113 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 7 ngày trước
SHARPENSOLS
Team Leader (.NET)
SHARPENSOLS
4.5
Tới 2500 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công ty TNHH Thời Trang Star
L&D Team Leader
Thời Trang Star
12 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 30 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Anheuser-Busch InBev SA/NV
Planned Maintenance Team Leader
Anheuser-Busch InBev SA/NV
5.0
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30 ngày trước
Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ Quốc tế Langmaster
Content Social Team Lead
Langmaster
5.0
13 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Wendelbo SEA JSC
Planning Team Leader
Wendelbo SEA JSC
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam)
Telesales Team Leader
Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam)
3.0
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương, Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
20 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
20 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
18 - 40 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -  VPBANK
Head of branch operational risk management
VPBANK
3.8
84 đánh giá 2,612 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 21/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 20/09/2024
Hình thức: FULL_TIME
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Mục đích công việc:

Thực hiện chức năng quản lý các hoạt động kiểm soát rủi ro vận hành của các Đơn vị hội sở, Đơn vị kinh doanh theo phạm vi được phân công, đảm bảo tuân thủ theo quy định của VPBank và của pháp luật.

Mô tả công việc:

1. Lập kế hoạch chiến lược

- Xây dựng cơ chế phân công, ghi nhận và đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên trong Phòng, đảm bảo huy động, duy trì nguồn lực đầy đủ và chất lượng.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của mảng kiểm soát rủi ro vận hành (thực hiện các chốt kiểm soát vận hành tại Đơn vị hội sở và đơn vị kinh doanh, quản lý và lưu trữ bản gốc Hồ sơ tín dụng) theo định hướng của Phòng

- Xây dựng, phát triển, triển khai hệ thống kiểm soát rủi ro vận hành đối với các Đơn vị Hội sở và Đơn vị kinh doanh.

2. Quản lý hoạt động

- Tổ chức thực hiện rà soát các quy trình hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ các chi nhánh, Đơn vị kinh doanh/Trung tâm vận hành - Khối Vận hành theo phạm vi công việc được giao.

- Chịu trách nhiệm báo cáo về rủi ro vận hành của các Trung tâm vận hành/Đơn vị kinh doanh thuộc phạm vi công việc; Giám sát việc khắc phục các vấn đề rủi ro tồn tại trên các báo cáo kiểm tra, kiểm soát, báo cáo RCSA theo đúng hạn yêu cầu.

- Tổ chức xây dựng, giám sát các chương trình tự đánh giá các chốt kiểm soát (RCSA) tại các Đơn vị thuộc phạm vi công việc.

- Phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro hoạt động – Khối QTRR và các bộ phận kiểm soát để đưa ra phương án xử lý cho các sự kiện rủi ro phát sinh liên quan đến kiểm soát rủi ro hoạt động của các Đơn vị thuộc phạm vi công việc.

- Phối hợp với Phòng KSTT, điều tra gian lận xử lý vi phạm về các lỗi, sự kiện rủi ro được phát hiện; tư vấn cho các Đơn vị trong việc giải quyết các vấn đề rủi ro phát sinh.

- Lập kế hoạch và chỉ đạo các đoàn kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất theo định hướng từng thời kỳ.

- Tổ chức xây dựng các quy trình kiểm soát vận hành, công cụ đo lường, kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro vận hành, các chương trình đào tạo, nhận biết về rủi ro vận hành.

- Thực hiện công tác đào tạo trực tiếp tại từng Vùng/từng đơn vị về kiểm soát rủi ro vận hành/an toàn kho quỹ đối với DVKH, Giám đốc Khu vực/Giám đốc CN/ Cán bộ bán ủy quyền theo phân công của TP

- Quản lý các chuyên viên và các Trưởng bộ phận với quy mô trung bình trở lên

- Chịu trách nhiệm về hoạt động và kết quả kiểm soát rủi ro vận hành của phòng

3. Chất lượng dịch vụ

- Đảm bảo toàn bộ các hoạt động tuân thủ theo cam kết SLAs

4. Tuân thủ

- Đảm bảo Phòng tuân thủ các chính sách và quy trình của VPBank

5. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả

- Phân tích, đề xuất các phương pháp để tạo được môi trường làm việc đoàn kết, hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ chức

- Đề xuất các nhu cầu đào tạo để phát triển nhân sự, xây dựng đội ngũ làm việc gắn kết


YÊU CẦU CÔNG VIỆC

1. Trình độ Học vấn

Đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính

2. Kiến thức/ Chuyên môn Có Liên Quan

  • Trình độ Tiếng Anh tốt
  • Thành thạo Tin học văn phòng

3. Các Kỹ Năng

  • Kỹ năng quản lý
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đánh giá và ra quyết định

4. Các Kinh nghiệm Liên quan

Từ 6-7 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực ngân hàng trong đó có trên 03 năm kinh nghiệm nghiệp vụ vận hành trong ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế; hỗ trợ vận hành nguồn vốn (Treasury operation); vận hành thẻ hoặc các nghiệp vụ kiểm soát như kiểm soát tín dụng; kiểm toán nội bộ; kiểm soát tài chính; kiểm soát kế toán giao dịch; quản trị rủi ro hoạt động; kiểm soát chất lượng giao dịch; đồng thời có ít nhất 03 năm kinh nghiệm quản lý từ trưởng bộ phận/ trưởng phòng trở lên.

