1. Triển khai bản vẽ thi công từ thiết kế được duyệt
2. Bóc tách khối lượng từ thiết kế và bản vẽ thi công phục vụ công tác thanh quyết toán
3. Đề xuất vật tư (phối hợp cùng các hệ để ra đề xuất theo tiến độ)
4. Sơ họa hoàn công, bản vẽ hoàn công, bảo vệ khối lượng thanh quyết toán với CĐT
5. Kiểm tra xác nhận hồ sơ nghiệm thu thanh toán, quyết toán cho thầu phụ, đội khoán
6. Quản lý lưu trữ hồ sơ của bộ phận mình (bản vẽ phát hành, shop, sơ họa hoàn công, hoàn công, khối lượng trong và ngoài HĐ với CĐT và thầu phụ, đội khoán)
7. Thực hiện các công việc khác do BĐHDA yêu cầu.Yêu Cầu Công Việc
1. Có kiến thức chuyên môn, am hiểu các tiêu chuẩn thiết kế, hệ thống điện và cấp thoát nước
2. Nam
3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, cấp thoát nước
4. Chăm chỉ, chịu khó, tính tự lập và chủ động cao.
5. Thành thạo kỹ năng Auto Cad, máy tính văn phòng ( Office, PDF ....)
6. Chủ động phương tiện đi lại
7. Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết phục
8. Chấp nhận công tác theo sắp xếp của công ty
9. Có tinh thần trách nhiệm, chịu được áp lực cao trong công việc
QUYỀN LỢI:
1. Mức lương: 12tr - 18tr.
2. Thời gian làm việc: tại dự án
3. Phúc lợi: chế độ lương hấp dẫn, chế độ phúc lợi khác theo Luật lao động và chính sách của công ty.
4. Thử việc: 02 tháng (Thời gian thử việc hưởng 85% mức lương chính thức)
5. Lương thêm giờ: không áp dụng
6. Được tham gia đầy đủ BHXH theo quy định nhà nước và gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên.Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Chế độ thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Đào tạo
Tăng lương
Công ty TNHH IPC được thành lập vào năm 2000 và ngày nay được biết đến không chỉ của Doanh nghiệp về Thép, Nhà phân phối Thép, Nhà cung cấp cho nhiều dự án Thép, Trung tâm Dịch vụ Thép và máy công nghiệp Thép tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu Thép, tên tuổi IPC càng trở nên đáng chú ý hơn khi là một trong những công ty kinh doanh thép hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Danh tiếng của công ty dựa trên cam kết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. IPC được xếp hạng cao trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2007-2020.
Chính sách bảo hiểm
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm tai nạn
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch, nghỉ mát hàng năm
- Team building
- Party: Tết thiếu nhi, Tết trung thu, kỷ niệm thành lập công ty…
Lịch sử thành lập
- Năm 2000, Thành lập Công ty TNHH IPC, địa chỉ: tầng 3 KS Horison, Cát Linh, Hà Nội
- Năm 2004, Thành lập nhà máy kết cấu thép: Xí nghiệp kết cấu thép IPC
- Năm 2007, Mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động bằng việc thành lập thêm chi nhánh tại Singapore.
- Năm 2007, Lần đầu tiên Đạt danh hiệu “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 409 và giữ danh hiệu này cho tới nay.
- Năm 2008, Thành lập Công ty CP TM hàng hóa quốc tế IPC, chuyên trách mảng xuất khẩu hàng hóa đi các nước.
- Năm 2010, Thành lập Công ty TNHH Thép IPC Sài Gòn, chuyên trách thị trường phía Nam.
- Năm 2013, Chuyển trụ sở chính về địa chỉ: P1503-1505, tầng 15, tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho tới nay.
- Năm 2013, Chuyển đổi mô hình hoạt động IPC Company Ltd trở thành công ty phụ trách sản xuất, đầu tư. Công ty CP TM hàng hóa quốc tế IPC, chuyên trách hoạt động thương mại. Công ty TNHH Thép IPC Sài gòn chuyên trách thị trường phía Nam., Xí nghiệp kết cấu thép IPC phụ trách sản xuất kết cấu thép.
- Năm 2015, đạt sản lượng trung bình 30.000 tấn /tháng trở thành công ty hàng đầu trong thương mại và phân phối sắt thép cho các dự án, công trình và các khách hàng lớn trên toàn quốc.
Mission
- Cung cấp sản phẩm đa dạng, tích hợp chuyên nghiệp, thông minh để có thể cung ứng đồng bộ, kịp thời cho các công trình trọng điểm, các khách hàng đa dạng.
- Cạnh tranh bằng các sản phẩm và dịch vụ tiên phong và hoàn hảo trong lĩnh vực cung cấp thép, dựa trên đội ngũ nhân viên và lãnh đạo chuyên nghiệp, tận tâm, thông minh, trên nền tảng của một công ty tin cậy, mạnh mẽ và linh hoạt, làm thỏa mãn khách hàng, mang lại cuộc sống và môi trường làm việc tốt đẹp cho nhân viên, mang lại lợi nhuận cho công ty và cổ đông.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư cơ điện là gì?
