY DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Công Ty TNHH Bất Động Sản Smartland
Chuyên Viên Đầu Tư
Bất Động Sản Smartland
Thỏa thuận
Đăng 30 ngày trước
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
CHUYÊN VIÊN ĐẦU TƯ - BĐS/ INVESTMENT - RE SPECIALIST
Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
CHUYÊN VIÊN ĐẦU TƯ – BĐS/ INVESTMENT – RE SPECIALIST
Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Giao Dịch Hàng Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhân Viên Tư Vấn Đầu Tư Hàng Hóa
Giao Dịch Hàng Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
5 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
CV/NV ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN VIETBANK
165 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 04/09/2024
Hạn nộp hồ sơ: 04/10/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Trên 1 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc: Toàn Quốc, Khác
- Đang cập nhật ...
Khu vực
Báo cáo
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN VIETBANK Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
47 Trần Hưng Đạo

Được thành lập từ năm 2007, trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN hiện có tổng tài sản trên 110 ngàn tỉ đồng, đội ngũ nhân sự trẻ trung chuyên nghiệp gần 2.600 CBNV, mạng lưới hoạt động gồm 118 Trung tâm kinh doanh tại 21 tỉnh thành và hơn 100 sản phẩm dịch vụ đa dạng về thẻ, tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm, ngoại hối, tài trợ thương mại, bảo lãnh thanh toán… cùng các giải pháp tài chính trọn gói đa tiện ích với giá thành hợp lý dành cho tất cả các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. 

Hành trình phát triển của Vietbank được vun đắp bởi khát vọng và mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và cán bộ nhân viên, đồng thời thực hiện tốt nhất trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Khát vọng và mục tiêu đó được xây dựng trên phương châm hoạt động tăng trưởng an toàn đi đôi với hiệu quả bền vững nhằm phát triển Vietbank trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam.

Chính sách bảo hiểm

  • Được đóng đầy đủ các chế độ, quyền lợi theo luật định (BHXH, BHYT...)
  • Được tham gia các loại Bảo hiểm tiết kiệm, Bảo hiểm thân thể và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn theo quy định
  • Gói bảo hiểm sức khỏe Vietbank Care

Các hoạt động ngoại khóa 

  • Du lịch hàng năm 
  • Team building
  • Thể thao và party

Lịch sử thành lập

  • Năm 2007, Vietbank chính thức được thành lập trụ sở tại số 35 Trần Hưng Ðạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Khai trương hoạt động chi nhánh Sóc Trăng – Chi nhánh đầu tiên của Vietbank.
  • Năm 2008, Tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
  • Năm 2009, Khai trương Chi nhánh Hà Nội, TP. HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng.
  • Năm 2015, Hệ thống mạng lưới gần 100 điểm giao dịch tại 11 tỉnh thành trên toàn quốc.
  • Năm 2019, Cổ phiếu Vietbank (mã chứng khoán VBB) chính thức được giao dịch trên thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom)
  • Năm 2020, Liên tiếp nhận được các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế: Ngân hàng triển khai công nghệ ngân hàng lõi tốt nhất năm 2020, Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2020, Top 100 Sản phẩm - Dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam,…
  • Năm 2021, Tổng tài sản đạt 103.377 tỷ đồng, một cột mốc quan trọng cho sự nghiệp phát triển sắp tới khi tổng tài sản của Vietbank chính thức vượt qua mốc 100.000 tỷ đồng.

Mission

Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính hiệu quả nhằm đem lại giá trị cao nhất cho Khách hàng và Nhà đầu tư. Tham gia các hoạt động từ thiện, đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Công việc của Chuyên viên Thẩm định là gì?

Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)

Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên thẩm định

Tìm kiếm dữ liệu, thông tin khối tài sản thẩm định

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định mà chuyên viên định giá không được bỏ qua để tránh những rủi ro khi đánh giá tài sản sau này. Quá trình thẩm định sẽ dựa vào thông tin trên hợp đồng cũng như thông tin thực tế được tổng hợp chính xác.

Thực hiện các báo cáo, lập kế hoạch về định giá và đề xuất giải pháp

Công việc của chuyên viên định giá sẽ bao gồm việc lên kế hoạch cụ thể cho quá trình thẩm định giá về nội dung, phạm vi hoạt động, mục đích công tác, tiến độ thực hiện. Đồng thời tiến hành viết báo cáo để làm cơ sở cho quá trình thẩm định. Từ đó, đề xuất giải pháp và phân chia nguồn lực thực hiện công việc thẩm định.

Khảo sát thực tế

Trong những chuyến công tác thực tế, chuyên viên định giá phải trực tiếp tham gia vào việc khảo sát. Sau đó tiến hành so sánh những dữ liệu đã thu thập được với tài sản thực tế. Công việc này cần được thực hiện cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định bởi thẩm định viên là người trực tiếp ký kết các biên bản số liệu liên quan đến giá trị tài sản mang tính pháp lý.

Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định

Thẩm định viên là người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu thực tế và so sánh các loại tài sản. Quá trình thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng cần đảm bảo về kết quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thẩm định viên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Chuyên viên Thẩm định có mức lương bao nhiêu?

130 - 234 triệu /năm
Tổng lương
120 - 216 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 18 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 234 triệu

/năm
130 M
234 M
78 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên Thẩm định

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Thẩm định, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên Thẩm định

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
27%
2 - 4
65%
5 - 7
6%
8+
2%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Thẩm định?

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên viên thẩm định cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên thẩm định

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Chuyên viên thẩm định, bạn cần tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan. Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.

  • Kiến thức về thẩm định: Để có thể hoàn thành tốt công việc thẩm định, các chuyên viên định giá cần có kiến thức cũng như sự hiểu biết về các quy trình theo quy định. Với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên công việc đầu tiên của thẩm định viên đó là phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài sản thẩm định, giá cả trên thị trường, những đặc điểm về cơ sở pháp lý.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu: Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của Chuyên viên thẩm định cũng tăng sức thuyết phục.

  • Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả: Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.

  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch thẩm định: Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi chuyên viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm: Chuyên viên thẩm định phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên. Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định 

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Chuyên viên thẩm định

Mức lương: 10 - 18  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)

>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành thẩm định có triển vọng nghề nghiệp rất lớn bởi nhân lực đang rất thiếu. Cứ theo đà phát triển của xã hội thì nhu cầu của ngành nghề này lại càng gia tăng lên. Khi các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án cũng cần thẩm định giá. Đây chính là cơ hội cho bạn.

2. Chuyên viên thẩm định tín dụng

Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm 

Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không. 

>> Đánh giá: Chuyên viên thẩm định tín dụng dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.

5 bước giúp Chuyên viên thẩm định thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng

Công việc thẩm định giá liên quan trực tiếp đến những con số, vì vậy chỉ cần “sai một li là đi một dặm”. Sự sai sót dù là do bất cẩn hay cố ý đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định tài sản. Vì vậy, sự trung thực và cẩn trọng là hai yếu tố cần thiết nếu bạn quyết định theo đuổi công việc này.

Khả năng xử lý tình huống tốt

Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một chuyên viên thẩm định. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.

Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả

Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.

Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo

Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.

Tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng

Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là chuyên viên thẩm định, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

Tìm việc theo nghề nghiệp