QUYỀN LỢI:

  • Thu nhập hấp dẫn, lương thưởng cạnh tranh theo năng lực
  • Thưởng các Ngày lễ, Tết (theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ)
  • Được vay ưu đãi theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ
  • Chế độ ngày phép hấp dẫn theo cấp bậc công việc
  • Bảo hiểm bắt buộc theo luật lao động + Bảo hiểm VPBank care cho CBNV tùy theo cấp bậc và thời gian công tác
  • Được tham gia các khóa đào tạo tùy thuộc vào Khung đào tạo cho từng vị trí
  • Thời gian làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 & 2 buổi sáng thứ 7/ tháng
  • Môi trường làm việc năng động, thân thiện, có nhiều cơ hội học đào tạo, học hỏi và phát triển; được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị (cuộc thi về thể thao, tài năng, hoạt động teambuiding...)
Khu vực
Báo cáo
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
89 Láng Hạ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
  • Được hưởng Bảo hiểm VPBank care 

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Du lịch hàng năm
  • Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…

Lịch sử thành lập

  • Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập. 
  • Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
  • Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
  • Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
  • Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
  • Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
  • Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
  • Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam

Mission

Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.

Công việc của Trưởng Phòng Quản Lý là gì?

Trưởng phòng quản lý (Head of management department) là người đứng đầu một phòng ban, một bộ phận nào đó trong công ty. Đây là vị trí chủ chốt trong mỗi doanh nghiệp, họ chính là người thực hiện việc điều hành, tổ chức, kiểm tra… bộ phận mà mình quản lý. Người trưởng phòng cũng có trách nhiệm báo cáo, giải trình các vấn đề có liên quan đến phòng ban của mình trước các cấp lãnh đạo. Nói cách khác, trưởng phòng sẽ hỗ trợ ban giám đốc về việc quản lý và giám sát để đảm bảo sự vận hành bộ máy hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất. 

Mô tả công việc của Trưởng phòng quản lý

Trưởng phòng quản lý đứng bộ phận đó, họ chịu trách nhiệm chung cho công tác quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp phù hợp với mục đích và đáp ứng được các yêu cầu bên trong và bên ngoài. Cụ thể các công việc của một trưởng phòng quản lý bao gồm:

Đảm bảo tuân thủ sản phẩm

Trưởng phòng quản lý có chức năng đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Công việc của họ là kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật, sử dụng danh sách kiểm tra để xác nhận các sản phẩm được đóng gói an toàn, có hạn sử dụng và hướng dẫn.

Đào tạo

Một trong những chức năng quan trọng của người quản lý chất lượng là thực hiện các chương trình đào tạo, đảm bảo nhân viên được cập nhật với các hệ thống và yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, giám sát công việc của nhân viên đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu và trách nhiệm được giao. Ví dụ như trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, Trưởng phòng quản lý chất lượng cần đảm bảo nhân hiểu được tầm quan trọng của việc pha trộn các tỷ lệ một cách chính xác, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sản phẩm, vệ sinh an toàn như đeo găng tay, lưới tóc,...

Phát triển và cải tiến sản phẩm

Khả năng giải quyết vấn đề, tập trung vào khách hàng sẽ dẫn đến sự cải tiến của hàng hóa, dịch vụ, đây cũng là điểm đáng lưu ý của Trưởng phòng quản lý chất lượng. Họ giám sát các dự án nghiên cứu để cải tiến quy trình, chất lượng, kỹ thuật bảo quản và giải pháp đóng gói.

Liên tục cập nhật thông tin, khả năng cải thiện và phát triển sản phẩm hiệu quả, đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Triển khai và giám sát hệ thống quản lý chất lượng

Người quản lý cần đảm bảo chất lượng thực hiện, giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các quy trình, tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty đề ra. Trưởng phòng quản lý chất lượng phải nghiên cứu và thực hiện các quy định mới của địa phương, nhà nước, ban ngành liên quan. Ghi nhận các tiêu chuẩn chất lượng của công ty dựa trên tiêu chuẩn được công nhận như ISO 9000.

Phân tích dữ liệu

Trưởng phòng quản lý xem xét dữ liệu từ hệ thống dây chuyền sản xuất, xác định các vấn đề về chất lượng, phân tích dữ liệu và đề xuất các thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng nhằm loại bỏ các vấn đề. Bên cạnh đó, họ cũng phân tích hồ sơ lợi nhuận của sản phẩm để xác định xu hướng trong thời gian tới.

Trưởng Phòng Quản Lý có mức lương bao nhiêu?