Kỹ sư Cơ điện là một lĩnh vực chuyên sâu trong ngành kỹ thuật, liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, và duy trì hệ thống cơ điện trong các công trình và thiết bị. Kỹ sư Cơ điện chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hệ thống điện, cơ khí, và tự động hóa hoạt động hiệu quả và an toàn. Họ có nhiệm vụ phát triển các giải pháp kỹ thuật sáng tạo để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng trong các ứng dụng công nghiệp, dân dụ, và thương mại. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng, Nhân viên cơ điện, Nhân viên kỹ thuật điện tử,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kỹ sư Cơ điện
Tư vấn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện
Kỹ sư cơ điện sẽ đi khảo sát thực tế tại nơi xây dựng, công trình để nắm bắt tình hình, không gian, bối cảnh. Từ đó sẽ đưa ra phương án thi công cơ điện phù hợp. Họ cũng là người xem xét bản vẽ từ bộ phận thiết kế, kỹ sư xây dựng và đưa ra tư vấn tối ưu cho việc thực thi thiết kế.
Thống kê số lượng và khối lượng vật tư, lập kế hoạch dự án thi công
Kỹ sư cơ điện cũng có nhiệm vụ tính toán và thống kê số lượng, khối lượng vật tư cần thiết để thi công. Lên hồ sơ dự toán nguyên vật liệu cho công trình. Họ là người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ đội thi công kiểm tra chất lượng, thông số các vật tư theo danh sách cũng như tổ chức đội ngũ thi công và giám sát quá trình thi công các hạng mục theo đúng tiến độ.
Thiết kế hệ thống cơ điện
Sau khi phương án thi công đã được phê duyệt, kỹ sư cơ điện tiến hành triển khai thiết kế, đảm bảo thời gian thực hiện đúng quy trình, đúng thời hạn. Dựa trên tình hình thực tế mà Kỹ sư cơ điện có thể linh động chỉnh sửa hoặc bổ sung cho các hạng mục cơ điện cũng như thường xuyên kiểm tra, rà soát bản vẽ theo đúng yêu cầu của chủ dự án để hoàn thiện bản vẽ.
Hướng dẫn thi công, vận hành hệ thống cơ điện
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
Bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống cơ điện
Tiến hành việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống cơ điện theo sự phân công của cấp trên cũng là một trong những nhiệm vụ phổ biến nhất của Kỹ sư cơ điện. Họ là người phụ trách giải quyết và khắc phục các lỗi về điện, đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong khu vực sử dụng.
Kỹ sư cơ điện có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
139 - 203 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư cơ điện
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư cơ điện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư cơ điện?
Yêu cầu tuyển dụng với vị trí Kỹ sư Cơ điện
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Kỹ sư Cơ điện cần có ít nhất bằng Trung cấp chuyên ngành điện hoặc Đại học chuyên ngành Điện. Bằng cấp này cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống điện và các nguyên lý về điện tử. Các chứng chỉ và bằng cấp nghề nghiệp, như Chứng chỉ An toàn Điện, là một phần quan trọng của hồ sơ của nhân viên bảo trì điện. Điều này không chỉ chứng minh kiến thức và kỹ năng của họ mà còn đảm bảo rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và quy định ngành.
- Kiến thức chuyên môn: Kỹ sư Cơ điện phải là người có hiểu biết vững về nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của hệ thống điện cũng như có kiến thức sâu rộng về các thành phần điện như máy biến áp, motor, công tắc, relay, và hệ thống điều khiển. Họ phải nắm vững kiến thức về điện áp, dòng điện, và đặc tính điện của các vật liệu và hiểu rõ về cơ học và động lực học, đặc biệt là trong ngữ cảnh của thiết bị cơ điện để phục vụ cho công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng điện tử và điện lạnh: Kỹ sư Cơ điện cần có kiến thức sâu rộng về nguyên lý điện, hệ thống điện và điều khiển điện tử. Khả năng đọc sơ đồ điện và thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện như động cơ, cảm biến, và hệ thống điều khiển là quan trọng.
- Kỹ năng cơ khí: Kỹ năng về cơ khí là yếu tố không thể thiếu, giúp Kỹ sư Cơ điện thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ khí như máy móc, bơm, van, và hệ thống cơ khí khác.
- Hiểu biết về điều khiển tự động và PLC: Khả năng làm việc với các hệ thống điều khiển tự động và PLC (Programmable Logic Controller) là quan trọng. Kỹ sư Cơ điện cần có khả năng cài đặt, chẩn đoán, và sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống điều khiển tự động.
- Kỹ năng sử dụng công cụ và thiết bị đo lường: Sử dụng chính xác các công cụ cơ khí và thiết bị đo lường là quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì. Điều này bao gồm việc sử dụng ống đo, máy hàn, máy cắt kim loại và các thiết bị đo điện tử.