195 - 390 triệu /năm
Tổng lương
180 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15 - 25 triệu
/năm

Lương bổ sung

195 - 390 triệu

/năm
195 M
390 M
156 M 754 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Quản Lý

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Quản Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân Viên Giám Sát
130 - 156 triệu/năm
Quản lý
216 - 195 triệu/năm
Trưởng Phòng Quản Lý
195 - 390 triệu/năm
Trưởng Phòng Quản Lý

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Quản Lý?

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng Quản lý

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Vị trí trưởng phòng quản lý không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn có bằng tốt nghiệp cử nhân về các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Quản lý nhân sự, Quản trị nguồn nhân lực,... hoặc các ngành liên quan khác.
  • Kiến thức chuyên môn: Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh, bao gồm kiến thức về Quản lý chất lượng, kỹ thuật hoặc Kinh doanh, kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh, kiến thức về sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan...

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ trưởng phòng quản lý nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, trưởng phòng quản lý cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ.
  • Kỹ năng ra quyết định: Trưởng phòng Quản lý phải thường xuyên đưa ra các quyết định, từ những quyết định nhỏ như phân công công việc cho nhân viên đến những quyết định lớn như đầu tư, phát triển sản phẩm mới,... Mỗi quyết định của Trưởng phòng Quản lý đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản lý nào, nhằm tránh những tổn thất không đáng có.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không chỉ cho phép nhà quản lý tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại, mà còn giúp họ dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. Bằng cách nắm bắt và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và ổn định, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của nhân viên.
  • Tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược giúp Trưởng phòng Quản lý có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu và hướng đi của tổ chức hoặc phòng ban mà họ quản lý. Nó liên quan đến việc xác định và định hình chiến lược dài hạn, lập kế hoạch, đưa ra quyết định và quản lý tài nguyên để đạt được mục tiêu đó. 
  • Kỹ năng lãnh đạo và truyền động lực: Trưởng phòng Quản lý cần lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên để họ làm việc hết mình và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cần tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Theo đó, cần tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy nhân viên phát huy hết khả năng của mình.

Các yêu cầu khác

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý từ 7 năm trở lên
  • Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực quản lý
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Trưởng phòng Quản lý

1. Nhân viên giám sát

Mức lương: 7 - 9 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Nhân viên giám sát là người có trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên trong một tổ chức. Công việc của Nhân viên giám sát bao gồm theo dõi hiệu suất làm việc, đảm bảo tuân thủ quy trình và chính sách của công ty, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho nhân viên, giải quyết các vấn đề và xử lý các tình huống khó khăn.

>> Đánh giá: Hiện nay, việc giám sát chất lượng đã được áp dụng trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực từ công nghiệp đến thương mại, dịch vụ. Vậy nên, cơ hội việc làm cho những người theo đuổi vị trí giám sát chất lượng là vô cùng lớn. Mức thu nhập của nhân viên giám sát hiện tại tương đối hấp dẫn. Mức lương sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc của nhân viên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

2. Quản lý

Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm 

Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

>> Đánh giá: Nhà quản lý doanh nghiệp đóng vai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.

3. Trưởng phòng Quản lý

Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm 

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng quản lý. Vai trò của trưởng phòng quản lý là quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc quản lý nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Trưởng phòng quản lý là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao.

5 bước giúp Trưởng phòng Quản lý thăng tiến nhanh trong trong công việc

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh và điểm yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, định hướng phát triển công việc dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn sẽ cần một quá trình tích lũy dài hạn, có lộ trình cụ thể. Do đó, ngay từ khi bắt đầu định hướng phát triển công việc của mình, bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình. 

Học tập không ngừng

Về khái niệm, kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Kiến thức mỗi lĩnh vực, ngành nghề liên tục có sự cập nhật, phát triển mới. Do đó, chỉ thông qua học tập không ngừng mới giúp bạn có thể dần nắm bắt được kỹ năng chuyên môn thuộc ngành nghề mình đang hoạt động.

Đón nhận phản hồi

Bạn không nên đồng nhất các phản hồi với sự khen, chê. Phản hồi tập trung vào công việc còn khen, chê là những đánh giá có phần cảm tính cá nhân và hướng đến cá nhân. Chỉ khi bạn tiếp nhận phản hồi với sự chủ động, tập trung vào công việc thì bạn mới có thể cải tiến công việc của mình tốt hơn mỗi ngày.

Bước ra khỏi vùng an toàn

Vùng an toàn là khoảng “không gian” làm việc mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể làm việc trong vùng an toàn 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, vòng lặp công việc trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần trở nên chây ỳ, thiếu sự “tươi mới” và động lực công việc.

Khả năng thích ứng nhanh chóng

Khả năng thích ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi và biến động rất quan trọng đối với một nhà quản lý. Bởi môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi đột ngột, tính linh hoạt giúp họ thích nghi nhanh chóng nhằm đảm bảo công việc vẫn được hoàn thành một cách hiệu quả. Họ cũng có khả năng thay đổi kế hoạch và chiến lược khi cần thiết để đạt được mục tiêu.

Tìm việc theo nghề nghiệp