- Kỹ năng giao yiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, quản lý, và nhóm là chìa khóa để hiểu rõ vấn đề kỹ thuật và thảo luận các giải pháp. Việc lập báo cáo và tài liệu bảo trì cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp vững.
- An toàn và tuân thủ quy tắc an toàn: Kỹ sư Cơ điện cần tuân thủ mọi quy tắc an toàn nghề nghiệp và có khả năng đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện bảo trì và sửa chữa.
Các yêu cầu khác
- Nhiệt tình, năng nổ, chăm chỉ trong công việc
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một lợi thế như tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung,...
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư Cơ điện
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Nhân viên cơ điện | 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Nhân viên bảo trì cơ điện | 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Kỹ sư cơ điện | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư Cơ điện và các ngành liên quan:
- Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên kỹ thuật điện tử: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên cơ điện
Mức lương: 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Nhân Viên Cơ Điện là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định.
>> Đánh giá: So với các ngành nghề khác thì ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn hẳn. Lý do là vì ngành nghề này chú trọng vào tính ứng dụng cao. Vì vậy cơ hội việc làm cho Nhân viên cơ điện luôn rất dồi dào và không ngừng phát triển. Những bạn đang theo học ngành này cũng có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn chỉ cần nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì những vị trí việc làm tốt chắc chắn nằm trong tầm tay.
2. Nhân viên bảo trì cơ điện
Mức lương: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Khi đã tích lũy được những kiến thức kha khá về lĩnh vực điện, điện tử, bạn sẽ được thăng cấp lên vị trí Nhân viên bảo trì cơ điện. Nhân viên bảo trì cơ điện sẽ có các nhiệm vụ bảo trì cơ bản như kiểm tra, bảo dưỡng, và sửa chữa theo hướng dẫn. Trong giai đoạn này, họ tiếp xúc với quy trình làm việc, học hỏi từ đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
>> Đánh giá: Nhân viên bảo trì cơ điện là sự phù hợp cho những ai đã có ít nhiều kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực điện, điện tử và muốn phát triển sự nghiệp lên một cấp độ cao hơn. Vị trí này đòi hỏi sự am hiểu về các quy trình điện, bảo trì, đi đường dây cũng như khả năng xử lý vấn đề và giao tiếp tốt với khách hàng cũng như các bộ phận khác trong công ty. Việc làm Nhân viên bảo trì cơ điện có mức lương hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Kỹ sư cơ điện
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Kỹ sư cơ điện là một công việc quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Người làm nghề này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống điện và điện tử cho các công trình, dự án công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng và nhiều ứng dụng khác.
>> Đánh giá: Việc làm Kỹ sư cơ điện thường bị coi là một công việc có lương cao, nhiều cơ hội phát triển nhưng khá nguy hiểm vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn của bản thân và những người xung quanh. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Kỹ sư thiết kế điện vẫn luôn là một công việc hấp dẫn, "kén người" và chỉ chấp nhận những người tài năng, xuất sắc.
5 bước giúp Kỹ sư Cơ điện thăng tiến nhanh trong công việc
Chủ động nâng cao kỹ năng và chuyên môn
Để mở ra nhiều cơ hội trên con đường thăng tiến, quan trọng nhất là phải duy trì và phát triển kỹ năng cơ bản và chuyên môn. Việc theo dõi các xu hướng mới, công nghệ mới trong lĩnh vực bảo trì cơ điện sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia có giá trị. Tham gia các khóa đào tạo, chứng chỉ và hội thảo liên quan đến công nghệ mới và phương pháp tiên tiến có thể tăng cường nhanh chóng cả kỹ năng và giá trị cá nhân. Ngoài ra việc bổ sung thêm bằng cấp chính quy sẽ giúp bạn thăng tiến lên các vị trí cao cấp hơn như quản lý, giám đốc,...
Chủ động tìm kiếm dự án nâng cao năng suất
Để thu nhập tăng cao, hãy chủ động tìm kiếm dự án có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Điều này có thể bao gồm việc đề xuất và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống cơ điện, hoặc tham gia vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc tạo ra giá trị bổ sung cho doanh nghiệp qua các dự án sẽ giúp bạn được đánh giá cao và dễ dàng được cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, và các chuyên gia trong ngành là quan trọng để có cơ hội tham gia vào các dự án lớn và được giới thiệu cho các dự án mới. Các mối quan hệ tốt đẹp có thể mở ra cơ hội hợp tác và kinh doanh mới, đồng thời giúp bạn nắm bắt thông tin về thị trường và cơ hội tăng thu nhập. Ngoài ra giữ quan hệ tốt với các khách hàng hiện tại cũng sẽ mở rộng cơ hội phát triển dự án cá nhân của riêng bạn.
Tăng cường năng lực quản lý và lãnh đạo
Nếu bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý hoặc lãnh đạo, thu nhập của bạn có thể tăng đáng kể. Đào tạo và phát triển bản thân về kỹ năng quản lý dự án, nhóm và tài chính có thể mở ra cửa cho cơ hội thăng tiến lên các cấp quản lý và mức lương cao hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.